Tai nạn giao thông đường sắt: Các giải pháp “nóng” cần thực hiện ngay

Tai nạn giao thông đường sắt: Các giải pháp “nóng” cần thực hiện ngay

Theo báo cáo của Vụ An toàn giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), chỉ riêng 7 ngày Tết Nguyên đán vừa qua (từ 26/1/2017-1/2/2017), tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 11 vụ, làm chết 6 người, làm bị thương 16 người. So với cùng kỳ năm 2016, tăng 5 vụ, tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. 

Hiện trường vụ tai nạn giữa tàu hỏa và ô tô xảy ra chiều 4/2 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định làm 1 người chết và 5 người bị thương nặng.. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN

 Hiện trường vụ tai nạn giữa tàu hỏa và ô tô xảy ra chiều 4/2  tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định  làm 1 người chết và 5 người bị thương nặng.. Ảnh: Văn Đạt - TTXVN


Về hiện trạng tại các vị trí giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, báo cáo của Vụ An toàn giao thông cho hay, hiên tại trên toàn mạng lưới đường sắt có 5.793 điểm giao cắt giữa đường sắt và đường bộ; tỷ lệ lối đi dân sinh chiếm 74%. Bình quân 1km đường sắt có 1,85 lối giao cắt. Đây chính là các điểm tiềm ẩn có nguy cơ rất cao về tai nạn giao thông đường sắt bởi theo thông kê những năm gần đây tai nạn giao thông tại các điểm giao cắt đồng mức chiếm khoảng 85% trong tổng số các vụ tại nạn giao thông đường sắt. 

Đánh giá về nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông đường sắt tại các giao cắt giữa đường bộ với đường sắt, ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông nhận định, nguyên nhân cơ bản dẫn đến hầu hết các vụ tai nạn giao thông đường sắt là do lỗi vi phạm của người tham gia giao thông và người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua đường ngang như: không chú ý quan sát biển báo, tín hiệu đường ngang, tín hiệu của nhân viên gác chắn. Không làm chủ được tốc độ đâm vào tàu đang chạy qua đường ngang hoặc cố tình vượt qua đường ngang khi đã có tín hiệu báo tàu đến. 

“Ngoài ra, hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt còn nhiều bất cập như giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn quá nhiều, đặc biệt là đường ngang dân sinh bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp về bảo đảm an toàn giao thông đường sắt và đường bộ của chính quyền địa phương một số nơi còn biểu hiện lơi lỏng, chưa kiên trì thực hiện hoặc thực hiện chưa quyết liệt…”, ông Nguyễn Văn Thạch phân tích. 


Bàn về các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đương sắt, ông Khương Thế Duy, Phó Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo cho làm ngay các gờ giảm tốc cưỡng bức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, cần chắn. Bởi giải pháp này có thể thực hiện ngay không mất quá nhiều tiền. Kinh phí để thực hiện giải pháp này có thể lấy từ nguồn dự án bảo đảm an toàn giao thông hằng năm. 

Ngoài ra, về giải pháp kỹ thuật, ông Khương Thế Duy đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cần nghiên cứu điều chỉnh lại âm lượng còi tàu, nghiên cứu xem có thể thay đổi tiếng còi tàu để không lẫn với các phương tiện giao thông khác. Cùng với đó VNR cần tổ chức ngay việc tập huấn cho đội ngũ lái tàu về các nội dung bảo đảm tốc độ chạy tàu, vấn đề kéo còi khi qua các điểm giao cắt với đường bộ… 

Còn theo ông Trần Quốc Trung, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công An), để hạn chế tai nạn giao thông đường sắt cần kiểm tra, xem xét lại việc tổ chức giao thông đường sắt tại các đường ngang dân sinh. Đặc biệt là các điểm giao cắt bị khuất tầm nhìn. Ngoài ra, cũng cần phải rà soát lại các biển báo và hoạt động của các đèn tín hiệu trên hệ thống đường sắt. Đề nghị tăng tiếng còi tàu, đèn tín hiệu tại đường ngang, có thể làm đèn nhấp nháy… 

Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Trần Quốc Trung cũng đồng tình với nhiều đại biểu là cần thực hiện ngay giải pháp làm gờ giảm tốc cưỡng bức tại các điểm giao cắt dân sinh giữa đường bộ và đường sắt ngay. 

Về phía Tổng cục Đường bộ Việt Nam, bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng cho hay, để nâng cao chất lượng sát hạch lái xe hơn nữa, Tổng cục đang cho rà soát nội dung thi sát hạch và sẽ đưa nội dung an toàn giao thông liên quan đến giao thông đường sắt vào nội dung thi. 

Về phía VNR, ông Vũ Tá Tùng, Tổng Giám đốc đánh giá, nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn đường sắt thời gian qua không mới. Hiện nay nguyên nhân chính vẫn là do văn hoá giao thông của người tham gia và điểu khiển phương tiện giao thông vì tai nạn chủ yếu xảy ra ở đường ngang dân sinh. Do đó, việc hạn chế các đường ngang dân sinh là rất quan trọng. Đề nghị lực lượng thanh tra giao thông và công an cùng tham gia giúp VNR trong việc đóng, thu hẹp các đường ngang. 

Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc cho biết, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì xây dựng đề án chung để xử lý các nội dung về đường sắt theo tinh thần đưa ra các giải pháp trọng tâm để xử lý tai nạn giao thông. 


Về giải pháp làm gờ giảm tốc cưỡng bức tại các điểm giao cắt dân sinh giữa đường sắt và đường bộ, ông Khuất Việt Hùng đề nghị nên quy định ngay vấn đề này thuộc trách nhiệm của ngành đường bộ để từ đó có thể lấy nguồn kinh phí từ Quỹ bảo trì đường bộ để thực hiện ngay giải pháp này trong thời gian tới. 

Tại hội nghị, một số ý kiến cho rằng, cần phải có quy định trách nhiệm với các địa phương nơi có đường sắt đi qua. Ví dụ như nếu địa phương nào để phát sinh đường ngang dân sinh bất hợp pháp thì lãnh đạo địa phương đó phải chịu trách nhiệm… 
Kết luận tại cuộc họp, Thứ tưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đánh giá, tình hình tai nạn giao thông đường sắt có diễn biến phức tạp, nhất là dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Nguyên nhân dẫn đến các vụ tại nạn thì có nhiều nguyên nhân không mới và đã được đánh giá, nhận định từ nhiều năm trước. Trong đó, nguyên nhân do người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Cùng với đó là do đường ngang dân sinh chưa được kiểm soát. 

“Vì vậy, giải pháp cấp bách là phải tổ chức rà soát các đường ngang dân sinh và có giải pháp cụ thể, đặc biệt là các cung đoạn mật độ chạy tàu nhiều. Cục Đường sắt Việt Nam và VNR cần phối hợp với địa phương thực hiện ngay công tác tuyên truyền. Cùng với đó là thực hiện ngay việc lắp đèn chớp tại đường ngang và trên các đầu tòa xe”, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông chỉ đạo. 

Về giải pháp lâu dài, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho rằng vẫn là phải xử lý các đường ngang dân sinh. Vì vậy, Thứ trưởng Đông giao Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cùng Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện việc rà soát tổng thể đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị Chính phủ bố trí ngân sách để thực hiện, trong đó ưu tiên thực hiện tại các điểm đen, các cung đoạn có mật độ chạy tàu cao. 
Về kiến nghị của nhiều đại biểu làm gờ giảm tốc cưỡng bức tại các điểm giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đồng tình với giải pháp này và yêu cầu các đơn vị của Bộ nghiên cứu rà soát tổng thể sớm đề xuất để bố trí thực hiện./. 

Có thể bạn quan tâm

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Những ngày này, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ tại nhiều ngả đường, tạo không khí vui tươi chào mừng đại hội đảng bộ xã, phường. Khuôn viên trụ sở các địa phương đã chỉnh trang khang trang, sạch đẹp để chuẩn bị sự kiện lớn. Nhiều xã, phường đã chuẩn bị công phu văn kiện trình đại hội với nhiều đổi mới, phù hợp với tình thực tế tại địa phương.

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Vào khoảng 12h30 ngày 19/7, theo ghi nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông lốc mạnh trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Cốc Pàng, Hòa An, Trùng Khánh, Ca Thành, Tĩnh Túc, Minh Tâm, Quang Trung, cùng các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao và lan sang nhiều khu vực khác trong tỉnh. Mặc dù trận mưa lớn chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại.

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.