Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng hiệu quả sản xuất, nhiều nông dân ở Trà Vinh đã trồng luân canh 1 vụ lúa 2 vụ màu cho thu nhập tăng nhiều lần so với độc canh cây lúa. Đơn cử như mô hình luân canh lúa- ngô- khoai môn sáp của nông dân xã Đại An, huyện Trà Cú. Bình quân mỗi vụ trồng khoai môn sáp, nông dân đạt lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha, tăng rất nhiều lần so với vụ lúa trên cùng diện tích.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã bắt đầu hình thành một số mô hình nuôi cá chình và người nuôi đã rất thành công. Qua thời gian hơn 2 năm nuôi, mô hình nuôi cá chình đã đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho người nuôi.
Tổng diện tích trồng hoa kiểng (cảnh) tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 ước đạt 2.427 ha, tăng 770 ha so với năm 2015, với các vùng trồng hoa kiểng chuyên canh như thành phố Sa Đéc, thành phố Cao Lãnh, huyện Lai Vung, Lấp Vò và huyện Cao Lãnh. Mô hình trồng hoa kiểng gắn với du lịch đã được phát triển mạnh ở tỉnh, đặc biệt, mô hình này đã được thành phố Sa Đéc thực hiện thành công.
Năm nay là năm thứ 2, tại huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh thực hiện thành công mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ao nổi lót bạt siêu thâm canh công nghệ cao, cho sản lượng cao gấp 10 lần so với nuôi tôm công nghiệp bình thường, với năng suất bình quân 33 tấn/ha, lợi nhuận từ 600 – 900 triệu đồng/ha/vụ.
Hơn 2 tháng nay, nông dân trồng ớt chỉ thiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh rất phấn khởi do giá ớt luôn ổn định ở mức cao. Cụ thể, ớt chỉ thiên loại I được thương lái mua tại ruộng có giá từ 60.000-70.000 đồng/kg; loại II , III dao động từ 35.000-45.000 đồng/kg. Với mức giá cao này, người trồng đạt lợi nhuận khoảng 50 triệu đồng/công (1công=1.000m2) trong 4-5 tháng vòng đời của cây ớt.