Ngày 18/4, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết: Từ ngày 27/3 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều cơn mưa lớn kèm lốc xoáy khiến hàng chục ha cây trồng của người dân bị ngã đổ, hàng trăm căn nhà bị tốc mái, hư hỏng; ước thiệt hại hơn 5 tỉ đồng.
Chiều 10/10, ông Đỗ Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, lúc 13 giờ 30 phút trên địa bàn xã vừa có một cơn lốc xoáy làm hư hỏng, tốc mái 17 nhà dân.
Theo đánh giá của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Tiền Giang, trong 9 tháng năm 2022, một số loại hình thiên tai như xâm nhập mặn, triều cường, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, kênh, rạch thường xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn tỉnh.
Ngày 12/9, ông Cao Quốc Điện, Chủ tịch UBND huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa lớn kèm theo lốc xoáy, làm sập, tốc mái nhiều nhà dân.
Sáng 22/8, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia ban hành công văn số 494/DBQG-DBTT nhận định sớm về khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên Biển Đông trong những ngày tới.
Ngày 8/6, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng Lâm Dũng Liêm cùng đoàn công tác đã đến trao tiền hỗ trợ các hộ dân ở ấp Phú Đức, xã Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) bị hư hại nhà cửa do lốc xoáy. Cùng đi còn có lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Long Phú và chính quyền địa phương.
Trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra lúc 16 giờ 30 phút ngày 27/4 khiến 2 phòng học tại Trường Tiểu học Nguyễn Khuyến (xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) bị tốc mái. Hậu quả là 3 học sinh bị thương, thiệt hại vật chất ước tính hàng trăm triệu đồng.
Ngày 30/11, theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bạc Liêu, mưa lớn kèm lốc xoáy đã làm thiệt hại hàng chục căn nhà của người dân ở huyện Hồng Dân.
Ngày 17/10, thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, trên địa bàn huyện vừa xảy ra trận lốc xoáy khiến hàng chục ngôi nhà bị hư hại.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước cho biết, lực lượng chức năng địa phương đã khẩn trương khắc phục thiệt hại nhà cửa và cây trồng do lốc xoáy gây ra từ ngày 3-5/7 trên địa bàn huyện biên giới Lộc Ninh.
Ngày 6/7, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có công văn hỏa tốc gửi Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan về việc khẩn trương kiểm tra, khắc phục thiệt hại do mưa gió, lốc xoáy trên địa bàn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Bí thư Đảng ủy xã Cư Kbang, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) cho biết, chính quyền địa phương cùng người dân đang khẩn trương khắc phục hậu quả của lốc xoáy xảy ra vào chiều 8/6, khiến nhiều nhà dân bị ảnh hưởng.
Chủ tịch UBND huyện Bác Ái (Ninh Thuận) Hồ Xuân Ninh cho biết, chiều 2/6, mưa lớn kèm theo lốc xoáy đã làm tốc mái 7 căn nhà và gây thiệt hại không nhỏ về hoa màu (cây ăn trái) của người dân thôn Bạc Rây 2, xã vùng cao Phước Bình.
Ngày 15/4, UBND huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) phối hợp với các địa phương liên quan khẩn trương thống kê thiệt hại, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn mưa đá kéo theo lốc xoáy gây thiệt hại nặng về nhà cửa và cây trồng trên địa bàn huyện Bù Đăng.
Ông Trần Văn Nghĩa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh), cho biết: Rạng sáng 30/10, một trận lốc xoáy đã tràn qua thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc, làm tốc mái hàng chục ngôi nhà, trong đó một số nhà bị tốc mái hoàn toàn. Hiện chính quyền và nhân dân đang tập trung khắc phục, sửa chữa.
Trưa ngày 11/10, do ảnh hưởng của cơn bão số 6 chuyển thành vùng áp thấp, giữa lúc mưa to và rất to, đã xuất hiện một cơn gió lốc xoáy mạnh khiến nhiều ngôi nhà của người dân thôn Đông Trì, xã Bình Hải, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam bị tốc mái và hư hỏng nặng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/10, các khu vực trong cả nước đều có mưa và dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Ngày 23/5, ông Thành Minh Thuận, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ba Tô, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết: Chính quyền xã đang huy động lực lượng thanh niên và dân quân đến nhà người dân bị ảnh hưởng do cơn lốc xoáy chiều 22/5 để giúp các gia đình ổn định chỗ ở, yên tâm sản xuất. Đối với các nhà bị tốc mái nhẹ, lực lượng hỗ trợ người dân đóng lại mái tôn và dọn dẹp lại nhà cửa. Các gia đình bị ảnh hưởng nặng và có hoàn cảnh khó khăn, được chính quyền vận động tạm thời di dời đến nơi ở khác để đảm bảo an toàn.
Khoảng 17 giờ chiều 17/5, trên địa bàn xã biên giới Trường Sơn (huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) đã xảy ra trận mưa dông kèm theo lốc xoáy trên diện rộng gây thiệt hại khá nặng nề cho bà con các dân tộc tại đây.
Tối 11/5, ông Phan Kỳ, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh xác nhận, khoảng 15 giờ 30 phút cùng ngày, trên địa bàn xã Hương Xuân có mưa to kèm lốc xoáy đã làm 133 mái nhà của các hộ dân ở các thôn Vĩnh Trường, Hòa Sơn và Vĩnh Hưng bị tốc mái.
Sáng 26/4, lực lượng chức năng ở xã Đức Hạnh, huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước) đang phối hợp cùng người dân khẩn trương khắc phục hậu quả thiệt hại do trận giông lốc xảy ra vào chiều tối 25/4.
Ngày 21/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Tín, thị xã Phước Long (Bình Phước) Phạm Văn Thuật cho biết, người dân cùng lực lượng chức năng địa phương đang khẩn trương khắc phục thiệt hại do trận mưa to kèm lốc xoáy xảy ra tối 20/4.
Khoảng 16 giờ ngày 21/4 trên địa bàn các xã Xá Lượng, Lượng Minh, Lưu Kiền, Yên Na (huyện Tương Dương) xuất hiện lốc xoáy, gió giật mạnh, kèm theo mưa đá. Theo thống kê chưa đầy đủ của chính quyền địa phương đã có hàng chục ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng; nhiều diện tích hoa màu bị hư hại.
Ngày 18/4, một số xã ở huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị đang khẩn trương khắc phục hậu quả của trận mưa đá kèm lốc xoáy xảy ra vào chiều tối 17/4.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, sáng 31/10, địa bàn xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam xuất hiện một cơn lốc xoáy với cường độ mạnh kèm theo mưa rất to.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dải hội tụ nhiệt đới có trục ở khoảng 13-16 độ vĩ Bắc nối với vùng áp thấp trên khu vực Giữa Biển Đông có vị trí lúc 1 giờ ngày 15/9 ở vào khoảng 14,0-15,0 độ Vĩ Bắc; 114,5-115,5 độ Kinh Đông. Gió mùa Tây Nam ở phía Nam có cường độ trung bình đến mạnh. Trong 24 giờ tới, vùng áp thấp hầu như ít dịch chuyển và chưa có dấu hiệu mạnh lên.
Ngày 26/7, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Cần Thơ cho biết, UBND quận Thốt Nốt đang tiếp tục thống kê thiệt hại và đề xuất phương án hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do cơn lốc xoáy làm 75 căn nhà bị sập, tốc mái.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên khu vực Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 10-17 giờ. Nắng nóng ở Trung Bộ có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.
Chiều 6/6, ông Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước cho biết, trận mưa lớn kèm theo lốc xoáy diễn ra tối 5/6, rạng sáng 6/6 tại huyện biên giới Bù Đốp, gây thiệt hại nặng về nhà cửa và cây trồng.