Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long: Gỡ “điểm nghẽn” nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp

Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long: Gỡ “điểm nghẽn” nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg năm 2022 Về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo đó, một trong những giải pháp quan trọng được xác định triển khai là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khuyến khích cơ sở giáo dục đại học tại vùng thu hút chuyên gia, trí thức trẻ; đồng thời tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đối với các ngành phù hợp cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn toàn vùng.

Phát triển kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long: Gỡ “điểm nghẽn” nhân lực chất lượng cao trong nông nghiệp ảnh 1Cánh đồng lúa thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trên cao. Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Điểm nghẽn từ chính nguồn nhân lực

Giữ vị thế hết sức quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và trong giao thương với các nước ASEAN, Tiểu vùng sông Mê Công, Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa, trung tâm sản xuất thủy sản, trái cây lớn nhất cả nước, đóng góp 31,37% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) toàn ngành nông nghiệp với hơn 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản, 70% lượng trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu. Song hiện nay, một trong những điểm nghẽn, khó khăn trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng có nhiều thế mạnh này là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của các địa phương trong vùng.

Tại lễ Công bố Báo cáo kinh tế thường niên Đồng bằng sông Cửu Long năm 2022 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa tổ chức, các chuyên gia đã nêu một trong những thách thức đối với phát triển kinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp của đồng bằng là vốn tri thức và kỹ năng của lao động còn thấp. Cụ thể, hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 14,9% và tỷ trọng lực lượng lao động có trình độ đại học trở lên là 6,8%, thấp nhất cả nước. Ngoài ra, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của đồng bằng năm 2020 là 3,47%, cao thứ 2 toàn quốc, chỉ sau khu vực Tây Nguyên.

Tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn cho Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện ngay từ góc độ tuyển sinh và đào tạo nhân lực cho lĩnh vực này. Thông tin từ Hội đồng tuyển sinh một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, trong vài năm trở lại đây, ngành Khoa học thủy sản của trường rất khó tuyển sinh. Một trong những nguyên nhân là do thí sinh “e ngại” ngành học mang tính đặc thù, môi trường làm việc thường ở vùng nông thôn. Trong khi đó, thực tế là thị trường lao động trong nước, đặc biệt là tại các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản đang cần rát nhiều lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo, chất lượng cao liên quan đến lĩnh vực này.

Khó khăn trong khâu tuyển sinh do người học chưa mặn mà”, sau khi được đào tạo, nhiều sinh viên cũng không muốn quay trở về quê để làm việc. Phó Giáo sư Đàm Sao Mai, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, đang xảy ra hiện tượng "nước chảy chỗ trũng" đối với nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực lĩnh vực nông nghiệp.

Nhiều sinh viên sau khi học xong không muốn trở về quê vì quan niệm ở lại thành phố có nhiều cơ hội việc làm, thu nhập tốt hơn. Trong khi đó, nguồn nhân lực tại chỗ ở một số tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là lao động trẻ, có ý chí khởi nghiệp thì nhiều người lại chưa được đào tạo bài bản, chưa đầy đủ kiến thức mang tính nền tảng nên gặp nhiều khó khăn khi tiếp thu, cập nhật các kỹ thuật mới hoặc đưa sản phẩm từ các mô hình khởi nghiệp ra thị trường.

Tăng cường đào tạo, thu hút nhân lực


Trước thực trạng này, để nguồn nhân lực thực sự là nền tảng kiến tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo các chuyên gia, cần tăng cường đổi mới đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Phó Giáo sư Võ Văn Thắng cho rằng: một trong những giải pháp thu hút người học là các trường cần tiếp tục đổi mới, thiết kế lại chương trình đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Chương trình đào tạo cập nhật phù hợp nhu cầu thực tế, theo định hướng phát triển nông nghiệp với công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hiện nay dự án “Tăng cường giáo dục đại học lĩnh vực nông nghiệp tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tài trợ đang được triển khai với mục tiêu phát triển toàn diện chất lượng giáo dục lĩnh vực nông nghiệp và các ngành liên quan tại Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh góp phần phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khuôn khổ dự án, từ nay đến năm 2028 sẽ có nhiều nội dung được thực hiện như cử các cán bộ chuyên ngành nông nghiệp và những chuyên ngành liên quan, đi đào tạo tại Hàn Quốc trình độ sau đại học, cải tiến các chương trình đào tạo đang được vận hành tại Khoa Nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên của Trường Đai học An Giang, xây dựng các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp…, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học ngành nông nghiệp, làm tiền đề cho phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ Trần Thái Nghiêm đề xuất: Hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn với ba "biến" đó là biến đổi khí hậu, biến đổi thị trường và biến đổi của xu thế tiêu dùng. Do đó chiến lược, nội dung đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực nông nghiệp cho vùng rất cần được chú trọng cung cấp các kiến thức, kỹ năng phù hợp với các yếu tố biến đổi này, từ đó nguồn nhân lực có những đóng góp hiệu quả vào sự phát triển bền vững của toàn vùng.

Từ góc độ doanh nghiệp - người sử dụng lao động, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinamit cho rằng, đối với đào tạo nhân lực lĩnh vực nông nghiệp cho đồng bằng sông Cửu Long, cần phải đi sâu vào đào tạo nhân lực với chuyên môn về nông nghhiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, từ đó áp dụng vào canh tác, chăn nuôi, mới có được những sản phẩm nông nghiệp đáp ứng tất cả các thị trường khó tính trên toàn cầu.

Liên quan đến giải pháp thu hút nhân lực lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Phó Giáo sư Trần Lê Quan, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh) đề xuất, trong quy chế tuyển sinh, cần có thêm chính sách để thu hút người học ngành nông nghiệp. Đồng thời, các địa phương cần có thêm các chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài cho địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của vùng.

Còn theo lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025, UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững. Theo đó, tỉnh tổ chức cập nhật kiến thức cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương.

Đồng Tháp cũng đưa vào vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục cho học sinh, sinh viên chuyên ngành nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn, nông học của Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, học viên của Trường Chính trị tỉnh các kiến thức tổng quan về tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, kinh tế tập thể cùng các chuyên đề sâu như tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng hợp tác - liên kết - thị trường - giảm giá thành - tăng chất lượng - chế biến tinh và đa dạng sản phẩm, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, xây dựng làng thông minh, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong giai đoạn mới.

Thanh Trà

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Ngày 20/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, vụ sạt lở đất đá trên Quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khiến các phương tiện không thể lưu thông hai chiều.

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”