Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Bẫy ảnh giữa đại ngàn khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Nghệ An) có diện tích gần 46.500 ha, trong đó hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007. Những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã tăng cường áp dụng công nghệ bẫy ảnh để điều tra, giám sát, đánh giá một cách chính xác nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, từ đó có những giải pháp tích cực, hữu hiệu trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học trong khu bảo tồn.

Thả nhiều cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên ở Bình Phước

Thả nhiều cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên ở Bình Phước

Ngày 23/8, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật - Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Hạt Kiểm lâm Bù Gia Mập - Phước Long (Bình Phước) và Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập tổ chức thả 6 cá thể động vật quý hiếm về rừng tự nhiên.
Quảng Nam nỗ lực hài hòa giữa sinh kế của con người và sinh cảnh của động vật quý hiếm

Quảng Nam nỗ lực hài hòa giữa sinh kế của con người và sinh cảnh của động vật quý hiếm

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Chà vá chân xám là loài thú linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, chúng chỉ phân bố ở 5 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Ở Quảng Nam, loài này có phân bố tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Phú Ninh, Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức, Nông Sơn, Nam Giang, Phước Sơn. Quần thể có quy mô lớn nhất khoảng 200 cá thể tại Hòn Mỏ thuộc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Voi, huyện Nông Sơn.
Quảng Nam mở rộng sinh cảnh, đa dạng nguồn thức ăn cho các loài động vật quý hiếm

Quảng Nam mở rộng sinh cảnh, đa dạng nguồn thức ăn cho các loài động vật quý hiếm

Ngày 5/1, Chi Cục trưởng Chi cục kiểm lâm Quảng Nam Trần Văn Thu cho biết: Trong quá trình điều tra để xây dựng khu bảo vệ các loài động vật quý hiếm tại khu vực núi Hòn Dồ, xã Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cơ quan chức năng đã ghi nhận có sự hiện diện của một số loài động thực vật quý sinh sống trong khu vực này.
Một số hình ảnh về Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên (Đồng Nai)

Một số hình ảnh về Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp Đảo Tiên (Đồng Nai)

Trung tâm cứu hộ linh trưởng nguy cấp tại Đảo Tiên (Đồng Nai), được thành lập với sự hợp tác của Vườn Quốc gia Cát Tiên và các tổ chức phi chính phủ Anh Quốc và Đài Loan, nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Cát Tiên, đã cứu hộ thành công hàng chục cá thể vượn, voọc, culi được phát hiện và chuyển đến từ Tây Nguyên và các tỉnh thành phía Nam.