Bình Thuận đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã

Bình Thuận đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp xã
Bản đồ tỉnh Bình Thuận – Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính. Ảnh : itgate.com.vn
Bản đồ tỉnh Bình Thuận – Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính.
Ảnh : itgate.com.vn

Mặc dù là một trong 4 tỉnh, thành phố không có đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp nhưng để tinh gọn bộ máy, tiết kiệm ngân sách nhà nước, tỉnh Bình Thuận điều chỉnh, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo diện khuyến khích. Theo đó, từ nay đến năm 2021, Bình Thuận sẽ thực hiện sáp nhập 6 đơn vị hành chính cấp xã thành 3 đơn vị hành chính mới gồm: sáp nhập xã Hòa Phú với thị trấn Phan Rí Cửa (huyện Tuy Phong); sáp nhập xã Măng Tố với xã Đức Tân (huyện Tánh Linh); sáp nhập xã Đức Chính với xã Nam Chính (huyện Đức Linh).

Cùng với đó, UBND tỉnh Bình Thuận tiến hành điều chỉnh địa giới 7 đơn vị cấp xã gồm: Thị trấn Liên Hương, xã Bình Thạnh (huyện Tuy Phong); xã Mương Mán (huyện Hàm Thuận Nam); thị trấn Tân Minh (huyện Hàm Tân); phường Phước Hội và phường Phước Lộc (thị xã La Gi); xã Vũ Hòa (huyện Đức Linh).

Theo ông Nguyễn Ngọc Chỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã tạo sự thay đổi tích cực, phát huy nguồn lực, tiềm năng của địa phương đồng thời giúp tinh gọn bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức và tiết kiệm kinh phí đầu tư cơ sở vật chất. Tuy nhiên, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã phải đảm bảo sự đồng thuận, thống nhất của nhân dân thông qua việc lấy ý kiến cử tri, đồng thời phải chú trọng các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, phong tục…Bên cạnh đó, các xã sau khi sáp nhập phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở đồng thời phải gắn việc sắp xếp các đơn vị hành chính với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm. Theo đó, đối với các xã điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ phối hợp với các huyện tiến hành rà soát, khảo sát từng trường hợp cụ thể để tham mưu UBND tỉnh thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính tại các huyện và các xã trên, bảo đảm đúng quy định pháp luật.

Riêng đối với việc sáp nhập 6 đơn vị hành chính cấp xã thành 3 đơn vị hành chính mới, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ hướng dẫn các huyện xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Đồng thời, các huyện Tuy Phong, Tánh Linh, Đức Linh phải thành lập Ban chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức lấy ý kiến cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính xã…

Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, khi xây dựng đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các huyện và các xã chủ động có phương án bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động tại đơn vị hành chính mới dự kiến thành lập sau sắp xếp. Đặc biệt, các địa phương chú trọng thực hiện việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục để người dân hiểu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định từ đó tạo sự đồng thuận trong nhân dân khi thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính, nhất là cán bộ, công chức và người dân ở các xã, thị trấn thuộc diện sáp nhập để thành lập đơn vị hành chính mới.

Bình Thuận hiện có 10 đơn vị hành chính cấp huyện; có 127 đơn vị hành chính cấp xã.

Trước đây, việc chia tách thành lập một số đơn vị hành chính cấp xã phần lớn là theo yếu tố tự nhiên, chưa xem xét cụ thể các tiêu chí về diện tích, dân số nên dẫn đến một số đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên quá lớn nhưng quy mô dân số rất ít. Một số đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên rất nhỏ nhưng quy mô dân số rất lớn. Toàn tỉnh có 64 đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong giai đoạn 2, từ năm 2022 đến năm 2030, Bình Thuận sẽ tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã còn lại.
Hồng Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.