
Hấp dẫn các hoạt động trong “Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025”
Ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2025 chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”.
Ngày 31/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức họp báo giới thiệu Năm Du lịch quốc gia 2025 chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, Vận hội mới”.
Do ảnh hưởng của dòng chảy và điều kiện thời tiết bất lợi đã khiến tình trạng sạt lở bờ sông Rào Cùng, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế trở nên nghiêm trọng, đe dọa đến tài sản và tính mạng của nhiều hộ dân nơi đây.
Sáng 3/12, tại thành phố Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Tọa đàm "Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học góp phần phát triển chăn nuôi bền vững".
Ngày 29/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1481/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên - Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Ngày 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Tri thức may, mặc áo dài Huế”.
A Lưới (Thừa Thiên - Huế) là huyện vùng cao có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với trải nghiệm văn hóa. Để phát huy tiềm năng này, huyện đã đẩy mạnh khai thác những giá trị văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng…
Xác định giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt, thời gian qua, Thừa Thiên - Huế triển khai nhiều chương trình, phong trào nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ này, trong đó có phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”. Sau hơn 2 năm triển khai, phong trào đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên toàn tỉnh; giúp Thừa Thiên - Huế tiến gần hơn với mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Chiều 5/11, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Phú Lộc (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng di dời 23 hộ dân với 88 nhân khẩu sống gần khu vực núi Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều 27/10, bão số 6 đã đi vào đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng. Hồi 13 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc, 107,9 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc, 108,2 độ Kinh Đông, trên vùng ven biển Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9 (từ 75-88km/h), giật cấp 12; di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 15-20km/h.
Trước diễn biến của bão số 6, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phát đi thông báo yêu cầu người dân không được ra đường từ 7 giờ ngày 27/10 (trừ các trường hợp làm nhiệm vụ và các trường hợp đặc biệt) cho đến khi có thông báo mới.
Ngày 22/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan trực tiếp kiểm tra tình hình sạt lở tại xã Phú Thuận và yêu cầu địa phương khẩn trương xử lý, gia cố khẩn cấp điểm sạt lở. Bờ biển Phú Thuận là điểm thường xuyên xảy ra sạt lở. Thời tiết bất lợi những ngày qua khiến tình trạng sạt lở diễn biến nghiêm trọng hơn.
Ngày 19/10, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức khởi công công trình nhà nhân đạo trong chương trình “Mảnh ghép nhà yêu thương” cho gia đình bà Phạm Thị Gái, trú tại tổ dân phố Lai Thành I, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà.
Thừa Thiên - Huế là vùng đất bảo lưu nhiều dấu tích văn hóa Champa độc đáo về nghệ thuật, đa dạng về thể loại và có giá trị về mỹ thuật. Những di sản văn hóa đó không chỉ phán ánh rõ nét về một giai đoạn lịch sử mà còn là một thành tố quan trọng trong bản sắc văn hóa Huế.
Công nghiệp văn hóa là quá trình ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cùng kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực sáng tạo, nguồn vốn văn hóa để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân. Với lợi thế về những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đồ sộ đã được thế giới vinh danh, Thừa Thiên - Huế đang hướng đến từng bước hình thành phát triển ngành công nghiệp văn hóa di sản để đem lại những giá trị kinh tế bền vững.
Thừa Thiên - Huế hiện là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa thế giới được UNESCO ghi danh là: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở hoàng cung Huế. Việc sở hữu nhiều danh hiệu quốc tế đã khẳng định những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô, mang lại nhiều lợi ích khác nhau. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những yêu cầu cao về việc khai thác hiệu quả những danh hiệu của UNESCO để trở thành nguồn lực cho phát triển, thương hiệu phục vụ cho ngành công nghiệp văn hóa.
Tối 8/9, Tỉnh đoàn, Ban Từ thiện xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình Trung thu cho em với chủ đề “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với sự tham gia của hơn 1.000 em nhỏ vùng núi A Lưới.
Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thông tin, theo thống kê, từ đầu năm đến ngày 2/9/2024 có hơn 2,1 triệu lượt du khách đến tham quan các điểm di tích, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trên địa bàn tỉnh; doanh thu ước đạt hơn 318 tỷ đồng; trong đó khách quốc tế đạt gần 855.000 lượt. Đặc biệt, trong ngày Quốc khánh 2/9, lượng du khách đổ về Thừa Thiên – Huế cao vượt trội so với cùng kỳ năm 2023; trong đó khách du lịch nội địa có 66.000 lượt người, khách quốc tế có hơn 2180 lượt người.
Ngày 22/8, tại thành phố Huế, Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội nghị giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa đại biểu dân tộc thiểu số, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc tuyến biên giới năm 2024.
Vừa qua, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc miền núi tỉnh lần thứ 15 năm 2024. Ngày hội thu hút sự tham gia của trên 450 diễn viên, vận động viên không chuyên đến từ các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà và hàng nghìn người dân địa phương.
Ngày 28/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế thông tin, sau hơn 2 tháng tiến hành thăm dò và khai quật tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc, đoàn chuyên gia đến từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có nhiều phát hiện quan trọng về quy mô, cấu trúc mặt bằng tổng thể di tích Tháp đôi Liễu Cốc; đồng thời cũng đã đưa lên khỏi lòng đất hàng ngàn di vật tiêu biểu, góp phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu, nhận thức về công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm.
Tối 27/6, đông đảo người dân Thừa Thiên - Huế về tại điểm du lịch cộng đồng cầu ngói Thanh Toàn (di tích cấp quốc gia tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) tham dự Khai mạc “Chợ quê ngày hội” do UBND thị xã Hương Thủy tổ chức.
Chiều 24/6, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức phát động Tuần lễ Áo dài cộng đồng Huế 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo các nghệ nhân, nhà thiết kế, du khách và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Chiều 14/6, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị vừa cứu hộ kịp thời 3 sinh viên đi lạc trong núi Hòn Vượn, thuộc phường Hương Hồ, thành phố Huế.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, tối 8/6, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp tổ chức Lễ hội ánh sáng tại Thái Bình Lâu - Đại nội Huế.
Giá trị văn hóa, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên của vùng sâu trong đất liền rộng lớn đang từng bước được khai thác bền vững để xây dựng môi trường du lịch đảm bảo tính sinh thái, nhân văn và chia sẻ lợi ích với cộng đồng.
Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.
Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Gié - Triêng và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.
Ngày 26/5, lãnh đạo Đồn Biên phòng Cửa khẩu cảng Thuận An (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế) thông tin, các lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể công nhân tử vong do đuối nước trong quá trình tắm biển ở phường Thuận An, thành phố Huế.
Tối 18/5, tại di tích quốc gia đặc biệt Đình làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, thành phố Huế, Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên – Huế tổ chức khai mạc Ngày hội làng Dương Nỗ với chủ đề “Dương Nỗ - Hành trình Tháng Năm”, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024).