Do ảnh hưởng của bão số 3 (bão Yagi) với mưa lớn kèm gió lốc, qua đêm 7/9, hàng ngàn cây xanh đổ gục trên nhiều tuyến đường ở thủ đô Hà Nội.
Cây đổ la liệt vắt ngang trên nhiều tuyến phố gây ách tắc giao thông. Trong khi đó. hàng trăm công nhân các công ty cây xanh, lực lượng chức năng vẫn đang khẩn trương cắt gọn cành, dọn dẹp đường xá…
Lực lượng công an, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trong mấy ngày qua đã dầm mưa túc trực, don dẹp, xử lý sự cố để đảm bảo giao thông trong những ngày mưa bão. Tuy nhiên, có thể thấy công việc dọn dẹp toàn Hà Nội sau bão số 3 là rất khổng lồ bởi Hà Nội như một bãi chiến trường cây xanh do siêu bão Yagi gây ra.
Bão đã suy yếu nhưng mưa vẫn tiếp tục và cây xanh ở khắp các con phố của Hà Nội vẫn có nguy cơ đổ gục do ngấm nước, lỏng rễ sau siêu bão này.
Lực lượng phòng chóng bão của Thông tấn xã Việt Nam tham gia hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả sau bão số 3. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều cây xanh bị gió vặn gãy trên đường phố. Ảnh: An Thành Đạt Cây bị đổ chắn ngang đường, cản trở giao thông. Ảnh: An Thành Đạt Hàng ngàn cây xanh trên phố phường Hà Nội đã bị bão hạ gục. Ảnh: An Thành Đạt Nhiều cây xanh khá nhỏ nhưng cũng bị gió bão quật đổ. Ảnh: An Thành Đạt Một cây cổ thụ cạnh khách sạn Metropole. Ảnh: An Thành Đạt
Cây cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm bị quật ngã. Ảnh: An Thành Đạt Công nhân Công ty Công viên Thống Nhất đang dọn dẹp trên đường Ngô Quyền. Ảnh: An Thành Đạt Hà Nội như "bãi chiến trường" cây xanh đổ gục sau bão. Ảnh: An Thành Đạt Hàng trăm công nhân tham gia dọn dẹp khắc phục hậu quả bão số 3. Ảnh: An Thành Đạt Thu đọn cây đổ trước cửa Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: An Thành Đạt Công nhân đang nỗ lực dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ảnh: An Thành Đạt Một cây xanh đổ trên phố Ngô Quyền - Lê Thạch. Ảnh: An Thành Đạt Cây si xanh cổ thụ chắn ngang đường phố khiến lực lượng chức năng rất vất vả để xử lý. Ảnh: An Thành Đạt Cần cẩu loại lớn di chuyển các khúc cây đã được cắt rời. Ảnh: An Thành Đạt Sau bão, Hà Nội mất đi hàng ngàn cây cổ thụ che bóng mát trên đường phố. Ảnh: An Thành Đạt
Chắc sẽ phải mất rất nhiều năm để Hà Nội có lại được những cây cổ thụ như thế này. Ảnh: An Thành Đạt Cây bị gió bão vặn gãy bên cạnh Tháp Hòa Phong bên Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: An Thành Đạt Một cây cổ thụ ở Vườn hoa Lý Thái Tổ bị gió đốn ngang gốc. Ảnh: An Thành Đạt Cây bật gốc đổ vào nhà dân. Ảnh: An Thành Đạt Giao thông Hà Nội sáng ngày 8/9 bị ùn ứ ở nhiều nơi do cây đổ. Ảnh: An Thành Đạt Cây bị bật gốc trên phố Hàng Dầu. Ảnh: An Thành Đạt Rất nhiều cây xanh bật gốc chắn ngang một đoạn phố. Ảnh: An Thành Đạt Cây lớn bên góc phố Lò Sũ, sau đền Bà Kiệu bị gió bão quật đổ. Ảnh: An Thành Đạt Cây cổ thụ đè vào nhà dân. Ảnh: An Thành Đạt Các lực lượng chức năng đang nỗ lực thu dọn cây đổ trên đường phố. Ảnh: An Thành Đạt
Nhiều góc phố cây đổ ngổn ngang. Ảnh: An Thành Đạt Hà Nội đang gấp rút khắc phục hậu quả sau bão số 3. Ảnh: An Thành Đạt Siêu bão đã qua nhưng còn mưa nên có thể còn nhiều cây có nguy cơ bị đổ. Ảnh: An Thành Đạt
Với quyết tâm không để người dân nào bị thiếu đói do thiên tai, các đơn vị Biên phòng thuộc Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã huy động lực lượng giúp đỡ nhân dân các địa bàn bị thiêt hại do bão lũ.
Sau 5 ngày cô lập hoàn toàn, xã Mỹ Lý (Nghệ An) đã được tiếp cận. Một số đoàn thiện nguyện đã bắt đầu đưa nhu yếu phẩm cần thiết hỗ trợ người dân nơi đây.
Hoàn lưu cơn bão số 3 tràn qua khiến nhiều địa phương miền Tây Nghệ An chìm trong lũ. Dù đã 4 ngày trôi qua, nhưng đến nay vẫn còn 15 xã với gần 12.000 hộ vẫn bị cô lập, trong đó, có 3 xã với gần 5.000 hộ bị cô lập hoàn toàn.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn xã Mỹ Lý (Nghệ An) xuất hiện trận lũ lớn làm 231 nhà dân bị hư hỏng, trong đó, 109 nhà bị thiệt hại trên 70%, 122 nhà bị hư hỏng 50-70% tập trung ở 7 bản dọc sông Nậm Nơn; cầu treo dân sinh qua bản Yên Hoà bị lũ cuốn trôi.
Hải đăng Gành Đèn (xã Tuy An Đông, tỉnh Đắk Lắk) có chiều cao 10m, nằm cách mực nước biển 22m và có tầm đèn chiếu sáng trong phạm vi 17 hải lý. Với vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, ngắm nhìn toàn cảnh biển, nơi đây là một trong những địa điểm để lại ấn tượng và thu hút khách du lịch tìm đến.
Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.
Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ ngày 6/7 đến đêm 10/7/2025, trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục có mưa lớn kéo dài gây sụt lún, đứt đường, sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường tỉnh như 131, 133..., Quốc lộ 4D, 4H, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
Từ ngày 7/7 – 31/12/2025, chào mừng các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, UBND xã Bù Đăng, tỉnh Đồng Nai đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm chia sẻ, giúp đỡ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người già neo đơn… nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn thể cán bộ công chức, đảng viên hưởng ứng đợt thi đua chính quyền xã, phát huy tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, gắn bó mật thiết với nhân dân “Vì nhân dân phục vụ”.
Ngày 27/6/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 2192/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận “Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu ở xã Nga My - Nghệ An” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.
Đại diện cho phong cách nghệ thuật Chăm Pa cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14, cụm tháp Pô Klông Garai (Ninh Thuận) là một hình mẫu kinh điển về sự hoàn mỹ trong cấu trúc và trang trí. Di tích không chỉ mang giá trị nghiên cứu kiến trúc mà còn gắn liền với một nhân vật lịch sử cụ thể - vua Pô Klông Garai, người được thần hóa. Chính yếu tố này, kết hợp với việc nơi đây vẫn là trung tâm của các thực hành tín ngưỡng như lễ hội Katê, đã biến Pô Klông Garai thành một đối tượng nghiên cứu phức hợp, giá trị về cả lịch sử, kiến trúc và nhân học.
Lào Cai - vùng đất nơi sắc màu văn hóa các dân tộc thiểu số hòa quyện, cũng là nơi lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Tại Sapa, làng thêu thổ cẩm Lan Rừng suốt hơn 20 năm qua vẫn miệt mài gìn giữ và phát huy nghề thêu thổ cẩm truyền thống - nghề gắn liền với bàn tay khéo léo và tâm hồn tinh tế. Làng nghề không chỉ giữ hồn dân tộc, mà còn khai thác tiềm năng gắn với phát triển du lịch mang đến hiệu quả kép: Vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. Tỉnh đang thực hiện phát triển nhiều loại hình du lịch truyền thống đặc sắc nhằm gìn giữ nét đặc trưng văn hóa của địa phương và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trên "vùng đất võ" Bình Định, bên cạnh tinh thần thượng võ mạnh mẽ, còn tồn tại một dòng chảy văn hóa Chăm rực rỡ và đầy bí ẩn. Di sản này được minh chứng bằng hệ thống tháp Chàm độc đáo, nơi kiến trúc và điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu là vẻ đẹp cân xứng, hài hòa của cụm Tháp Đôi ngay lòng thành phố và sự thanh thoát, kỳ vĩ của quần thể Tháp Bánh Ít, tất cả tạo nên một nét chấm phá văn hóa đặc sắc, làm nên chiều sâu cho vùng đất này.
Từ tháng 5 đến tháng 6 dương lịch hàng năm, khi cơn mưa mùa Hạ đổ xuống, những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái như khoác lên mình tấm áo mới, lung linh và óng ánh trong nắng vàng. Tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động, thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng và trải nghiệm.
Không chỉ là phế tích, mỗi ngọn tháp cổ ở di sản văn hóa thế giới khu di tích Chăm Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam) là một "tiếng vọng" đầy kiêu hãnh của vương quốc Chăm Pa vàng son.
Ngày 22/6/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra các hoạt động tái hiện Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Bình Phước.
Những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ đường biên, mốc giới, tuần tra kiểm soát khu vực biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; đồng thời cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn gìn giữ bình yên nơi địa đầu Tổ quốc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng đối với công lao bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mà còn là cơ hội để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế và nâng cao vị thế văn hóa bản địa trong bối cảnh hội nhập.
Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách tại thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, đã đạt được nhiều kết quả tích cực nhờ có sự phối hợp tốt giữa chính quyền với hội, đoàn thể nhận ủy thác trên địa bàn. Vốn vay ưu đãi đã hỗ trợ kịp thời nhu cầu của người dân đầu tư cho phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần đáng kể giảm tỷ lệ hộ nghèo. Đến tháng 5/2025, tổng dư nợ các chương trình cho vay chính sách tại Phổ Yên đạt hơn 671 tỷ đồng với hơn 11 nghìn hộ còn dư nợ; nhiều năm liền không có nợ xấu, nợ quá hạn.
Trong những năm qua, Trung tâm Y tế huyện Mường Tè (Lai Châu) không ngừng đổi mới với mục tiêu hướng tới sự hài lòng của người bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân, cơ sở vật chất dần được đầu tư về trang thiết bị, tập huấn, đào tạo nhân lực phục vụ phát triển các kỹ thuật chuyên môn sâu... Từ đầu năm 2025 đến nay, Trung tâm đã khám cho hơn 35.000 lượt người dân, điều trị nội trú cho hơn 3.000 bệnh nhân, trong đó có 13.068 lượt người đến khám là đồng bào dân tộc thiểu số.
Dự án tuyến đường nối thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái) với cao tốc Hà Nội - Lào Cai có chiều dài 53 km, điểm đầu tại nút giao IC14 của đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thuộc huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái), điểm cuối giao với Quốc lộ 32 (thuộc thị trấn Liên Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).
Cuối tháng 5, đầu tháng 6 hàng năm, khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện cũng là lúc đồng bào dân tộc Mông tại huyện vùng cao Bắc Yên (Sơn La) bước vào vụ cấy. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang trải dài khắp các triền núi, uốn lượn mềm mại như những dải lụa, tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình.
Mặc dù công trình Cầu vượt sông Krông Bông (thuộc Dự án bố trí ổn định dân di cư tự do tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, Đắk Lắk) hiện đã hoàn thành khoảng 97% khối lượng thi công nhưng hơn một năm nay vẫn chưa có đường dẫn lên cầu. Do đó, người dân hàng ngày vẫn phải qua sông bằng phà, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, nhất là trong mùa mưa lũ. Được biết, công trình được khởi công từ tháng 5/2023 dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2023.
Từ đêm 28/5 đến sáng 30/5/2025, các huyện miền núi, vùng cao, biên giới Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương (Nghệ An) đã xảy ra lũ ống, lũ quét cục bộ, gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản, công trình dân sinh, cây trồng, vật nuôi. Chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, lực lượng vũ trang, lực lượng biên phòng thuộc các Đồn đứng chân trên địa bàn biên giới trực tiếp có mặt tại hiện trường để hỗ trợ người dân vùng thiệt hại sớm ổn định cuộc sống.
Những ngày mùa mưa đang bao trùm vùng Bảy Núi An Giang, cũng là lúc những hàng cây trâm xanh mát tại khu vực Núi Tô (huyện Tri Tôn) trĩu quả chín mọng. Mùa trâm chín thường bắt đầu vào giữa tháng 4 và kéo dài đến hết tháng 6 hằng năm.
Làng nghề đan đó Thủ Sỹ (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên), nổi tiếng với nghề đan đó truyền thống hơn 200 năm tuổi. Hiện nay, cách đánh bắt cá đã được thay đổi hiện đại hơn, nhưng nghề đan đó ở Thủ Sỹ không vì thế mà bị mai một.
Chùa Âng (tên Khmer là Angkorajaborey) tọa lạc ở ngoại ô thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, có từ năm 990 là một trong những ngôi chùa cổ tiêu biểu nhất của người Khmer ở Việt Nam.