Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát thôn 2 - 5, xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp là hơn 340.000m3 cát xây dựng, diện tích hơn 4,5ha. Đây là mỏ cát đã được UBND tỉnh tổ chức đấu giá vào cuối năm 2021 và cấp giấy phép thăm dò vào tháng 8/2022.
Một trong những nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là ưu tiên thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khoáng sản có chất lượng thấp. Đây cũng là nội dung trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch) vừa được ban hành trong Quyết định 711/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ngày 24/7/2024.
Một loạt chính sách mới về kinh tế như: Quy định kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt; lệ phí cấp phép khai thác khoáng sản quý hiếm; lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển; quy định thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... sẽ có hiệu lực chính thức kể từ tháng 3/2024.
Tại vườn ươm quế giống rộng hàng nghìn m2 ở bản Nận Hạ, xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu của Công ty TNHH Một thành viên Hồng Vân do bà Chu Hồng Vân làm chủ có dấu hiệu núp bóng để khai thác, nghiền khoáng sản.
Kon Tum là tỉnh miền núi, có địa hình đồi núi, nhiều sông, suối nhỏ, có độ dốc lớn, tốc độ dòng chảy mạnh và khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Chính vì vậy, trữ lượng cát dưới lòng sông, suối khá nhiều, thường bồi tích sau những trận mưa, lũ lớn. Bên cạnh việc cấp phép cho các đơn vị, doanh nghiệp thăm dò, khai thác, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cũng như chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.
Ông Mai Chiến Thắng, Phó Giám đốc Công ty Nhôm Đắk Nông (Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) cho biết đơn vị đã trồng hơn 30ha rừng trên đất hoàn nguyên sau khai thác bô-xít. Đây là một nội dung quan trọng theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được các cơ quan chức năng phê duyệt.
Thời gian gần đây, những vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm nhiều người chết và bị thương đang có xu hướng gia tăng và lặp lại về tính chất nghiêm trọng. Tình trạng này diễn ra chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, khai thác khoáng sản, lắp đặt, sửa chữa điện dân dụng, cơ khí…