Bảo tồn làng nghề Chăm gắn với phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm, trong đó tập trung phát triển các làng nghề thủ công gắn liền với hoạt động du lịch. Đây được xem là hướng đi hiệu quả, vừa góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, vừa tạo sinh kế bền vững cho người dân và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.

Dân tộc Chăm

Tên gọi khác: Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...

Nhóm địa phương: Chăm Hroi, Chăm Poổng, Chà Và Ku, Chăm Châu Ðốc.

Dân số: 161.729 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).

Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Malayô - Polynéxia (ngữ hệ Nam Ðảo).

Lịch sử: Dân tộc Chăm vốn sinh tụ ở duyên hải miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Ðộ. Ngay từ những thế kỉ thứ XVII, người Chăm đã từng xây dựng nên vương quốc Chăm pa. Hiện tại cư dân gồm có hai bộ phận chính: Bộ phận cư trú ở Ninh ThuậnBình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn (một bộ phận nhỏ người Chăm ở đây theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni). Bộ phận cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Châu Ðốc, Tây Ninh, An Giang, Ðồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh theo đạo Islam (Hồi giáo) mới.

Hoạt động sản xuất: Người Chăm có truyền thống nông nghiệp ruộng nước, giỏi làm thuỷ lợi và làm vườn trồng cây ăn trái. Bên cạnh việc làm ruộng nước vẫn tồn tại loại hình ruộng khô một vụ trên sườn núi. Bộ phận người Chăm ở Nam Bộ lại sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, dệt thủ công và buôn bán nhỏ, nghề nông chỉ là thứ yếu.

Nghề thủ công phát triển ở vùng Chăm nổi tiếng là dệt lụa tơ tằm và nghề gốm nặn tay, nung trên các lò lộ thiên. Việc buôn bán với các dân tộc láng giềng đã xuất hiện từ xưa. Vùng duyên hải miền Trung đã từng là nơi hoạt động của những đội hải thuyền nổi tiếng trong lịch sử.

Ăn: Người Chăm ăn cơm, gạo được nấu trong những nồi đất nung lớn, nhỏ. Thức ăn gồm cá, thịt, rau củ, do săn bắt, hái lượm và chăn nuôi, trồng trọt đem lại. Thức uống có rượu cần và rượu gạo. Tục ăn trầu cau rất phổ biến trong sinh hoạt và trong các lễ nghi phong tục cổ truyền.

Mặc: Nam nữ đều quấn váy tấm. Ðàn ông mặc áo cánh ngắn xẻ ngực cài khuy. Ðàn bà mặc áo dài chui đầu. Màu chủ đạo trên y phục là màu trắng của vải sợi bông. Ngày nay, trong sinh hoạt hằng ngày, người Chăm ăn mặc như người Việt ở miền Trung, chỉ có chiếc áo dài chui đầu là còn thấy xuất hiện trong giới nữ cao niên.

Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Vào dịp lễ Ramưwan, nam nữ người Chăm thường khoác lên mình trang phục truyền thống với nhiều sắc màu thể hiện bản sắc riêng của cộng đồng người Chăm. Ảnh Nguyễn Thanh

: Người Chăm cư trú tại Ninh Thuận, Bình Thuận, ở nhà đất (nhà trệt). Mỗi gia đình có những ngôi nhà được xây cất gần nhau theo một trật tự gồm: nhà khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở của vợ chồng cô gái út.

Phương tiện vận chuyển: Chủ yếu và thường xuyên vẫn là cái gùi cõng trên lưng. Cư dân Chăm cũng là những người thợ đóng thuyền có kỹ thuật cao để hoạt động trên sông và biển. Họ làm ra những chiếc xe bò kéo, trâu kéo có trọng tải khá lớn để vận chuyển trên bộ.

Quan hệ xã hội: Gia đình người Chăm mang truyền thống mẫu hệ, mặc dù xã hội Chăm trước đây là xã hội đẳng cấp, phong kiến. Ở những vùng theo Hồi giáo Islam, tuy gia đình đã chuyển sang phụ hệ, vai trò nam giới được đề cao, nhưng những tập quán mẫu hệ vẫn tồn tại khá đậm nét trong quan hệ gia đình, dòng họ với việc thờ cúng tổ tiên. Cư dân Chăm vốn được phân thành hai thị tộc: Cau và Dừa như hai hệ dòng Niê và Mlô ở dân tộc Ê đê. Về sau thị tộc Cau biến thành tầng lớp của những người bình dân, trong khi thị tộc Dừa trở thành tầng lớp của quý tộc và tăng lữ. Dưới thị tộc là các dòng họ theo huyết hệ mẹ, đứng đầu là một người đàn bà thuộc dòng con út. Mỗi dòng họ lại có nhiều chi họ. Xã hội cổ truyền Chăm được phân thành các đẳng cấp như xã hội Ấn Ðộ cổ đại. Họ có những vùng cư trú riêng và có những ngăn cách rõ rệt: không được thiết lập quan hệ hôn nhân, không sống cùng một xóm, không ăn cùng một mâm...

Cưới xin: Phụ nữ chủ động trong quan hệ luyến ái. Hôn nhân cư trú phía nhà vợ, con sinh ra đều theo họ mẹ. Sính lễ do nhà gái lo liệu. Gia đình một vợ một chồng là nguyên tắc trong hôn nhân.

Ma chay: Người Chăm có hai hình thức đưa người chết về thế giới bên kia là thổ táng và hoả táng. Nhóm cư dân theo đạo Bà la môn thường hoả táng theo giáo luật, còn các nhóm cư dân khác thì thổ táng. Những người trong cùng một dòng họ thì được chôn cất cùng một nơi theo huyết hệ mẹ. 

Nhà mới: Người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận khi dựng nhà mới phải thực hiện một số nghi lễ cúng thần như: cúng Thổ thần để đốn gỗ tại rừng. Khi gỗ vận chuyển về làng phải làm lễ đón cây. Lễ phạt mộc được tổ chức để khởi công cho việc xây cất ngôi nhà. 

Lễ tết: Người ta thực hiện nhiều nghi lễ nông nghiệp trong một chu kỳ năm như: lễ khai mương đắp đập, lễ hạ điền, lễ mừng lúa con, lễ mừng lúa ra đòng. Nhưng lễ lớn nhất vẫn là lễ Bon katê được tổ chức linh đình tại các đền tháp vào giữa tháng mười âm lịch.

Lịch: Người Chăm có nông lịch cổ truyền tính theo lịch âm.

Học: Dân tộc Chăm có chữ từ rất sớm. Hiện tồn tại nhiều bia kí, kinh bằng chữ Chăm. Chữ Chăm được sáng tạo dựa vào hệ thống văn tự Sascrit, nhưng việc sử dụng chữ này còn rất hạn hẹp trong tầng lớp tăng lữ và quý tộc xưa. Việc học hành, truyền nghề, vẫn chủ yếu là truyền khẩu và bắt chước, làm theo. 

Văn nghệ: Nhạc cụ Chăm nổi bật có trống mặt da Paranưng, trống vỗ, kèn xaranai. Nền dân ca - nhạc cổ Chăm đã để lại nhiều ảnh hưởng đến dân ca - nhạc cổ của người Việt ở miền Trung như trống cơm, nhạc nam ai, ca hò Huế... Dân vũ Chăm được thấy trong các ngày hội Bon katê diễn ra tại các đền tháp. 

Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh.jpg
Thiếu nữ Chăm biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội Katê. Ảnh Nguyễn Thanh

Chơi: Trẻ em thích đánh cù và thả diều, đánh trận giả, thi cướp cờ, chơi trò bịt mắt bắt dê.  

Theo cema.gov.vn

Dân tộc Chăm

Có thể bạn quan tâm

Bình yên trở lại trên buôn làng biên giới

Bình yên trở lại trên buôn làng biên giới

Thời gian qua, nghe theo lời hứa hẹn việc nhẹ, lương cao, nhiều thanh niên vùng biên giới tỉnh Gia Lai đã bị các đối tượng lừa đảo đưa sang Campuchia lao động trái phép. Sau khi bị bóc lột, đánh đập, ép buộc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, nhiều người may mắn được lực lượng chức năng giải cứu đưa trở về.

Niềm vui ngày có điện

Niềm vui ngày có điện

Ngày 20/6, UBND huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ đóng điện tại Trạm biến áp bản Nặm Chan I và bản Pơ Mu, xã Mường Đăng. Đây là Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân các dân tộc bản Nặm Chan 1, bản Pơ Mu nói riêng và huyện Mường Ảng nói chung.

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Thanh niên vùng cao khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay

Rời giảng đường đại học, nhiều thanh niên ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) trở về quê hương, khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu xuất hiện, không chỉ làm giàu cho bản thân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, con người Mù Cang Chải đến với du khách trong và ngoài nước.

Vùng biên đổi thay nhờ trồng cây ăn quả trên đất dốc

Vùng biên đổi thay nhờ trồng cây ăn quả trên đất dốc

Chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả của tỉnh Sơn La đã mang lại cuộc sống ấm no hơn cho nhân dân các dân tộc. Nhờ có chủ trương đúng, đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La nói chung và ở xã biên giới Lóng Sập, thị xã Mộc Châu đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo đất, canh tác bền vững để thoát nghèo và xây dựng bản làng biên giới giàu đẹp.

Điện Biên nâng cao chất lượng dân số

Điện Biên nâng cao chất lượng dân số

Chất lượng dân số là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản đến nâng cao thể chất, trí tuệ cho trẻ em và thanh niên. Các cơ quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động từng bước cải thiện chất lượng dân số, góp phần xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Nhiều diện tích nứa, vầu bị khuy, chết khô tại Thanh Hoá

Nhiều diện tích nứa, vầu bị khuy, chết khô tại Thanh Hoá

Thời gian qua, trên địa bàn huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa xảy ra tình trạng nhiều diện tích trồng cây nứa, vầu ra hoa, kết hạt rồi bị chết khô rải rác tại các cánh rừng giáp nước bạn Lào. Hiện tượng này còn gọi là “khuy”, điều này đồng nghĩa với việc sẽ làm hàng nghìn hộ gia đình đang sống bằng nghề trồng rừng đối diện với nguy cơ mất nguồn thu trong nhiều năm tới.

Sáp nhập các xã ở vùng cao Lai Châu

Sáp nhập các xã ở vùng cao Lai Châu

Thực hiện chủ trương sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số các xã: Giang Ma, Tả Lèng, Hồ Thầu của huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu để thành lập xã mới có tên gọi Tả Lèng, cán bộ, công chức của các xã này đã chuẩn bị tâm thế bắt tay vào làm việc trong môi trường mới, điều kiện mới, hoàn cảnh mới và sẵn sàng cho nhiệm vụ mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Mùa mận chín trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Mùa mận chín trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Hiện là thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch mận tam hoa chính vụ năm 2025 ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Là một trong những sản vật đặc thù của vùng đất được mệnh danh là “Cao nguyên trắng”, những trái mận tam hoa không chỉ giúp nâng cao thu nhập của bà con, mà còn đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển du lịch địa phương.

Điện Biên phát triển mô hình du lịch xanh

Điện Biên phát triển mô hình du lịch xanh

Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, thời gian qua, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã từng bước xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng theo hướng du lịch xanh để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Những mô hình này đang từng bước đưa du lịch trở thành hướng đi bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Hà Giang xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên tuyến đường tỉnh 177

Hà Giang xuất hiện nhiều điểm sạt lở trên tuyến đường tỉnh 177

Sau nhiều ngày mưa to, hiện nay tại tuyến đường tỉnh 177 từ huyện Bắc Quang đi các huyện phía tây Hà Giang như Hoàng Su Phì, Xín Mần xuất hiện hàng chục điểm sạt lở với lượng đất đá rất lớn khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện các đơn vị thi công và chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục nhằm đảm bảo giao thông được lưu thông an toàn.

Giữ hồn khèn Mông nơi vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông nơi vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, hiện nay vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trong kho tàng văn hóa của mình, cây khèn không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, là tiếng lòng của người Mông và là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông luôn cẩn trọng gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này.

Vai trò của người có uy tín trong phát triển kinh tế vùng cao

Vai trò của người có uy tín trong phát triển kinh tế vùng cao

Thời gian qua, người có uy tín ở tỉnh Sơn La nói chung, thị xã Mộc Châu nói riêng đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết, quyết tâm của người dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến ông Tráng Vạ Đế ở bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập, thị xã Mộc Châu.

Tuyên Quang hoàn thành khởi công nhà tạm, nhà dột nát

Tuyên Quang hoàn thành khởi công nhà tạm, nhà dột nát

Năm 2025, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu xóa 6.928 nhà tạm, nhà dột nát với tổng kinh phí dự kiến trên 343 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành khởi công toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Qua đó, phấn đấu đến ngày 30/8, toàn bộ số nhà tạm, nhà dột nát nói trên sẽ được xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Đắk Nông đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới

Đắk Nông đẩy nhanh xây dựng nông thôn mới

Các địa phương tỉnh Đắk Nông đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đây là chương trình đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, giúp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Giữ gìn hương vị chè Suối Giàng

Giữ gìn hương vị chè Suối Giàng

Vùng đất Suối Giàng, huyện Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được thiên nhiên ban tặng những cây chè Shan tuyết cổ thụ sừng sững, trường tồn với thời gian. Không chỉ là cây trồng nông nghiệp đơn thuần, chè Shan tuyết đã trở thành một phần máu thịt, một biểu tượng văn hóa, kinh tế, gắn liền với bao thế hệ người Mông nơi đây. Cây chè đã giúp bà con Suối Giàng có thu nhập, làm giàu và xây dựng bản làng ngày càng phát triển.

Mưa lũ làm một người mất tích và gây nhiều thiệt hại tại huyện Mường Khương

Mưa lũ làm một người mất tích và gây nhiều thiệt hại tại huyện Mường Khương

Vào khoảng 7h30 ngày 8/6, trên địa bàn huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa dông diện rộng, đặc biệt, mưa lớn cục bộ tại thị trấn Mường Khương đã gây ngập úng ảnh hưởng đến một số khu dân cư, nhiều diện tích hoa màu của người dân; sạt lở gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 4D và có một nạn nhân đã bị nước lũ cuốn trôi.

Huyện Kon Rẫy hoàn thành công tác xóa nhà tạm đầu tiên tại Kon Tum

Huyện Kon Rẫy hoàn thành công tác xóa nhà tạm đầu tiên tại Kon Tum

Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn được sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một trong những địa phương nổi bật khi hoàn thành việc xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em trong dịp hè

Phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em trong dịp hè

Mỗi dịp hè đến, tai nạn đuối nước lại trở thành nỗi lo thường trực của nhiều gia đình, đặc biệt tại các địa phương có nhiều ao hồ, sông suối như tỉnh Điện Biên. Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc thương tâm, các cấp, ngành và nhà trường ở địa phương đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp thiết thực. Trong đó, việc trang bị kỹ năng bơi lội và kiến thức phòng, tránh đuối nước cho trẻ không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà còn là hành động mang tính bền vững để bảo vệ tính mạng, tương lai cho trẻ.

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư

Phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư

Với uy tín, kiến ​​thức và tinh thần trách nhiệm cao, những người có uy tín ở tỉnh Điện Biên đã trở thành thành viên kết nối vững chắc giữa Đảng, chính quyền và nhân dân. Họ đóng vai trò là hạt nhân đoàn trong cộng đồng, được xem như những thủ lĩnh tinh thần ở cơ sở, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới và phát triển tại địa phương.

Bộ đội Biên phòng dạy tiếng Khmer cho học sinh biên giới biển

Bộ đội Biên phòng dạy tiếng Khmer cho học sinh biên giới biển

Bước vào tháng 6/2025, tại khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng, cộng đồng biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng Tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Chùa Prey Chóp, chùa Xung Thum xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu và Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Vĩnh Châu tổ chức dạy chữ và tiếng Khmer vào mùa hè năm 2025 dành cho các em học sinh dân tộc Khmer ở ​​địa phương.

Hỗ trợ hợp tác xã bằng những việc làm cụ thể

Hỗ trợ hợp tác xã bằng những việc làm cụ thể

Với phương châm đồng hành, lắng nghe, sẻ chia và hỗ trợ, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Cao Bằng đã triển khai hỗ trợ các hợp tác xã và tổ hợp tác bằng những việc làm cụ thể, tạo động lực giúp các hợp tác xã. Qua đó, nhiều hợp tác xã đã vượt khó, vươn lên ổn định sản xuất, kinh doanh, đóng góp hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Hấp dẫn ngày hội hái quả mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu

Hấp dẫn ngày hội hái quả mận hậu trên cao nguyên Mộc Châu

Trong hai ngày 31/5 và 1/6, hàng nghìn người đã đổ về thung lũng mận hậu Nà Ka rộng hơn 100 ha, địa điểm được thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La, lựa chọn để tổ chức Ngày hội hái quả mận hậu năm 2025. Ngày hội được tổ chức với nhiều hoạt động hấp dẫn gắn liền với nông nghiệp và văn hóa.

Mưa lớn gây lũ quét, lũ ống ở vùng núi Nghệ An

Mưa lớn gây lũ quét, lũ ống ở vùng núi Nghệ An

Từ đêm 29/5 đến sáng 30/5, trên địa bàn các xã biên giới, vùng cao của tỉnh Nghệ An đã xảy ra mưa lớn bất thường và kéo dài, gây ra lũ ống, lũ quét cục bộ và sạt lở nghiêm trọng, làm tê liệt nhiều tuyến đường và gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân, các công trình hạ tầng, các công trình giao thông. Rất may không có thiệt hại về người.

Nông dân Quảng Bình thắng lợi kép vụ Đông - Xuân

Nông dân Quảng Bình thắng lợi kép vụ Đông - Xuân

Tại Quảng Bình, vụ lúa Đông - Xuân 2025 thắng lợi kép, người nông dân rất phấn khởi khi lúa được mùa, được giá. Vào thời điểm này, bà con đang tập trung thu hoạch khép kín diện tích lúa để tránh những diễn biến bất lợi của thời tiết.

Việt Nam còn ba gánh nặng kép về dinh dưỡng

Việt Nam còn ba gánh nặng kép về dinh dưỡng

Tại Việt Nam, vẫn tồn tại ba gánh nặng kép về dinh dưỡng bao gồm suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì và thiếu vi chất dinh dưỡng. Đây là thông tin được đưa ra chiều 29/5 tại Hội nghị hưởng ứng chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 1 năm 2025 trên toàn quốc.

Đắk Lắk: An táng hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Đắk Lắk: An táng hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Chiều 28/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk đã trang trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng 23 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Campuchia trong các thời kỳ chiến tranh.

Quảng Bình khởi công xóa nhà dột nát ở vùng biên giới

Quảng Bình khởi công xóa nhà dột nát ở vùng biên giới

Ngày 28/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Dân tộc và Tôn giáo, Sở Nông nghiệp và Môi trường, huyện Quảng Ninh và các nhà tài trợ tổ chức Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 100 hộ dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bảo vệ rừng bằng mã QR

Bảo vệ rừng bằng mã QR

Tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, chỉ với một thao tác quét mã đơn giản bằng điện thoại, du khách đã có thể tiếp cận kho dữ liệu về từng loài cây giữa đại ngàn. Những chiếc mã QR được gắn trên các cây di sản không chỉ giúp kết nối con người với thiên nhiên bằng công nghệ, mà còn là bước chuyển mình quan trọng trong hành trình bảo tồn và phát triển rừng theo hướng hiện đại, bền vững.

Điểm tựa của đồng bào vùng biên

Điểm tựa của đồng bào vùng biên

Năm 2025 đánh dấu chặng đường 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025). Trải qua nửa thế kỷ, Bộ đội Biên phòng không chỉ khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, mà còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk.