Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân

Nhiều diện tích sản xuất vụ Đông Xuân của người dân xã Phước Thắng phải gieo sạ lại lần thứ 3, trước đó người dân gieo sạ thì bị ngập úng, hư hại. Ảnh: Tường Quân - TTXVN
Nhiều diện tích sản xuất vụ Đông Xuân của người dân xã Phước Thắng phải gieo sạ lại lần thứ 3, trước đó người dân gieo sạ thì bị ngập úng, hư hại. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Do ảnh hưởng của đợt mưa muộn cuối năm 2021 và thủy triều dâng từ đầu năm 2022 đến nay, hàng trăm ha ruộng sản xuất vụ Đông Xuân của người dân vùng rốn lũ tỉnh Bình Định vẫn còn bị ngập trong nước chưa thể gieo sạ được. Hiện nông dân đang khẩn trương dùng máy bơm nước ở các chân ruộng ra ngoài để gieo sạ cho kịp thời vụ, đồng thời sử dụng các loại giống ngắn ngày để tránh hạn, mặn vào thời điểm cuối vụ, đảm bảo năng suất thu hoạch.

Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân ảnh 1Do bị ngập nước trong nhiều ngày nên các chân ruộng tại xã Phước Thắng xuất hiện ốc bưu và cua khiến người dân gặp khó khăn khi xuống giống vụ Đông Xuân. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Xã Cát Chánh (huyện Phù Cát) là một trong những vùng rốn lũ của tỉnh Bình Định, thường xuyên bị ngập úng khi có mưa lớn xảy ra. Ở một số thôn phía Đông của xã còn thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều đầm Thị Nại dâng cao nên ruộng lúa hay bị ngập và khó thoát nước được.

Ông Đặng Văn Đông (thôn Chánh Định, xã Cát Chánh) có 3.000 m2 sản xuất vụ Đông Xuân nhưng phải gieo sạ đến ba lần, hai lần trước ông gieo sạ thì bị mưa lụt gây ngập úng, trôi giống. Ông Đông cho biết, năm nay do mưa lụt bất thường nên ông và nhiều nông dân trong xã bị thiệt hại nặng. Đến thời điểm hiện tại đã hết mưa và nước trong ruộng rút dần nên ông tranh thủ gieo sạ cho kịp lịch thời vụ.

Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân ảnh 2Nhiều diện tích ruộng của người dân xã Cát Chánh vẫn chưa thể gieo sạ vụ Đông Xuân được do vẫn còn ngập nước. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Theo ông Đinh Hữu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Cát Chánh, toàn xã hiện còn trên 150 ha ruộng chưa thể sản xuất được do bị ngập úng. Ở một số chân ruộng khác, nông dân dùng máy móc hút nước ra ngoài để tiến hành gieo sạ. Hiện địa phương cũng đang lập danh sách các hộ dân bị hư hại giống lúa do ngập úng trong mưa lụt để trình tỉnh hỗ trợ theo quy định.

Tại cánh đồng thuộc thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) trong những ngày qua, nhiều nông dân đang khẩn trương làm đất để tiến hành gieo sạ vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022. Cánh đồng này cũng vừa rút nước lũ cách đây hai ngày. Trước đó, đợt mưa muộn cuối tháng 12/2021 đã gây ngập úng khiến nhiều diện tích lúa gieo sạ bị ngập úng, hư hại.

Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân ảnh 3Nông dân xã Cát Chánh tập trung gieo sạ muộn vụ Đông Xuân khi nước trên các chân ruộng vừa rút. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Ông Đỗ Ngọc Châu (thôn Phổ Đồng, xã Phước Thắng) có trên 5.000 m2 ruộng sản xuất trong vụ Đông Xuân này cho biết, đây là lần thứ ba ông gieo sạ. Trước đó, một lần ông gieo sạ thì trúng đợt mưa lụt cuối tháng 12/2021 nên bị nước lũ cuốn trôi hoàn toàn. Lần thứ hai, ông Châu ngâm giống chuẩn bị gieo sạ thì bị thủy triều từ đầm Thị Nại dâng cao ngập hết chân ruộng nên ông cũng bỏ giống không gieo sạ được.

Đến thời điểm hiện tại, ông Châu dùng máy bơm hút hết nước trong chân ruộng ra và tiến hành gieo sạ. Do gieo sạ muộn so với lịch thời vụ nên ông sử dụng giống lúa ngắn ngày ĐV 108 để tránh được thời điểm hạn mặn ở cuối vụ.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước), địa phương là vùng rốn lũ của huyện Tuy Phước nên thường xuyên bị ngập úng khi có mưa lớn. Trong đợt mưa lớn bất thường váo cuối năm 2021, toàn xã có 500 ha ruộng vừa gieo sạ vụ Đông Xuân thì bị ngập úng, trôi giống. Đến thời điểm hiện tại, xã còn 120 ha ruộng bị ngập nước nên nông dân vẫn chưa gieo sạ được.

Hiện nay, địa phương vận động người dân nước rút đến đâu sẽ tiến hành gieo sạ đến đó. Người dân cũng có thể dùng máy bơm để hút nước ra khỏi chân ruộng rồi gieo sạ. Xã cũng đã cử lực lượng tiến hành nạo vét kênh mương để tiêu nước. Đồng thời, lập danh sách các hộ dân bị hư hại giống để hỗ trợ theo quy định.

Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân ảnh 4Các máy bơm nước hoạt động liên tục để hút nước ra ngoài khi người dân tiến hành gieo sạ vụ Đông Xuân. Ảnh: Tường Quân – TTXVN

Xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) và xã Cát Chánh (huyện Phù Cát) nằm ở vùng trũng thấp của hạ lưu sông Kôn, lại chịu ảnh hưởng của thủy triều đầm Thị Nại nên các chân ruộng thường xuyên bị ngập úng, khó thoát nước ra ngoài. Mưa lớn qua nhiều đợt cũng làm xuất hiện ốc bươu vàng nên nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất vụ Đông Xuân.

Chị Nguyễn Thị Ngơ (xã Cát Chánh) có 2.000 m2 đất ruộng sản xuất Đông Xuân nhưng do bị ngâm trong nước nhiều ngày, ốc bưu vàng sinh sôi rất nhiều, nếu không kịp thời diệt trừ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây lúa. Chị Ngơ phải bắt ốc bưu vàng bằng phương pháp thủ công rồi mới gieo sạ, tránh hư hại cho cây lúa về sau.

Trong khi đó, nhiều nông dân có ruộng bị ngập lâu ngày tại xã Phước Thắng (huyện Tuy Phước) cũng đang tập trung bắt ốc bưu vàng ra khỏi chân ruộng của mình rồi mới gieo sạ. Vì theo kinh nghiệm, ốc bưu vàng nếu không diệt trừ ngay từ đầu vụ sẽ phát triển nhanh trong thời gian cây lúa sinh trưởng, đến lúc này sẽ rất khó diệt trừ hết được.

Theo ông Phan Văn Khiêm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước, toàn huyện hiện còn trên 260 ha diện tích ruộng sản xuất vụ Đông Xuân 2021 - 2022 bị ngập nước chưa xuống giống được. Địa phương đang vận động người dân tích cực bơm nước ra ngoài để gieo sạ các loại giống ngắn ngày, đảm bảo năng suất.

Nông dân vùng rốn lũ Bình Định gieo sạ muộn vụ Đông Xuân ảnh 5Nhiều diện tích sản xuất vụ Đông Xuân của người dân xã Phước Thắng phải gieo sạ lại lần thứ 3, trước đó người dân gieo sạ thì bị ngập úng, hư hại. Ảnh: Tường Quân - TTXVN

Ông Khiêm cho biết thêm, do mưa lụt cuối năm 2021 nên nhiều diện tích ruộng tại các xã Phước Quang, Phước Hưng, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng của huyện Tuy Phước xuất hiện ốc bưu vàng với mật độ dày, nguy cơ gây hại cho cây lúa rất cao. Qua kiểm tra trên đồng ruộng, mật độ ốc bưu vàng bình quân 20 con/m2, có nơi từ 60-80 con/m2.

Để bảo vệ lúa Đông Xuân, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tuy Phước đã phối hợp với 14 hợp tác xã nông nghiệp và các trạm khuyến nông trên địa bàn tổ chức hướng dẫn nông dân bắt thủ công đối với diện tích xuất hiện ốc bưu vàng ít; còn diện tích ruộng có ốc bưu vàng nhiều thì sử dụng thuốc đặc hiệu để phun diệt trừ.

Tường Quân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.