Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ và xử phạt hành chính vì tự ý xây dựng nhà xưởng, trạm biến thế trên đất trồng cây lâu năm, song cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Vụ việc gây bức xúc dư luận, đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các quyết định xử lý và trách nhiệm giám sát từ cơ quan chức năng.

ha-tinh1-2605.jpg
Công nhân vận hành máy bóc ván ép tại cơ sở chế biến gỗ Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: Công Tường/TTXVN

Tiếng máy vẫn rền vang dù bị đình chỉ hoạt động

Đi trên Quốc lộ 15 đoạn qua xã Hà Linh, huyện Hương Khê, cách trung tâm xã khoảng 5km, chúng tôi dễ dàng tìm đến Cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết. Cơ sở đã bị đình chỉ sản xuất nhưng máy móc, người lao động vẫn làm việc như bình thường. Trong nhà xưởng to, rộng với diện tích 789m2, lợp mái tôn che chắn, hệ thống máy móc hiện đại, khoảng 10 công nhân và người lao động đang hăng say bóc gỗ làm ván ép với không khí lao động rất thoải mái.

Điều đáng nói là cơ sở này đã bị UBND huyện Hương Khê đình chỉ hoạt động và ra quyết định xử phạt hành chính số 6290/QĐVPHC ngày 21/10/2024. Quyết định nêu rõ, cơ sở của ông Hoàng Duy Viết có hành vi vi phạm khi tự ý san lấp hàng ngàn mét vuông đất trồng cây lâu năm và làm nhà xưởng kiên cố trên diện tích 789m2 với 23 trụ bê tông lợp mái và che chắn xung quanh bằng tôn kiên cố; xây dựng 1 trạm biến thế trên diện tích 8,25m2. UBND huyện Hương Khê yêu cầu ông Viết phải tháo dỡ toàn bộ nhà xưởng và hoàn trả lại diện tích đất như hiện trạng ban đầu; tổng hợp mức phạt là trên 7,5 triệu đồng.

Tuy nhiên sau đó, ông Viết tiếp tục đấu nối điện, tiến hành lắp đặt máy móc thiết bị, thu mua nguyên liệu kèo, tràm về tổ chức bóc ván ép.

Theo ông Hoàng Duy Viết, ông đã giao toàn bộ cơ sở này cho người cháu, trước mắt làm bóc ván ép và sẽ làm các thủ tục liên quan để tiến hành làm băm giăm. Khi được hỏi làm như vậy là vi phạm các quy định, ông Hoàng Duy Viết cho rằng: "Các cơ sở bóc ván ép trên địa bàn huyện đầy ra đó, họ làm được tôi cũng làm được".

ha-tinh2-2605.jpg
Công nhân bóc ván ép tại cơ sở chế biến gỗ Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: Công Tường/TTXVN

Cơ sở sản xuất, chế biến và các công trình phụ trợ khác của ông Hoàng Duy Viết xây dựng trên thửa đất số 14, tờ bản đồ số 39, với diện tích 2416,2m2, thuộc thôn 10 xã Hà Linh (mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm).

Cơ sở này chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa đăng ký kinh doanh về làm ván ép, băm giăm, chưa làm thủ tục về đảm bảo môi trường, phòng, chống cháy nổ và rất nhiều thủ tục liên quan. Chính quyền địa phương xã Hà Linh đã nhiều lần tuyên truyền yêu cầu tháo dỡ công trình nhưng ông Viết chưa chấp thuận.

Mâu thuẫn lời nói và thực tế: Trách nhiệm chính quyền

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Ngọc Du, Bí thư, Chủ tịch xã Hà Linh cho biết: "Chúng tôi đã nhiều lần làm việc với ông Hoàng Duy Viết yêu cầu phải dừng các hoạt động theo quyết định của UBND huyện và hoàn thiện các thủ tục pháp lý đúng với quy định thì mới được đưa vào sản xuất".

Ông Bùi Ngọc Du khẳng định, hiện tại ông Viết có đưa máy móc về nhưng chưa có điện để sản xuất và đang dừng tại đó. Tuy nhiên, khi phóng viên đến cơ sở của ông Viết ngày 23/5 thì máy móc, phương tiện và người lao động đang làm việc hăng say như chưa có việc gì xảy ra.

Người dân thôn 10 xã Hà Linh cho rằng, trước đây, cơ sở ông Hoàng Duy Viết là xưởng cưa nhỏ. Tuy nhiên, năm 2024, ông Viết đã san lấp đất làm nhà xưởng, trạm cân, nhà kho quy mô, mở rộng sản xuất gây bất bình trong nhân dân. Tại các cuộc họp cử tri, nhiều người dân đã yêu cầu chính quyền có biện pháp mạnh để dừng việc sản xuất của cơ sở, tránh nhiều hệ lụy khác xảy ra.

ha-tinh3-2506.jpg
Công nhân bóc ván ép tại cơ sở chế biến gỗ Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). Ảnh: Công Tường/TTXVN

Hiện, huyện Hương Khê đã quy hoạch cụm công nghiệp, sau đó sẽ đưa các hộ kinh doanh, sản xuất vào cụm công nghiệp hoạt động đúng quy định. Trên địa bàn huyện Hương Khê có một số cơ sở chế biến lâm sản chưa đảm bảo các thủ tục đúng quy định của pháp luật.

Theo lãnh đạo huyện Hương Khê, huyện đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xử lý nghiêm trường hợp vi phạm của ông Hoàng Duy Viết và yêu cầu lãnh đạo xã chịu trách nhiệm giám sát, không để cơ sở, hộ kinh doanh tái diễn vi phạm và phải có báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng khi có dấu hiệu tiếp tục vi phạm và không thực hiện theo quy định của pháp luật.

Sự việc tại cơ sở của ông Hoàng Duy Viết cho thấy tình trạng cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản trên địa bàn huyện Hương Khê chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Dư luận người dân nêu câu hỏi, những chỉ đạo, cam kết từ lãnh đạo huyện và xã có đủ sức nặng để chấm dứt tình trạng vi phạm ngang nhiên này, hay sẽ tiếp tục để một "tiền lệ xấu" tồn tại, gây ảnh hưởng đến trật tự, kỷ cương và niềm tin của người dân./.

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngày 20/7, 100% cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đồng loạt ra quân triển khai ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Ngày Chủ nhật xanh” lần thứ IV năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hàng nghìn hài cốt liệt sỹ đã được cán bộ, chiến sĩ Đội K93 (Đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tìm kiếm, quy tập, đưa về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc (xã Thới Sơn, tỉnh An Giang) và các nghĩa trang liệt sỹ trong nước, hưởng sự chăm sóc của chính quyền, nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp với UBND phường Hương An tổ chức lễ khánh thành ngôi nhà "Mảnh ghép yêu thương" cho gia đình chị Nguyễn Thị Đài Loan (trú tại tổ dân phố Thanh Chữ, phường Hương An). Đây là căn nhà thứ ba trong tổng số 6 căn nhà đang được Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế xây dựng theo mô hình "Mảnh ghép nhà yêu thương".

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Những ngày này, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ tại nhiều ngả đường, tạo không khí vui tươi chào mừng đại hội đảng bộ xã, phường. Khuôn viên trụ sở các địa phương đã chỉnh trang khang trang, sạch đẹp để chuẩn bị sự kiện lớn. Nhiều xã, phường đã chuẩn bị công phu văn kiện trình đại hội với nhiều đổi mới, phù hợp với tình thực tế tại địa phương.

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Vào khoảng 12h30 ngày 19/7, theo ghi nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông lốc mạnh trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Cốc Pàng, Hòa An, Trùng Khánh, Ca Thành, Tĩnh Túc, Minh Tâm, Quang Trung, cùng các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao và lan sang nhiều khu vực khác trong tỉnh. Mặc dù trận mưa lớn chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại.

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.