Chiều 11/4 tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá dự án: "Xây dựng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực và nhận thức sử dụng vật tư nông nghiệp có trách nhiệm, thu gom và xử lý chất thải trong sản xuất cà phê tại Việt Nam".
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, chiều 11/3, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh Attapeu, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Tối 10/3, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” chính thức khai mạc tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố; Đại sứ, Tổng Lãnh sự các nước; đại diện tổ chức quốc tế, nhà tài trợ, doanh nghiệp cùng đông đảo du khách trong, ngoài nước và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắc đã tham dự.
Mặc dù đang vào mùa khô song những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất hiện những cơn mưa trái mùa trên diện rộng. Hiện tượng thời tiết bất thường này đã ảnh hưởng lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là đối với những cây trồng đang ra hoa, kết nụ như cà phê, sầu riêng, vải thiều…
Để phục vụ nhân dân và du khách dịp Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 diễn ra từ ngày 9 - 13/3/2025, các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã xây dựng 34 chương trình tour du lịch.
Nhiều đảng viên ở xã Đinh Trang Thượng đã gương mẫu trong phát triển kinh tế - xã hội nên nhiều người dân noi theo, học hỏi và gặt hái được thành công, góp phần cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cùng với trăm hoa khoe sắc, các tiểu cảnh ngày Xuân được trang trí, nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk hồ hởi, phấn khởi đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 với khát vọng về một năm mới đủ đầy, vui tươi, đất nước phồn vinh, phát triển.
Đợt rét đậm diễn ra những ngày qua trên địa bàn thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã xuất hiện sương muối gây ảnh hưởng, thiệt hại nhiều diện tích cà phê ở một số xã.
Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk Lê Văn Lương cho biết, xác định cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực và là một trong những lĩnh vực kinh tế trọng điểm của tỉnh, hàng năm, ngân hàng xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng cho ngành hàng cà phê bằng hoặc cao hơn so với kế hoạch tăng trưởng tín dụng chung của ngành. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh doanh, thu mua, chế biến cà phê.
Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực gồm có cây điều, cây cao su, cây tiêu và cây cà phê với hơn 419.000 ha, trong đó cây cao su chiếm 26%, cây điều chiếm 50,6% diện tích cả nước. Do vậy, Bình Phước triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực.
Ngày 28/11, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 24/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển cà phê bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 24); Tổng kết niên vụ cà phê 2023 - 2024.
Gia Lai đang bước vào giai đoạn thu hoạch rộ cà phê, rất nhiều lao động thời vụ từ các tỉnh lân cận đổ về đây. Giá cà phê và các mặt hàng nông sản tăng cao, dẫn đến nguy cơ trộm cắp nông sản gia tăng, gây mất an ninh trật tự tại địa phương. Để ứng phó, Công an tỉnh Gia Lai đã thắt chặt quản lý nhằm bảo vệ tài sản của người dân.
Ngày 18/11, Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) cho biết, đã bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Lưu Xuân Kiên, sinh năm 1997, trú tại thị trấn Cát Thành, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản. Tình trạng trộm cắp nông sản trên rẫy nổi lên gần đây đang gây hoang mang cho các nông hộ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trên địa bàn.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025, tuy nhiên tình trạng trộm cắp, chặt phá cây cà phê đang xảy ra phức tạp trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua.
Nhiều hộ dân ở tỉnh Bình Phước đã tận dụng tốt đất trống trong vườn điều, vườn sầu riêng chưa khép tán để trồng xen cây cà phê và mang lại nguồn thu nhập thêm cho gia đình. Việc trồng xen giúp nhiều hộ dân có thêm nguồn thu, ổn định đời sống.
Là một trong những hộ dân tiên phong chuyển đổi sang trồng cây sầu riêng thay cho cây nông nghiệp ngắn ngày, ông K’Sèn, người K’ho ở xã Tân Thượng, huyện Di Linh (Lâm Đồng) được nhiều người ví von là tỷ phú sầu riêng trên Cao nguyên Di Linh.
Với khát vọng tạo ra các dòng cà phê vừa có chất lượng cao, vừa mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào Ê-đê, anh Y Pôt Niê (sinh năm 1988) ở buôn K’la, xã Dray Sáp, huyện Krông Ana (Đắk Lắk) đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát triển thành công thương hiệu cà phê Ê-đê.
Theo UBND tỉnh Đắk Nông, diện tích trồng cà phê có tỷ trọng lớn trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh. Hiện tại, Đắk Nông có hơn 142.000 ha cà phê, chiếm hơn 35% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Sản lượng cà phê trong niên vụ gần nhất (năm 2023) đạt hơn 360.000 tấn.
Tình trạng khô hạn kéo dài tại tỉnh Gia Lai khiến nhiều diện tích cà phê bị cháy, nguy cơ chết cả vườn cây, thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế của người dân.
Nối tiếp sự tăng trưởng từ năm 2023, giá cà phê tiếp tục tăng từ đầu năm 2024 đến nay. Bên cạnh đó, giá hồ tiêu cũng tăng cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân Đắk Lắk, tạo ra nhiều cơ hội gia tăng giá trị sản phẩm, nâng cao tính bền vững của ngành hàng.
Ngày 5/3, Thượng tá Nguyễn Văn Hào, Trưởng Công an huyện Chư Sê (Gia Lai) cho biết, đơn vị đang tập trung lực lượng điều tra vụ việc vườn trồng cà phê, chanh dây bị kẻ gian chặt phá ngay trước vụ thu hoạch.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk - Thủ phủ cà phê của cả nước đang vào cao điểm mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2023 - 2024. Năm nay, cà phê được giá, được mùa, nông dân Đắk Lắk rất phấn khởi.
Thời điểm này, các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa vụ thu hoạch cà phê. Với xu thế nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường khó tính, hiện ngày càng nhiều người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng thu hái quả chín, sản xuất cà phê đạt chuẩn, hướng đến thị trường xuất khẩu.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk chuẩn bị thu hoạch cà phê niên vụ 2023 - 2024. Giá cà phê trên địa bàn tỉnh đang dao động gần 60.000 đồng/kg cà phê nhân, cao hơn gần 1,5 lần so với cùng thời điểm năm 2022. Nông dân phấn khởi, kỳ vọng vào vụ thu hoạch cà phê được mùa, được giá.
Sáng 30/8, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội thảo trao đổi trực tiếp với các chủ thể ngành cà phê về kế hoạch cụ thể để tận dụng các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới. Tham dự hội thảo có lãnh đạo Vụ Chính sách thương mại đa biên, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam; lãnh đạo Sở Công Thương, Liên minh Hợp tác xã, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh, nông dân trên địa bàn tỉnh.
Từ những mảnh đất trống, nhân dân xã Glar, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã đồng lòng, chung sức cùng nhau canh tác cà phê để tạo nguồn thu cho các hoạt động cộng đồng. Mô hình này được duy trì và phát triển trong nhiều năm qua, mang lại hiệu quả thiết thực cho 9 thôn, làng của xã. Với diện tích gần 15 ha, mô hình này thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm từ bán sản phẩm cà phê, đã giúp nhiều hộ nghèo của xã có điều kiện phát triển sản xuất và xây dựng các công trình công cộng.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum), do thời tiết nắng nóng kéo dài đã khiến mực nước tại các công trình hồ chứa, đập thủy lợi giảm xuống nghiêm trọng.