TTXVN giữ vững vị thế dòng thông tin chính thống, chủ lực (Bài 1)

Nhóm phóng viên TTXVN và Báo Hải quân Việt Nam tác nghiệp về nội dung công ty hậu cần hỗ trợ các nhu yếu phẩm, vật liệu phục vụ cho ngư dân vươn khơi bám biển tại huyện đảo Trường Sa hồi tháng 5/2021. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN
Nhóm phóng viên TTXVN và Báo Hải quân Việt Nam tác nghiệp về nội dung công ty hậu cần hỗ trợ các nhu yếu phẩm, vật liệu phục vụ cho ngư dân vươn khơi bám biển tại huyện đảo Trường Sa hồi tháng 5/2021. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Năm nay, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) 76 tuổi, với những thành tựu, dấu ấn tự hào. Trong suốt chặng đường xây dựng, phát triển, những người làm báo Thông tấn luôn có mặt tại những chiến trường ác liệt; những sự kiện chính trị quan trọng nhất của đất nước; những "điểm nóng" về dịch bệnh, thiên tai, bão lũ... Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm với Đảng, Nhà nước, nhân dân và cũng là trọng trách, vinh dự lớn lao của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên TTXVN trong việc truyền tải thông tin, góp phần thực hiện hiệu quả chức năng cung cấp nguồn tin chính thống, dòng tin chủ lực, chi phối dư luận xã hội.

Hòa cùng nhịp sống sôi động của đất nước, Giải báo chí TTXVN được tổ chức hằng năm đã thu hút sự tham gia đông đảo của các phóng viên, biên tập viên toàn ngành. Những tác phẩm được tôn vinh qua Giải báo chí TTXVN hằng năm là những tác phẩm báo chí tiêu biểu nhất, được thể hiện sinh động bằng các loại hình thông tin, gắn liền với những sự kiện, vấn đề thời sự quan trọng nhất của đất nước.

Chùm 2 bài viết "TTXVN giữ vững vị thế dòng thông tin chính thống, chủ lực", phần nào phản ánh những nỗ lực cố gắng của đội ngũ phóng viên thông tấn, không ngại khó khăn, nguy hiểm, dấn thân trong hoạt động nghề nghiệp, bám sát và phản ánh kịp thời các sự kiện quan trọng của đất nước, những vấn đề dư luận quan tâm…

TTXVN giữ vững vị thế dòng thông tin chính thống, chủ lực (Bài 1) ảnh 1Nhóm phóng viên TTXVN và Báo Hải quân Việt Nam tác nghiệp về nội dung công ty hậu cần hỗ trợ các nhu yếu phẩm, vật liệu phục vụ cho ngư dân vươn khơi bám biển tại huyện đảo Trường Sa hồi tháng 5/2021. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Bài 1 - Đồng hành cùng các sự kiện trọng đại của đất nước

Là một trong những cơ quan báo chí đa phương tiện chủ lực quốc gia, thông tin của TTXVN thể hiện bằng các loại hình báo chí, phản ánh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng trong năm 2020 như: Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020, đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 2020-2021, kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng (3/2/1930-3/2/2020), 75 năm thành lập nước (2/9/1945-2/9/2020); những chủ đề như xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05/CT-BCT của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nhiều sự kiện, chủ đề thông tin quan trọng khác đã được TTXVN phản ánh kịp thời, phong phú về nội dung và hình thức thể hiện, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

Phát huy sức mạnh tổng hợp, lan tỏa dòng tin thông tấn

Đại hội XIII của Đảng là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng của đất nước, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong toàn xã hội, định hướng tương lai của cả dân tộc. Để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng đã triển khai bài bản từ rất sớm việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, bảo đảm dân chủ, trí tuệ và trách nhiệm cao, theo đúng tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị khóa XII. Thông tin về Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là tuyến thông tin quan trọng nhất trong năm 2020 của TTXVN.

Bám sát, phản ánh quá trình chuẩn bị và tiến hành đại hội, nhóm phóng viên Vũ Thị Quỳnh Hoa (Ban biên tập tin Trong nước - TTXVN); Hoàng Anh Tuấn và Phan Thanh Vũ (Cơ quan Thường trú TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh); Vũ Hoàng Giang (Cơ quan Thường trú TTXVN tại Bắc Kạn) đã phối hợp thực hiện chùm 4 bài viết: "Đại hội Đảng cấp cơ sở: Chắc rễ vững cây" phản ánh kết quả, ý nghĩa của việc tổ chức thành công của Đại hội Đảng cấp cơ sở, tạo nền tảng vững chắc cho việc tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thể hiện những mong đợi, kỳ vọng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên các vùng, miền, lĩnh vực vào sự đổi mới, phát triển mạnh mẽ hơn nữa từ những quyết sách của Đại hội.

Chị Vũ Thị Quỳnh Hoa, Trưởng phòng tin Chính trị - Ngoại giao, Ban biên tập tin Trong nước cho biết: "Điều tâm đắc nhất của nhóm tác giả trong quá trình thực hiện chùm bài là đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Biên tập tin Trong nước với cơ quan thường trú tại một số tỉnh, thành phố để phản ánh sinh động những câu chuyện từ cơ sở. Vượt qua những trở ngại về địa lý, áp lực về thời gian, những lo lắng từ đại dịch COVID-19, nhóm tác giả đã quyết tâm cao nhất hoàn thành chùm bài (Phát trên Bản tin Thời sự Trong nước ngày 1/7/2020, ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng cấp cơ sở trong cả nước – ngày 30/6/2020).

Chùm bài là kết quả của việc bám sát, thực hiện chỉ đạo của ban lãnh đạo TTXVN và Ban Biên tập tin Trong nước trong việc tăng cường phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của TTXVN; được nhiều ấn phẩm báo chí đăng tải, sử dụng. Quá trình thực hiện tác phẩm cũng mang lại cho nhóm tác giả những bài học quý báu trong tác nghiệp, phát huy sáng tạo, sở trường, thế mạnh của từng cá nhân, đơn vị để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính trị được giao".

Năm 2020, Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh chóng, phức tạp với các cơ hội, thách thức đan xen, nhất là sự bùng phát, tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Thành công vang dội, trọn vẹn của năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã được phóng viên TTXVN tuyên truyền sâu rộng; trong đó có thể kể đến chùm 4 bài: "Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Mốc son trên chặng đường phát triển của đối ngoại Việt Nam'' của nhóm phóng viên Nguyễn Hồng Điệp, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Việt Đức - Ban Biên tập tin Trong nước.

Chùm bài giúp bạn đọc nhìn lại một năm đầy thách thức do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, nhưng Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN với chủ đề ''Gắn kết và chủ động thích ứng'', tiếp tục ghi nhiều dấu ấn tốt đẹp với bạn bè khu vực và quốc tế. Năm Chủ tịch ASEAN 2020 góp phần triển khai đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, Nhà nước ta, nâng cao vai trò, vị thế Việt Nam, mở rộng và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và với các đối tác bên ngoài, xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ sự ủng hộ, nguồn lực từ bên ngoài, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 cũng góp phần nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN ở khu vực và trên thế giới.

Thay mặt nhóm tác giả, chị Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng phòng Khoa học - Công nghệ, Ban biên tập tin Trong nước chia sẻ: "Các hội nghị của Năm ASEAN 2020 được tổ chức theo hình thức trực tuyến trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Do đó, hoạt động đưa tin về hội nghị của đội ngũ báo chí, trong đó có TTXVN, cũng cần phải thích ứng linh hoạt, tạo được hiệu quả thông tin tuyên truyền. Theo sát các sự kiện trong Năm ASEAN 2020, nhóm phóng viên đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc, lo lắng chuẩn bị kế hoạch, rồi "vắt chân lên cổ" chạy theo sự kiện để đưa tin, viết bài theo đúng lộ trình đã đề ra. Trở ngại lớn nhất đối với phóng viên là việc tiếp cận, phỏng vấn các nhà lãnh đạo, quan chức ngoại giao và các chuyên gia nước ngoài tham dự hội nghị. Nhưng để có được thông tin phong phú, đa chiều, nhóm phóng viên đã tận dụng ưu thế của ngành, phối hợp và chia sẻ giữa phóng viên trong nước và đối ngoại, giữa ban biên tập và các cơ quan thường trú, để bổ sung và hoàn thiện hơn sản phẩm tin, bài, góp phần làm cho chất lượng tuyến thông tin về các hội nghị ASEAN của TTXVN có sắc thái riêng, tạo nguồn tin phong phú cho hệ thống báo chí, hoàn thành nhiệm vụ cơ quan thông tấn quốc gia''.

Luôn có mặt ở những điểm nóng

Bên cạnh các sự kiện chính trị, ngoại giao quan trọng, nhiều vấn đề thực tế phát sinh, không lường trước được như đại dịch COVID-19, lũ lụt, thiên tai, hạn hán ở các tỉnh miền Trung đã được đội ngũ phóng viên thường trú của TTXVN tại địa bàn phản ánh kịp thời, toàn diện, có tác động xã hội lớn. Bằng lòng nhiệt tình và say mê, cống hiến, phóng viên TTXVN đã kịp thời có mặt tại các ''điểm nóng", góp phần thông tin tuyên truyền về công cuộc phòng, chống đại dịch COVID-19; về hậu quả tàn khốc và những khó khăn, mất mát của người dân trong hạn hán, thiên tai, bão lũ; phản ánh nỗ lực của Đảng, Nhà nước, nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả vừa duy trì ổn định, phục hồi phát triển kinh tế.

Cơn bão số 9 xảy ra vào cuối tháng 10/2020 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh, thành phố miền Trung, trong đó có vụ sạt lở đất, đá nghiêm trọng xảy ra vào tối 28/10 làm nhiều ngôi nhà và người dân bị vùi lấp tại thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Cơ quan TTXVN khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã khẩn cấp điều động một tổ phóng viên tại Đà Nẵng cơ động, tăng cường cho Cơ quan thường trú TTXVN tại Quảng Nam để phối hợp cùng thực hiện thông tin trực tiếp từ hiện trường vụ sạt lở. Tổ phóng viên cơ động gồm: Trần Lê Lâm, phóng viên Cơ quan thường trú TTXVN tại Đà Nẵng, một ê kíp phóng viên của Chi nhánh Trung tâm truyền hình Thông tấn tại Đà Nẵng và Trưởng cơ quan thường trú TTXVN tại Quảng Nam Trần Văn Tĩnh, khẩn trương đi vào tiếp cận hiện trường để thực hiện công tác thông tin.

Phóng viên Trần Lê Lâm tâm sự: ''Tôi lặng người trước sức tàn phá khủng khiếp của thiên nhiên, trước mắt là khung cảnh tang hoang, đất đá từ trên núi đã đổ ập xuống cuốn trôi và vùi lấp nhiều ngôi nhà và người dân đang sinh sống tại đây... Tôi tranh thủ ghi lại hình ảnh các lực lượng chức năng với phương tiện máy móc, sức người đang nỗ lực đào bới tìm kiếm những người bị nạn; người dân buồn đau bên thi thể người thân, những khuôn mặt thẫn thờ, cúi gục, ôm nhau tự an ủi, hàng trăm đôi mắt ngóng chờ hướng về nơi các lực lượng đang tìm kiếm người thân của họ, dưới những ngôi nhà bị vùi lấp, dù biết là những tia hy vọng còn sống rất mong manh.

Sau khi ghi được khá nhiều hình ảnh đắt giá tại hiện trường, tôi nhanh chóng vượt bộ trở ra khỏi khu vực sạt lở để tìm cách chuyển hình ảnh về cơ quan. Vì khu vực không có sóng điện thoại, tôi phải trở ra thật xa hiện trường với chiếc điện thoại luôn sáng màn hình để vừa đi vừa ''dò sóng"; trên đường ra lúc nào thấy có sóng là tranh thủ úp ảnh từ điện thoại lên Zalo gửi về cho Biên tập viên của Ban Biên tập Ảnh xử lý cho nhanh hơn. Từng tấm ảnh được chuyển về rất chậm vì mạng yếu, chập chờn, gửi lúc được, lúc lỗi, nhưng những hình ảnh nóng đầu tiên về hiện trường cứu nạn gửi về đã được phát mạng ngay lập tức. Tôi tiếp tục cập nhật tuyến thông tin ảnh về nỗ lực hỗ trợ, cứu trợ cho người dân; công tác cấp cứu, chăm sóc và điều trị cho các nạn nhân được cứu sống trong vụ sạt lở… Các chùm ảnh gửi về đều được Ban biên tập Ảnh xử lý phát ngay và được các báo đăng tải là niềm động viên tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành công việc. Kết thúc chuyến công tác đặc biệt, tôi hoàn thiện được một bộ ảnh về "Nỗ lực cứu dân trong vụ sạt lở Trà Leng" với những hình ảnh chân thực nhất, phản ánh sự quyết tâm không kể ngày đêm, mưa nắng của chính quyền địa phương, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương và người dân cùng ra sức vượt mọi khó khăn "thần tốc" để tìm kiếm, cứu người bị nạn trong đêm tối''.

TTXVN giữ vững vị thế dòng thông tin chính thống, chủ lực (Bài 1) ảnh 2Xúc động khoảnh khắc phóng viên Đoàn Hữu Trung, cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam đang tác nghiệp tại xã Trà Leng huyện Nam Trà My. Bức ảnh do phóng viên Hoàng Thế Lực, trang Thông tin Chính phủ ghi lại.


Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên và cũng là địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất trong cả nước. Đây cũng là địa phương có tình hình dịch bệnh phức tạp bởi sự giao lưu, đi lại với các quốc gia trên thế giới ở cường độ cao. Cùng với đội ngũ y bác sỹ nơi tuyến đầu, trong thời gian qua những người làm công tác dự phòng, những nhân viên cấp cứu 115, những kỹ thuật viên xét nghiệm… là những ''người hùng'' thầm lặng góp công sức trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch. Chùm bài "Những "lá chắn thép" trong đại dịch COVID-19" của phóng viên Đinh Thị Hằng, cơ quan thường trú TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận những nỗ lực thầm lặng của đội ngũ cán bộ y tế dự phòng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, cán bộ y tế tại các trung tâm y tế thuộc 24 quận, huyện, nhân viên y tế tại các trạm y tế phường xã - những người đi trước về sau trong đại dịch. Bên cạnh đó là những giọt mồ hôi, công sức của đội ngũ lái xe, điều phối viên của Trung tâm cấp cứu 115 Thành phố, những kỹ thuật viên sáng đèn thâu đêm trong phòng xét nghiệm SARS-CoV-2 tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh… Dù không phải là những người ''đứng mũi chịu sào'' như các y bác sỹ ở tuyến đầu nhưng họ đã trở thành "những lá chắn thép'' ngăn chặn dịch bùng phát, lây lan trong cộng đồng.

Đinh Hằng cho biết: "Chùm bài được thực hiện vào tháng 4/2020. Thời điểm đó, Thành phố Hồ Chí Minh vừa trải qua đợt dịch COVID-19 đầu tiên, chưa bùng phát lớn như hiện nay. Nhưng ngay từ khi đó, các y bác sỹ, nhân viên y tế tuyến đầu đã không quản ngại khó khăn, nề hà, vất vả, sẵn sàng lên đường. Là phóng viên theo dõi mảng y tế, tôi có dịp được sát cánh cùng các lực lượng phòng, chống dịch của Thành phố. Bản thân tôi cũng luôn cảm phục, ngưỡng mộ lực lượng ở tuyến đầu".

Hiện, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành "điểm nóng" của cả nước vì tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Do có em bé nên Đinh Hằng được lãnh đạo cơ quan thường trú TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh cho phép "lùi về phía sau".

"Đã có nhiều phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh bị nhiễm, thậm chí mất mạng vì dịch COVID-19. Đối với mỗi người, ban đầu có thể rất lo sợ, không phải cho mình mà là cho bố mẹ già, con nhỏ. Thế nhưng, đối với phóng viên, việc đi tác nghiệp ở các nơi nguy hiểm, dịch bệnh là điều rất bình thường. Hằng ngày, những đồng nghiệp của tôi - các phóng viên TTXVN cùng nhiều cơ quan báo chí khác ở Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang có mặt tại các bệnh viện dã chiến, những địa bàn nóng để thông tin đầy đủ, mang những thông tin, hình ảnh chân thực, kịp thời đến công chúng." - Đinh Hằng chia sẻ. (Còn tiếp)

Phúc Hằng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Tại khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, từ ngày 24/7, mực nước trên sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn... giảm mạnh. Tình trạng ngập lụt tại các vùng tâm lũ thuộc các xã Con Cuông, Mường Xén, Tương Dương, Mỹ Lý, Nhôn Mai... đã bớt căng thẳng, nhiều nơi nước đã rút cạn.

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, tính từ ngày 5/7 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc từ ngày 5/7 đến ngày 25/7 là 9.864 con, tổng khối lượng trên 544,3 tấn.

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị bảo vệ biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Rvê (tỉnh Đắk Lắk) còn đẩy mạnh thực hiện phương châm “Gần dân, sát dân” và nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, vào chiều tối và đêm 26 rạng sáng 27/7 đã xuất hiện lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình trạng ngập úng, sạt lở đất, đá xảy tại nhiều địa phương khiến các hộ dân phải di rời khẩn cấp.

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Đồng Nai hiện có 439 sản phẩm của 146 chủ thể được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên; trong đó,11 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP đều có chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm, bao bì sản phẩm bắt mắt.

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngày 26/7, thông tin từ Trung tâm Quản lý cửa khẩu (Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn) cho biết, đơn vị vừa nhận được thư công tác số 71-2025 ngày 25/7/2025 của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thông tin về thời gian thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh và Lối thông quan Cốc Nam.

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Từ tối 22 đến sáng ngày 23/7, ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, trên địa bàn miền núi, biên giới tỉnh Nghệ An liên tục có mưa to, cùng với nước lũ lên nhanh trên các dòng sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân.

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Thực hiện Công văn của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị cho đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động theo Công văn số 4168/BNV-CQĐP ngày 23/6/2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, xã Mỹ An Hưng, tỉnh Đồng Tháp đã đổi tên các ấp do trùng tên.

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Từ tối ngày 19/7 đến sáng ngày 23/7, do ảnh hưởng của mưa cường suất lớn, diễn ra trong nhiều giờ liền và lũ lớn trên sông Lam dâng cao vượt mốc lịch sử, tuyến quốc lộ 7 nối địa bàn các xã miền xuôi với các xã biên giới Tương Dương, Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An) đã xuất hiện hàng chục điểm ngập lụt, chia cắt giao thông nghiêm trọng trên tuyến quốc lộ trọng yếu, huyết mạch.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Sáng 25/7, phường Phan Thiết tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đây là địa phương được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng và Ban chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương chọn tổ chức điểm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025.

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Ngày 25/7, Thiếu tá Phan Đức Tâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Bộ đội biên phòng Nghệ An) cho biết: Bước đầu, đơn vị đã nắm được thông tin cơ bản về tình hình bản Cha Nga (xã Mỹ Lý) và khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại 103 hộ dân là dân tộc Thái của bản này đều an toàn về người trong đợt lũ mạnh hoành hoành nhiều xã trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An vừa qua.

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.