60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Lặng thầm sau những dòng tin (Bài 4)

Tổ tráng phim, in ảnh (B22) TTXGP. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tổ tráng phim, in ảnh (B22) TTXGP. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Với khẩu hiệu “Làn sóng điện không bao giờ tắt” trong bất cứ tình huống nào dù chống càn hay trên đường di chuyển căn cứ phải mang vác nặng nề, cán bộ Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam)  vẫn giữ đúng các phiên làm việc để bảo đảm mạch máu thông tin liên lạc thông suốt liên tục. Những kỹ thuật viên, điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng có nhiều đóng góp quan trọng, hợp thành Đội quân Thông tấn nhưng họ luôn thầm lặng sau những dòng tin từ chiến trường. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Thông tấn xã Giải phóng (12/10/1960 -12/10/2020), Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu chùm 5 bài viết nói về những kỹ thuật viên, điện báo viên – lực lượng hình thành nên bộ 3 quan trọng, không thể thiếu trong việc duy trì mạch máu thông tin giữa “mưa bom, lửa đạn”. 

Bài 4: Không ngừng lớn mạnh giữa chiến trường

Trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh, lực lượng của Thông tấn xã Giải phóng vẫn ngày càng lớn mạnh, được tôi luyện qua từng trận đánh, khắp các chiến trường, nhất là khối kỹ thuật. Cùng với việc tổ chức bộ máy hoạt động ngày đêm tại căn cứ, Thông tấn xã Giải phóng lúc nào cũng có lực lượng phóng viên tin, ảnh và điện đài sẵn sàng lên đường đi các mặt trận, các chiến dịch đánh lớn của Quân giải phóng để kịp thời thông tin nhằm cổ vũ, động viên quân dân ta hăng hái chiến đấu.

Củng cố hệ thống phương tiện kỹ thuật

Từ lúc ra đời chỉ có một số máy phát 15 W, Thông tấn xã Giải phóng không ngừng nỗ lực vượt khó, cải tiến phương tiện kỹ thuật tại chỗ và tiếp nhận các phương tiện kỹ thuật mới được tăng cường, hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Nhờ vậy mà Thông tấn xã Giải phóng nhanh chóng trở thành cơ quan thông tấn báo chí có phương tiện kỹ thuật tốt và có tính bảo mật cao nhất trong khối thông tin báo chí cách mạng ở miền Nam lúc bấy giờ.

Năm 1965, Thông tấn xã Giải phóng đã chủ động hoàn toàn kỹ thuật làm ảnh trong vùng kháng chiến. Năm 1966, hệ thống tín hiệu điện đàm chuyển phát tin, ảnh và nhận tin, ảnh báo chí đã phục vụ tốt công tác thông tin trong toàn miền Nam cũng như nhận - chuyển cho Hà Nội. Cuối năm 1967, để chuẩn bị cho bước phát triển mới, cơ quan cử nhiều cán bộ đi các địa phương tuyển hàng chục tân binh về cho các bộ phận. Riêng Phòng Kỹ thuật được bổ sung một lực lượng khá hùng hậu như đồng chí Dương Văn Kênh (sau này làm Phó Giám đốc Cơ quan đại diện TTXVN tại Thành phố Hồ Chí Minh), Trần Thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Tao, Nguyễn Minh Hưng, Nguyễn Thu Duyên, Đặng Văn Sinh... Sau đó, một số người mới được tuyển từ phong trào học sinh sinh viên Sài Gòn; từ các trại an dưỡng thương binh; một số Việt kiều sống ở Thủ đô Phnôm Pênh, tỉnh Kongpong Chàm (Campuchia) cũng về Thông tấn xã Giải phóng.

Đặc biệt năm 1973, Thông tấn xã Giải phóng đã nhận 3 bộ thiết bị teletype, telephoto hiện đại nhất lúc bấy giờ do Cộng hòa Dân chủ Đức sản xuất riêng để tặng cho Thông tấn xã Giải phóng, cùng việc đào tạo một đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật chuyên cơ - điện tử sử dụng thành thạo các thiết bị này.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Lặng thầm sau những dòng tin (Bài 4) ảnh 1

Phóng viên Thông tấn xã Giải phóng tác nghiệp trên đường đi công tác ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng

Nhiều cán bộ, kỹ thuật viên cũng được cử vào Thông tấn xã Giải phóng như Đinh Mẫn, Trương Văn Hoa, Đỗ Thanh Chất, Chu Văn Biện, Vũ Anh Tuấn. Sau 3 tháng chuẩn bị, đầu tháng 9/1973, từ rừng rậm của chiến khu R, Thông tấn xã Giải phóng bắt đầu chuyển phát tin ra Thủ đô Hà Nội bằng công nghệ teletype và telephoto.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Lặng thầm sau những dòng tin (Bài 4) ảnh 2Kỹ thuật viên Thông tấn xã Giải phóng thử nghiệm thu phát ảnh trên hệ thống máy Telephoto hiện đại nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ (năm 1974) do Cộng hòa Dân chủ Đức hỗ trợ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Mỗi tấm ảnh phát, thu trên máy telephoto kéo dài 15 đến 20 phút. Kỹ thuật thời kỳ này thuộc thế hệ cơ-điện tử. Ảnh phát được cuốn vào rulo quét từng dòng, cảm biến xung điện chuyển tải thành dạng sóng radio. Chất lượng truyền phụ thuộc nhiều vào thời tiết, vật cản hay từ trường trái đất. Ảnh nhận ngược lại, phải qua công đoạn hiện hình trong phòng tối. Tổng phụ trách khâu kỹ thuật thu - phát của Thông tấn xã Giải phóng lúc này là Phạm Tấn Thành, Tổ trưởng telephoto là Phan Văn Quý, người thu phát telephoto đầu tiên là kỹ thuật viên Đỗ Thanh Chất, còn những điện báo viên thu-phát teletype đầu tiên là Vũ Anh Tuấn, Hà Huy Hiệp và Hoàng Thị Bích.

Ông Đỗ Thanh Chất, là một trong những kỹ thuật viên được đào tạo bài bản nhất về telephoto (vô tuyến truyền ảnh) của Phòng Kỹ thuật Việt Nam thông tấn xã, được tăng cường cho Thông tấn xã Giải phóng nhớ lại: “Năm 1971, thời điểm đó cả Hà Nội ngổn ngang như một đại công trường cho một mục tiêu duy nhất là hộ đê chống lũ. Giữa lúc đang bộn bề, tôi được lệnh bàn giao mọi công việc để nhận nhiệm vụ mới là tham gia đoàn chi viện sức người, sức của qui mô nhất của Tổng xã cho Thông tấn xã Giải phóng, nhằm đáp ứng những chuyển biến quyết định của chiến trường”. Ba người được chọn đi đợt đầu gồm: Trương Văn Hoa - cán bộ miền Nam tập kết, Đinh Đăng Huấn - kỹ thuật buồng tối ảnh và Đỗ Thanh Chất - kỹ thuật Telephoto.

Ông Đỗ Thanh Chất kể: “Ông Đỗ Phượng, khi ấy là Phó Tổng biên tập Việt Nam thông tấn xã đã gặp riêng tôi và nói rằng, từ trước đến nay tin tức từ chiến trường chuyển ra bằng điện báo rất kịp thời, chỉ riêng khâu ảnh phải chuyển phim qua từng binh trạm nên rất chậm. Do đó lần này lãnh đạo cơ quan quyết định đưa Telephoto vào B2 nên em cố gắng hết sức nhé. Lời nhắn nhủ thật nhẹ nhàng nhưng tôi cảm nhận được sức nặng. Tôi không lo dặm đường bom đạn đầy chông gai trước mắt, mà lo làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ trong hoàn cảnh khốc liệt của chiến trường”.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Lặng thầm sau những dòng tin (Bài 4) ảnh 3Phó tổng biên tập Đỗ Phượng (thứ ba từ trái sang phải) tiễn đoàn phóng viên VNTTX vào chiến trường B, tháng 3 năm 1975. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sau mấy tháng chuẩn bị, cuối năm 1971, đoàn lên đường. Tổ công tác của Việt Nam thông tấn xã hành quân cơ giới trong đoàn xe quân sự đầu tiên chạy thẳng vào chiến trường B2 (miền Nam – PV) mà không trung chuyển qua các binh trạm đường dây 559 như trước đây. Để phân tán tổn thất, người và hàng hóa của khối dân sự cũng xé lẻ biên chế vào từng trung đội, đại đội khác nhau.

Năm 1973, thêm đoàn chi viện của Tổng xã tiếp tục vào căn cứ. Thông tấn xã Giải phóng đã được trang bị nhiều thiết bị hiện đại. Một lực lượng hùng hậu phóng viên, kỹ thuật, điện báo viên đã sẵn sàng. Tin chiến thắng từ các mặt trận dồn dập đổ về, quân ta đã giải phóng toàn bộ miền Trung và Tây Nguyên, tất cả các cánh quân đang thần tốc tiến vào Sài Gòn. Bộ máy Thông tấn xã cũng đang vận hành hết công suất. Tháng 4/1975, lãnh đạo họp với Telephoto quyết định cử anh Phan Văn Quý - tổ trưởng mang theo chiếc máy phát ảnh chạy bằng bán dẫn nhỏ gọn của Nhật Bản đi với cánh quân hướng Tây Nam, với phương án tiếp quản Việt tấn xã sẽ dùng máy phát sóng ở đó để phát ảnh. Phương án hai ở căn cứ hàng ngày lên sóng 24/24 giờ với Hà Nội, và vì lý do nào đó mũi đi Sài Gòn không phát được thì sẽ đưa ảnh ngược về căn cứ.

Ông Đặng Văn Thiều nhớ lại: Khi chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh, tôi đang là Phó Chánh văn phòng Thông tấn xã Giải phóng. Lúc đó hàng hóa, nhu yếu phẩm, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ nghiệp vụ cơ Hà Nội gửi vào tập kết cho chiến dịch rất nhiều, không còn thiếu thốn như giai đoạn trước đó. Là đơn vị đầu mối thông tin, nên anh em nắm rất rõ, rất sớm nhưng diễn biến trên các mặt trận. Tin chiến thắng dồn dập đưa về càng làm cho công tác chuẩn bị thêm sôi động. Các phóng viên, kỹ thuật viên nhận nhiệm vụ đi các mũi tấn công đều được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết và nhu yếu phẩm phục vụ cá nhân để đảm bảo tốt nhất cho việc luồn thông tin thông suốt từ mặt trận đến với quân dân cả nước.

Với sự chi viện liên tục và hiệu quả từ Việt Nam thông tấn xã và hậu phương lớn miền Bắc, Thông tấn xã Giải phóng đã phát triển mạnh mẽ, trưởng thành nhanh chóng, trở thành một đơn vị có quy mô lớn nhất trong số các đơn vị của Ban Tuyên huấn Trung ương Cục. Vào đầu năm 1975, quân số của Thông tấn xã Giải phóng đã lên đến 441 người, với đầy đủ các phòng ban tin, ảnh, văn phòng, kỹ thuật, báo vụ. Trong số này có hàng trăm cử nhân, kỹ sư, cao đẳng kỹ thuật cùng với những thiết bị truyền thông hiện đại nhất thời bấy giờ như máy phát điện 27 KVA, máy phát sóng 1 KW, máy thu phát teletype, telephoto.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Lặng thầm sau những dòng tin (Bài 4) ảnh 4Tổ tráng phim, in ảnh (B22) TTXGP. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Hệ thống kỹ thuật của Thông tấn xã Giải phóng thu-phát được tin, ảnh nhanh nhất, chất lượng cao nhất trong khối thông tin báo chí cách mạng tại miền Nam. Cán bộ, nhân viên kỹ thuật Thông tấn xã Giải phóng nhanh chóng triển khai lực lượng, thiết lập một hệ thống thiết bị kỹ thuật mạnh, mở ra bước ngoặt mới mang tính đột phá, đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu thu phát tin ảnh thông suốt, nhanh nhạy và chính xác từ căn cứ Trung ương Cục miền Nam với Việt Nam thông tấn xã ở Thủ đô Hà Nội. Thông tấn xã Giải phóng và các lực lượng trên toàn miền Nam đã sẵn sàng cho nhiệm vụ quan trọng, cho bước ngoặt mới của cuộc chiến tranh trường kỳ: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.(Còn tiếp)

Anh Tuấn – Xuân Khu – Thanh Vũ – Thành Chung

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.