Ngày 10/7, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, địa phương vừa ghi nhận một bệnh nhi tử vong do sốt xuất huyết Dengue tại thị xã Buôn Hồ. Đây là trường hợp tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm tới nay.
Ngày 16/6, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (Sở Y tế tỉnh Bình Phước) Phạm Hoàng Xuân cho biết, tính đến ngày 16/6, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 700 trường hợp mắc sốt xuất huyết. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm đã ghi nhận 1 trường hợp tại huyện Bù Đăng tử vong (cùng kỳ năm 2022, cả tỉnh không có ca tử vong).
Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố đề nghị tổ chức hoạt động hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" và phòng, chống dịch bệnh mùa hè.
Trước tình hình số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao, Sở Y tế tỉnh Tiền Giang chỉ đạo các Trung tâm Y tế huyện, thành phố và thị xã trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt giải pháp phòng, chống.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa cho biết, đến đầu tháng 4, toàn tỉnh ghi nhận trên 900 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 ca tử vong. Thị xã Ninh Hòa và thành phố Nha Trang là hai địa phương có số ca mắc cao. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa đã cử cán bộ, nhân viên phối hợp với Trung tâm y tế các địa phương điều tra, giám sát chỉ số lăng quăng, đánh giá hiệu quả công tác xử lý dịch bệnh.
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trong thời gian tới. Cùng với COVID-19, các tác nhân gây bệnh, các chủng virus cúm xuất hiện, biến đổi liên tục làm giảm khả năng bảo vệ của vaccine nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.
Mặc dù năm 2023 được xác định không phải là chu kỳ của dịch sốt xuất huyết tại tỉnh Phú Yên, nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm, địa phương đã ghi nhận 2 trẻ tử vong do sốt xuất huyết, số ca mắc cũng tăng hơn 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất phát từ thực tiễn nơi ở thường xuyên có muỗi vào mùa mưa, bệnh sốt xuất huyết ảnh hưởng sức khỏe bản thân và người dân, hai em Nguyễn Hoàng Nhật Linh, Kiều Khánh An, lớp 9/4 Trường Trung học Cơ sở Lương Định Của, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) đã làm ra sản phẩm nụ hương tinh dầu bạch đàn để đuổi muỗi. Đây là giải pháp nghiên cứu khoa học đoạt giải Nhất Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh Trung học cấp thành phố và giải Nhì cấp tỉnh năm học 2022-2023.
Theo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 10.019 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 1 trường hợp tử vong. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng 9,2 lần so với cùng kỳ năm 2021. Các địa phương ghi nhận nhiều ca bệnh nhất là huyện Đak Pơ (1.181 ca), thành phố Pleiku (1.131 ca), huyện Krông Pa (920 ca), huyện Chư Prông (850 ca)… Dịch bệnh xảy ra ở 214/220 xã, phường, thị trấn của 17/17 huyện, thị xã, thành phố.
Bộ Y tế cho biết, hiện nay đang là những tháng cao điểm mùa dịch sốt xuất huyết. Số liệu thống kê tình hình sốt xuất huyết của các địa phương từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã ghi nhận 314.271 trường hợp mắc, 115 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 (64.172/24), số mắc tăng 4,9 lần, số tử vong tăng 91 trường hợp.
Theo Sở Y tế Đắk Nông, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1.800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bệnh nhân được ghi nhận tại cả 71/71 xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh và đang tiếp tục gia tăng.
Thông tin từ Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số lượng bệnh nhân sốt xuất huyết ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đang gia tăng, đỉnh điểm có thể là tháng 11-12 tới. Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ dịch chồng dịch khi thời tiết miền Bắc chuyển mùa, các bệnh dịch khác (COVID-19, adenovirus, cúm, thủy đậu,...) cũng có nguy cơ bùng phát.
Số liệu thống kê từ các địa phương cho thấy, tuần 38/2022 (12-18/9), cả nước ghi nhận 11.472 trường hợp mắc sốt xuất huyết, có 3 ca tử vong, giảm 2,3% so với tuần trước đó. Như vậy, từ đầu năm đến nay, nước ta ghi nhận 224.771 trường hợp mắc, 92 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2021, số mắc và tử vong đều tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 211.388 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 87 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc và tử vong đều tăng.
Trước diễn biến ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh, ngày 9/9, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đề nghị các cơ sở nhập khẩu thuốc khẩn trương liên hệ, tìm các nguồn cung ứng đối với các thuốc chứa dextran 40 hoặc dextran 70 điều trị sốc sốt xuất huyết.
Trong bối cảnh dịch bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, cùng với các biện pháp phòng bệnh luôn được Bộ và các Sở Y tế khuyến cáo, vấn đề điều trị cho người mắc sốt xuất huyết cũng được quan tâm. Bên cạnh việc điều trị theo phương pháp tây y, từ lâu Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp cả đông - tây y trong điều trị sốt xuất huyết; phương pháp này đã mang lại một số kết quả khả quan.
Thời gian gần đây, bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu, từ đầu năm đến ngày 5/9, toàn tỉnh có gần 1.000 ca mắc sốt xuất huyết; trong đó, lần đầu tiên số ca mắc ở người lớn vượt qua trẻ em. Ngành Y tế Bạc Liêu đang nỗ lực điều trị các ca bệnh nặng cũng như kiểm soát tình hình, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Ngày 5/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Phạm Thiện Nghĩa và Phó Chủ tịch UBND Đoàn Tấn Bửu chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Y tế, một số cơ quan, đơn vị liên quan và lãnh đạo các huyện, thành phố về công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết Dengue đang có dấu hiệu bùng phát trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành chức năng địa phương đang nỗ lực triển khai các biện pháp ứng phó.
Tại tỉnh Quảng Bình, số ca mắc sốt xuất huyết đang có chiều hướng gia tăng, tập trung chủ yếu tại các huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và thành phố Đồng Hới. Trước tình hình đó, ngành Y tế Quảng Bình, chính quyền địa phương, người dân trong tỉnh đã và đang nỗ lực triển khai các biện pháp phòng tránh, kịp thời khoanh vùng dập dịch, không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Ngày 18/8, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết, đơn vị vừa ghi nhận thêm 2 ca tử vong do sốt xuất huyết ở thị xã Tân Uyên và thành phố Dĩ An.
Ngày 10/8, theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp thứ 3 tử vong do sốt xuất huyết, tính từ đầu năm 2022 đến nay.
Tại Sóc Trăng, thời điểm này đang là cao điểm của bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng. Số ca bệnh đang tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Dự báo số ca mắc sẽ tiếp tục tăng và có thể bùng phát trên diện rộng, nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống.
Ngày 26/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong do sốt xuất huyết. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên mắc sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh tính từ đầu năm đến nay. Đó là bệnh nhi R.N.M.Q (7 tuổi, trú tại buôn C, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp).
Ngày 25/7, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 665/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống sốt xuất huyết và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 18/7, cả nước ghi nhận hơn 113.400 ca sốt xuất huyết, tăng hơn 10.000 ca so với thống kê 1 tuần trước đó. Đến thời điểm này, cả nước đã có 39 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tây Ninh, từ đầu năm 2022 đến nay, Tây Ninh ghi nhận tổng cộng 5.087 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 2,35 lần so với cùng kỳ năm 2021), đã có 5 ca tử vong. CDC Tây Ninh dự báo nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết trên diện rộng nếu người dân, chính quyền địa phương không quyết liệt cùng chung tay với ngành y tế khống chế các ổ bệnh.
Theo Bộ Y tế, hiện nay dịch sốt xuất huyết Dengue đang có chiều hướng gia tăng ở một số địa phương, trong 6 tháng đầu năm 2022 cả nước ghi nhận 89.120 trường hợp mắc, 34 tử vong. So với cùng kỳ năm 2021 số mắc tăng 148%, tử vong tăng 25 trường hợp.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút, sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đến nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.