Đổi thay trên những vùng quê nông thôn mới ở Trà Vinh

Một tuyến đường nông thôn ở huyện nông thôn mới Tiểu Cần. Ảnh: baotravinh.vn
Một tuyến đường nông thôn ở huyện nông thôn mới Tiểu Cần. Ảnh: baotravinh.vn

Sau 12 năm triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với nhiều cách làm sáng tạo, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, chủ động, tự giác thực hiện của người dân, Trà Vinh đã đạt nhiều thành quả lớn. Đến nay, toàn tỉnh có 82/85 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 27 xã nông thôn mới nâng cao; 6/9 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đổi thay trên những vùng quê nông thôn mới ở Trà Vinh ảnh 1Một tuyến đường nông thôn ở huyện nông thôn mới Tiểu Cần. Ảnh: baotravinh.vn

Diện mạo mới ở vùng nông thôn Trà Vinh

Về vùng nông thôn Trà Vinh, mọi người đều thấy rõ sự “thay da đổi thịt”, với hệ thống hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang. Các công trình giao thông được đưa vào sử dụng tạo thuận lợi cho người dân trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa. Cơ sở vật chất văn hóa, thông tin và truyền thông được nâng cấp, mở rộng, giúp nhân dân tiếp cận nhiều dịch vụ xã hội...

Tiểu Cần là huyện đầu tiên của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019. Địa phương đang phấn đấu đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024. Đến nay, 100% tuyến đường huyện đảm bảo ô tô đi lại thông suốt, kết nối tới Trung tâm hành chính các xã trên địa bàn. Đường liên xã, liên ấp đều được bê tông hóa. Nhiều tuyến đường người dân trồng cây xanh và hoa ven đường tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch đẹp.

Theo Bí thư Huyện ủy Tiểu Cần Nguyễn Văn Phương, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện xác định người dân là chủ thể với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”. Nhờ vậy, người dân trên địa bàn tích cực tham gia chương trình. Từ khi huyện đạt chuẩn nông thôn mới đến nay, người dân tiếp tục đóng góp tiền, hiến đất, vật kiến trúc, ngày công lao động…với tổng trị giá trên 51,3 tỷ đồng để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao. Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của huyện ước đạt 74,5 triệu đồng/người/năm, tăng trên 60 triệu đồng/người/năm so với năm 2011 và cao hơn mức bình quân chung của tỉnh gần 4 triệu đồng/người/năm.

Ông Huỳnh Kim Nhân, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Trà Vinh cho biết, trong xây dựng nông thôn mới, cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tỉnh có nhiều phương pháp, cách làm chủ động, sáng tạo, đặc biệt là xây dựng mô hình sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, thích ứng biến đổi khí hậu để tăng hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích…

Tỉnh xác định phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần quan trọng cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân nông thôn. Từ năm 2014 đến nay, tỉnh đã chuyển đổi gần 25.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây khác và nuôi thủy sản để tăng giá trị trên cùng đơn vị đất canh tác. Hầu hết diện tích chuyển đổi đều cho hiệu quả tăng gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đó. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn Trà Vinh đạt gần 60 triệu đồng/người/năm, tăng khoảng 48 triệu đồng/người/năm so với năm 2011.

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước năm 2025

Phát huy thành quả 12 năm đạt được, Trà Vinh đặt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trước năm 2025. Theo đó, đến cuối năm 2022, ba xã cuối cùng của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (85/85 xã), thêm 10 xã nông thôn mới nâng cao, hai huyện Cầu Ngang và Duyên Hải đạt chuẩn nông thôn mới.

Năm 2023, huyện cuối cùng của tỉnh là Trà Cú sẽ đạt chuẩn nông thôn mới (9/9 đơn vị cấp huyện), huyện Cầu Kè đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Năm 2024, tỉnh phấn đấu có thêm huyện Tiểu Cần đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 60% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến năm 2025, tỉnh phấn đấu có thêm huyện Càng Long đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 70% xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; đồng thời phấn đấu có thêm 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Để đạt mục tiêu trên, Trà Vinh tập trung nhiều giải pháp, huy động nguồn lực, lồng ghép nguồn vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án khác trên địa bàn để hỗ trợ các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; tăng cường vận động tổ chức kinh tế hỗ trợ, người dân đóng góp xây dựng nông thôn mới theo tinh thần tự nguyện.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, các sở, ngành liên quan, địa phương thường xuyên rà soát, cập nhật văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện thể chế, hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ việc xây dựng nông thôn mới đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế. Các địa phương chủ động ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện nội dung của Chương trình theo hướng nâng cao chất lượng, đi vào chiều sâu và bền vững.

Để tăng thu nhập cho người dân nông thôn, Trà Vinh tập trung tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững. Tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu tập trung, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến, bảo quản nông sản theo mô hình liên kết, ưu tiên hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn và du lịch nông thôn…

Đồng thời, địa phương đẩy mạnh thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho nông sản địa phương. Trà Vinh hiện có 104 sản phẩm OCOP; trong đó, có 6 sản phẩm đang được tỉnh hỗ trợ thủ tục trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Trà Vinh quyết tâm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng tới xây dựng hình ảnh nông thôn mới kiểu mẫu, nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Thanh Hòa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Ngày 11/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã ban hành công văn số 29/PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa, bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 30 ngày 11/6 đến 00 giờ 30 ngày 12/6, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa lũy tích phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Súp, Krông A Na, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lắk (tỉnh Đắk Lắk); Cư Jút, Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Sau phản ánh của TTXVN và người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Theo thông tin từ UBND thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 12 giờ ngày 11/6, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn trôi từ ngày 8/6 và đã bàn giao cho gia đình để lo mai táng theo phong tục địa phương.

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Khai thác lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Hướng đi này không chỉ giúp nông dân tránh phụ thuộc vào một loại cây duy nhất, mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Sáng 11/6, tại chùa An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Ất Tỵ 2025).

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị cô lập, giao thông qua Quốc lộ 25 bị chia cắt. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân.