
Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Kon Tum và Lâm Đồng
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 15 giờ 40 phút đến 20 giờ 40 phút, khu vực các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 15 giờ 40 phút đến 20 giờ 40 phút, khu vực các tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Với sự nỗ lực, chung tay của chính quyền từ Trung ương đến địa phương, nhiều hộ dân vùng lũ Mường Pồn đã được hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà mới kiên cố, an toàn, để sớm “an cư lạc nghiệp”.
Ngày 12/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban ngành có liên quan triển khai kế hoạch chủ động ứng phó với mưa lớn.
Tới nay vẫn còn 151 hộ dân vẫn chưa nhận đủ tiền hỗ trợ di dời với số tiền gần 3 tỷ đồng, hiện người dân mong nhà nước sớm chi trả nốt số tiền còn lại để ổn định đời sống.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa phê duyệt nhiệm vụ “Điều tra, đánh giá hiện trạng và lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, bản đồ phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét trên địa bản tỉnh Quảng Trị” theo Quyết định số 1262/QĐ-TTg ngày 27/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 19 giờ, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (39-49km/h), giật cấp 8; di chuyển chậm theo hướng Nam Đông Nam, tốc độ khoảng 3km/h.
Do ảnh hưởng của bão số 6, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to đến rất to; nhiều điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập lụt cao.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình cảnh báo, từ 27/10 đến ngày 29/10, trên các sông tỉnh Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên sông Gianh ở mức báo động 1 đến báo động 2, trên sông Kiến Giang ở mức báo động 2 đến báo động 3.
Theo thông tin từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, trong 12 giờ qua (từ 20 giờ ngày 15/10 đến 7 giờ ngày 16/10), trên địa bàn tỉnh có mưa to dẫn tới lũ trên các sông, suối dâng cao; cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất tại nhiều khu vực trên địa bàn.
Ngày 2/10, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang thông tin, trong ngày 1/10 và 2/10, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to tại các xã: Phúc Yên (huyện Lâm Bình), Sinh Long (huyện Na Hang) với lượng mưa 50mm; Tân Trào (huyện Sơn Dương) với lượng mưa trên 55mm, nguy cơ xảy ra lũ quét, sụt lún, sạt lở đất, đá tại 36 xã trong tỉnh.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta. Hồi 4 giờ ngày 2/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,6 độ Vĩ Bắc; 119,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17.
Khoảng 22 giờ ngày 30/9, lũ quét bất ngờ cuốn qua 4 bản của xã Lượng Minh, huyện Tương Dương (Nghệ An). Rất may không gây thiệt hại về người.
Ngày 18/9, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng cho biết, qua thống kê cho thấy hiện toàn tỉnh có 510 vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập lụt, lũ quét, ngập úng trong mùa mưa. Trong đó, có 396 vị trí nguy cơ sạt lở, 101 vị trí ngập úng, lũ quét, 3 vị trí sụt lún.
Yên Bái là địa phương nằm ở khu vực có địa hình đồi núi phức tạp. Thành phố Yên Bái, Lục Yên, các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Yên… đều đối mặt với nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét.
Tỉnh Lào Cai đang huy động lực lượng tại chỗ phối hợp cùng lực lượng Quân đội, Công an tổ chức tìm kiếm cứu nạn các nạn nhân của trận lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào sáng 10/9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Tỉnh Lào Cai đang dồn lực tập trung triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục thiên tai tại các địa phương. Đặc biệt tại huyện Bảo Yên, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn sau trận lũ quét, sạt lở đất đặc biệt nghiêm trọng vào 6 giờ ngày 10/9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.
Chiều 10/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường thông tin, sáng 10/9, một trận lũ ống, lũ quét kinh hoàng đã xảy ra tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Ngày 10/9, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ban hành Quyết định 1814/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh với tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng.
Sau khi thị sát tình hình lũ lụt và công tác ứng phó tại xã Tiên Sơn và Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, trưa 10/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với tỉnh Bắc Giang, họp trực tuyến với điểm cầu Trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 9/9, lũ trên sông Thao (Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ), sông Lô (Hà Giang, Tuyên Quang), sông Lục Nam và sông Thương (Bắc Giang), sông Thái Bình (Hải Dương) đang lên; sông Hoàng Long tại Bến Đế đang xuống.
Chiều 8/9, UBND thị xã Sa Pa (Lào Cai) cho biết, do mưa lớn liên tục trong nhiều giờ, trên địa bàn thị xã Sa Pa xảy ra lũ quét vùi lấp 4 ngôi nhà khiến 17 nạn nhân thương vong và mất tích. Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang được tỉnh Lào Cai tích cực triển khai.
Tại một số địa phương nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất, trong đó đặc biệt cần lưu ý các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3.
Cùng với công tác khắc phục hậu quả bão số 3, các địa phương cần chủ động phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 26/8, khu vực phía Tây Bắc Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 80mm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tính từ 3 giờ ngày 24/8 đến 3 giờ ngày 25/8, khu vực các tỉnh Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, lượng mưa từ 90 - 195,6 mm. Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có Công điện số 5398/BTNMT-TCKTTV yêu cầu các đơn vị trực thuộc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cấp bách để ứng phó với tình hình mưa lũ, sạt lở đất, lũ quét.
Chiều 4/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng đoàn công tác đã tiến hành kiểm tra công tác khắc phục hậu quả trận lũ quét lớn xảy ra ngày 25/7 ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Sáng 1/8, trạm y tế lưu động tại nơi xảy ra lũ quét ở xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chính thức đi vào hoạt động. Cùng với việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, các cán bộ của trạm còn phân công đến từng bản để kiểm tra môi trường, hướng dẫn nhân dân vệ sinh nhà cửa, vật dụng và phun khử khuẩn…
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 29 đến 30/7, khu vực Bắc Bộ sẽ có những đợt mưa vừa, mưa to và dông; cục bộ có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến dao động từ 50-150mm ở vùng núi và trung du, từ 30-100mm ở đồng bằng. Đặc biệt, có nơi mưa lên tới trên 250mm ở vùng núi và trung du, trên 150mm ở đồng bằng.
Liên quan đến trận lũ quét xảy ra vào rạng sáng 25/7, khiến 5 người mất tích, chiều 28/7, các lực lượng chức năng tỉnh Điện Biên tiếp tục phát hiện một thi thể nam giới tại khu vực lòng hồ Long Tạo, xã Huổi Mí, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.