Giáo sư Vũ Khiêu - người đặt nền móng cho ngành Xã hội học Việt Nam

Giáo sư Vũ Khiêu - người đặt nền móng cho ngành Xã hội học Việt Nam

Giáo sư Vũ Khiêu tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19/9/1916 tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Là người được thừa hưởng truyền thống hiếu học của gia tộc Đặng Vũ, sau khi tốt nghiệp tú tài trường Bonnal (Ngô Quyền - Hải Phòng) từ thời thuộc Pháp, ông đã bền bỉ nghiên cứu văn hóa Đông - Tây, từ cổ đại đến hiện đại. Năm 1935, ông về Hà Nội dạy học và đi theo cách mạng. Với vốn kiến thức được tích lũy trong suốt cuộc đời, ông trở thành một nhà nghiên cứu văn hóa lớn. Cuộc đời cách mạng và công tác của Giáo sư Vũ Khiêu phần lớn gắn bó với Hà Nội. Giáo sư Vũ Khiêu được nhiều người "phong" là nhà Nho cuối cùng của Việt Nam.
Tòng Văn Hân - “Cha đẻ” của những công trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa người Thái đen

Tòng Văn Hân - “Cha đẻ” của những công trình sưu tầm, nghiên cứu văn hóa người Thái đen

Tại tỉnh Điện Biên, dân tộc Thái là một trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn, chiếm gần 40% dân số toàn tỉnh. Sau quá trình hàng trăm năm thiên di, định cư, lập bản tại vùng đất Mường Then - Mường Thanh, người Thái, ngành Thái đen (“Tày Đăm”) đã tạo dựng cho mình những phong tục, tập quán và bản sắc văn hóa độc đáo, đặc trưng. Tuy nhiên, cùng với quá trình cộng cư, sự hòa đồng về lối sống, sự ảnh hưởng qua lại về phong tục, tập quán giữa các dân tộc với nhau, văn hóa của cộng đồng người Thái đen đã chịu những tác động sâu sắc, dẫn đến nhiều nét văn hoá cổ dần bị mai một.