
Bình Định đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh
Tỉnh Bình Định vừa đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh trước sự mong đợi của hàng nghìn hộ dân thành phố Quy Nhơn.
Tỉnh Bình Định vừa đưa vào sử dụng hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh trước sự mong đợi của hàng nghìn hộ dân thành phố Quy Nhơn.
Ngày 9/2, Phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) cho biết, hơn 2.700 ha lúa non bị ngập sâu trong nước do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài.
Ngày 24/11, thông tin từ báo cáo nhanh của Văn phòng thường trực về phòng chống thiên tai tỉnh Bình Định cho biết, từ ngày 22- 24/11, trên địa bàn tỉnh Bình Định có mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa trung bình là 145mm.
Trong những ngày qua, triều cường và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã gây ngập úng trên một số loại cây trồng. Ngành nông nghiệp đã thống kê được trên 120 ha cây trồng bị ngập úng do triều cường.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 11/10, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm, mưa tập trung vào chiều và đêm. Khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa rào và rải rác và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 90mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cường suất lớn (>90mm/6h); trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc...
Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại một số địa phương, hàng nghìn học sinh ở các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Hương Khê… phải nghỉ học.
Ngày 10/9, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ký ban hành Quyết định 1814/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh với tình huống: Mưa lớn, lũ quét, sạt lở, ngập úng.
Ngày 10/9, Đại diện Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố xảy ra mưa cục bộ tập trung tại một số quận, huyện. Cụ thể, tại thời điểm 6 giờ 30 phút, qua công tác kiểm tra của công ty, trên địa bàn thành phố còn một số điểm úng ngập ở một số tuyến đường như: Vĩnh Hưng, Đường 2,5 hồ Đền Lừ, Thái Hà, Quan Nhân, Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm.
Ngày 4/9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công điện gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Nghệ An trở ra về việc chủ động ứng phó bão số 3.
Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, kết hợp với gió hội tụ trên cao, từ đêm 20/8 đến ngày 22/8, nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa rào, có nơi mưa to đến rất to.
Sơn La đã chịu ảnh hưởng 4 đợt mưa lớn kéo dài, gây ngập úng cục bộ tại thành phố Sơn La, huyện Thuận Châu và Sông Mã. Tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra tại huyện Mai Sơn, Thuận Châu, Bắc Yên. Thiên tai đã làm 13 người chết, 9 người bị thương; thiệt hại trên 2.800 ngôi nhà; trong đó 283 gia đình phải di rời khẩn cấp. Ngoài ra, còn gây thiệt hại trên 5.700 ha đất nông nghiệp, trong đó, gần 4.200 ha lúa, hơn 1.000 ha cây công nghiệp và cây rau màu của người dân bị thiệt hại; ảnh hưởng 195 công trình thủy lợi, 11 công trình nước sinh hoạt; làm gãy đổ hơn 500 cột điện, cột viễn thông và hàng chục công trình hạ tầng khác. Tổng thiệt hại ước tính gần 555 tỷ đồng.
Ngày 11/8, trên địa bàn các huyện Trùng Khánh, Hà Quảng, Nguyên Bình, Hòa An (tỉnh Cao Bằng) có mưa dông diện rộng, gây ngập úng cục bộ, sạt lở đất.
Trong các ngày 4-5/8, ở huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang đã có mưa lớn, gây sạt lở đất khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Mưa lớn còn gây sạt lở nhiều tuyến đường giao thông; hàng chục ha hoa màu bị ảnh hưởng, nhiều diện tích ruộng bị ngập úng... Ước tính thiệt hại ban đầu khoảng 2 tỷ đồng.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 27 đến 31/7 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xuất hiện mưa lớn kéo dài trên diện rộng khiến cho nhiều công trình giao thông bị sạt lở, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Từ ngày 23 - 26/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, lũ quét, ngập úng làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cơ sở hạ tầng. Ước tổng thiệt hại khoảng 284,392 tỷ đồng.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 39.772,7 ha cây trồng bị ngập úng, tăng 16.614,2 ha so với ngày 24/7.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 44.541 ha diện tích cây trồng bị ngập úng, giảm 11.440 ha so với ngày 20/7; trong đó, Hà Nội 731 ha, Hà Nam 6.554 ha, Ninh Bình 9.886 ha, Nam Định 27.370 ha. Dự kiến, sau 1-2 ngày vận hành công trình tiêu úng, diện tích trên sẽ hết ngập (nếu không tiếp tục có mưa lớn).
Chiều 3/7, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn cho biết, trận mưa lớn liên tục kéo dài đã gây thiệt hại lớn về nhà ở, tài sản, đường giao thông, thủy lợi và sản xuất nông nghiệp của nhân dân, chủ yếu trên địa bàn huyện Bắc Sơn.
Trong 2 ngày 2 - 3/7, mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đã khiến nhiều địa phương ở Hà Giang bị ngập úng cục bộ.
Sau nhiều giờ khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực khắc phục hậu quả do thiên tai mưa lũ gây ra từ đêm 24/6, tính đến 17 giờ ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn điểm ách tắc giao thông do sạt lở, ngập úng.
Đêm 24, rạng sáng 25/6, mưa lớn kèm theo dông, sét xảy ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã gây nhiều thiệt hại về nhà ở, sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, nhiều tuyến đường giao thông tại các địa bàn vùng cao bị sạt lở, ngập úng cục bộ khiến việc lưu thông của người dân gặp khó khăn.
Từ ngày 15-18/6, trên địa bàn các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Hòa An, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) có mưa dông diện rộng, mưa to cục bộ (lượng mưa từ 51,6-86,4mm), xảy ra lũ, sạt lở đất đá gây thiệt hại nhà ở, hoa màu, tài sản của nhân dân, công trình trụ sở cơ quan, hạ tầng giao thông. Ước tính thiệt hại gần 13 tỷ đồng.
Theo ông Lê Anh Dũng, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hà Giang, từ đêm 9/6 đến chiều 10/6, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra lũ ống, lũ quét, gây sạt lở đất, ngập úng cục bộ tại nhiều địa phương. Mưa lũ đã khiến 3 người chết, thiệt hại ban đầu ước tính đến chiều 10/6 là trên 24 tỷ đồng.
Sáng 9/6/2024, trận mưa lớn kéo dài đã gây ngập úng cục bộ một số tuyến phố trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên). Nước ngập sâu khiến cho các phương tiện giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cho biết, từ đêm 15/5 đến sáng 16/5, trên địa bàn huyện Bảo Yên xảy ra mưa vừa, mưa to. Đặc biệt, tại địa bàn các xã Kim Sơn, Cam Cọn, Bảo Hà, Xuân Thượng, Yên Sơn... xuất hiện mưa to kèm theo dông lốc, sét đánh gây ảnh hưởng, thiệt hại đến tài sản, cơ sở vật chất và đời sống nhân dân.