
Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ
Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.
Tối 6/4, tại Quảng trường quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ), Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025 chính thức khai mạc với chủ đề “Bảo tồn và phát huy giá trị bánh dân gian Nam Bộ”.
Xác định vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, tỉnh Ninh Thuận triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Các nỗ lực này tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường sống, nâng cao nhận thức và sự tham gia đóng góp của cộng đồng.
Với 75 năm tuổi đời, 46 năm tuổi Đảng, ông Quàng Văn Khóa, dân tộc Thái ở bản Khoa, xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La nhiều năm qua đã dành hết tâm huyết để dạy chữ và tiếng Thái cho bà con dân bản nhằm bảo tồn và giữ gìn tiếng nói và chữ viết riêng mà nhiều dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam không có.
Mùa xuân Tây Nguyên, khi những vạt cà phê nở hoa trắng trời cũng là lúc đồng bào dân tộc K’ho ở huyện Di Linh (Lâm Đồng) tung tăng trong các bộ thổ cẩm du xuân, qua đó góp phần bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc bản địa trên mảnh đất Nam Tây Nguyên...
Tối 21/2, tại xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã diễn ra chương trình khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Nho Quan năm 2025. Đây là hoạt động được tổ chức thường niên nhằm bảo tồn, phát huy và tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện.
Với lịch sử hơn 400 năm, tranh dân gian làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Để hồi sinh và phát triển dòng tranh dân gian truyền thống độc đáo này, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai công tác truyền nghề cũng như quảng bá, gìn giữ nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem như một trong những nét văn hóa truyền thống, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước tình trạng nghề đan lát đang dần mất “chỗ đứng” trong quá trình phát triển, cộng đồng các dân tộc tại Kon Tum đang ra sức truyền nghề cho thế hệ trẻ và đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa nhằm tăng thêm thu nhập, hướng đến bảo tồn và phát huy giá trị ngành nghề truyền thống này.
Lai Châu có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, 20 dân tộc sinh sống với văn hóa bản địa đặc sắc cùng những con người thân thiện, mến khách. Đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch cộng đồng.
Cây thiên tuế cao sừng sững tỏa ra nhiều nhánh, thân gốc 2 người ôm, tuổi đời khoảng 200 năm ở đình Phú Nhuận, xã Phú Nhuận (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre) đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây Di sản Việt Nam.
Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.
Sáng 30/11, tại điểm dừng chân Chợ nổi Cái Răng (phường Lê Bình, quận Cái Răng), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ phối hợp cùng Ủy ban nhân dân quận Cái Răng tổ chức khai mạc Ngày hội du lịch "Văn hóa Chợ nổi Cái Răng" thành phố Cần Thơ lần thứ VIII năm 2024.
Bắc Giang là vùng đất gắn với nhiều di sản. Đặc biệt năm 2019, tỉnh là một trong 11 địa phương sở hữu di sản Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Then của người Tày, Nùng đã được các cấp chính quyền và nhân dân trong tỉnh quan tâm, chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp và hoạt động thiết thực.
Tỉnh Trà Vinh có hơn 300.000 đồng bào dân tộc Khmer, chiếm khoảng 32% dân số của tỉnh. Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, nhiều năm qua, tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm xây dựng và phát triển đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Khmer.
Giữa vùng quê Hà Tĩnh yên bình, có một chứng nhân sống động đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, đó là cây trôi 800 năm tuổi ở xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê. Cây cổ thụ này không chỉ là di sản thiên nhiên quý giá mà còn là linh hồn, niềm tự hào của các thế hệ người dân nơi đây. Qua thời gian, cây trôi trở thành biểu tượng của sức sống bền bỉ, sự gắn kết cộng đồng và tình yêu quê hương, đất nước.
Các địa phương của tỉnh Quảng Ninh sẽ tổ chức lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số vào cuối tháng 10 tới. Đó là Tuần Văn hóa - Du lịch Bình Liêu năm 2024 dự kiến khai mạc ngày 25/10; Lễ hội Mùa vàng miền soóng cọ Đại Dực (Tiên Yên) khai mạc ngày 27/10. Đây được xem là điểm nhấn, tạo sự hấp dẫn đối với khách du lịch trong mùa thấp điểm của tỉnh Quảng Ninh.
Quan tâm gìn giữ di sản văn hóa, ứng dụng công nghệ nhằm bảo tồn, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản trên môi trường số để lưu trữ, khai thác phát triển du lịch, Long An đang tích cực xây dựng, định vị hình ảnh điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và hấp dẫn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam Bộ, ngày 27/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức nhiều Đoàn đến thăm, chúc mừng tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước, các chùa ở tỉnh.
Ngày 27/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật chèo trên địa bàn tỉnh”.
Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Phước nói chung, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (S’tiêng, M’nông, Khmer) nói riêng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Qua đó, góp phần tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đột phá trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân; đồng thời huy động các cấp, ngành và toàn xã hội thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 9/8, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Tỉnh Trà Vinh có hơn 300.000 người Khmer, chiếm hơn 31,5% dân số. Cùng với việc ưu tiên nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ dân trí, Trà Vinh luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của đồng bào Khmer, góp phần phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Tối 6/8, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh khai mạc Hội diễn “Tiếng hát hẹn hò 9 dòng sông” lần thứ XIX năm 2024. Hội diễn thu hút sự tham gia của 14 đơn vị đến từ các đoàn nghệ thuật, trung tâm văn hóa 13 tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long và Trường Đại học Cần Thơ.
Tối 1/8, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) tổ chức khai mạc Lễ hội sâm Ngọc Linh lần thứ VI, năm 2024.
Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, xây dựng mô hình nuôi sinh sản và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển loài Cheo cheo (Tragulus kanchil) tại Vườn quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2023-2026)" nhằm xác định đặc điểm sinh học, hiện trạng phân bố, sinh cảnh sống, nguồn thức ăn để tìm ra phương án bảo tồn loài thú quý này.
Chiều 14/6, tại xã Vĩnh An, UBND huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa) tổ chức Lễ công bố Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị danh lam thắng cảnh quốc gia núi Kim Sơn gắn với phát triển dịch vụ du lịch.
Quảng Ngãi không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, với sự đa dạng của các làng nghề có tuổi đời hàng trăm năm. Những năm gần đây, tỉnh đã định hướng phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch qua các hoạt động quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm đến du khách.
Nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, chiều 19/4/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đoàn đại biểu già làng, trưởng bản, nghệ nhân và người có uy tín tiêu biểu có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.
Từng được ví như một "Tiểu Tràng An" của Việt Nam, Hưng Yên có hệ thống di sản văn hóa phong phú, đa dạng, đây là một trong những yếu tố để tạo nên vùng đất có bản sản văn hóa riêng biệt, trường tồn theo thời gian. Các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên luôn quan tâm đầu tư, trùng tu, tôn tạo các di tích để đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, phát triển du lịch.
Huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng với các Lễ hội, văn hóa truyền thống. Phát huy những giá trị tốt đẹp đó, huyện Quỳnh Nhai đã có nhiều giải pháp để gìn giữ, bảo tồn, nhất là những di sản văn hóa có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng và khôi phục những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của các dân tộc.
Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc là hướng đi được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lựa chọn.