Cảnh báo trục lợi chờ đền bù cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

truc-loi-du-an-b.jpg
Một mảnh vườn trồng xen cây keo, huỳnh đàn nhằm đón đầu dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum.

Sau khi nắm bắt thông tin về dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, khoảng từ đầu tháng 4/2025 tới nay, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi một số hộ dân đã trồng xen cây huỳnh đàn với các loại cây khác như cây keo, chuối, cau trên đất lâm nghiệp nhằm trục lợi từ dự án.

Tại thôn Làng Xi 2, xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, một vườn keo khoảng 3 tháng tuổi của một hộ dân địa phương vừa được trồng thêm hàng nghìn cây huỳnh đàn. Hiện thôn đã có 6 hộ đã trồng keo xen với huỳnh đàn, hoặc chuối, cau xen huỳnh đàn.

Ông Phạm Văn Khách, trưởng thôn Làng Xi 2 cho hay: “Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum, trên địa bàn thôn đã xuất hiện tình trạng tại một số vườn, rừng trồng xen cây keo với huỳnh đàn với mật độ rất dày. Qua nắm thông tin, có những vườn bà con tự trồng, nhưng cũng có vườn đã bán cây đứng (cây keo còn trong thời gian sinh trưởng, chưa được khai thác) cho người khác, sau đó trồng thêm huỳnh đàn”.

Xã Ba Tô, huyện Ba Tơ nằm dọc theo Quốc lộ 24 nối từ tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum. Nếu dự án đường cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum được xây dựng dọc theo Quốc lộ 24, địa phương này sẽ có phần đất bị ảnh hưởng bởi dự án.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Tô Phạm Văn Hiền, việc người dân trồng cây keo, huỳnh đàn hay cây trồng nào khác là bình thường. Vì đất ở đây chủ yếu đất lâm nghiệp, có thể trồng cây ngắn ngày hoặc dài ngày. Nhưng điều bất thường ở đây là người dân trồng huỳnh đàn xen lẫn keo với mật độ cao. Vì cây keo sau khi trồng khoảng 4-5 năm sẽ thu hoạch, còn huỳnh đàn ít nhất phải sau 10 năm. Nếu trồng như vậy, khi thu hoạch keo sẽ làm gãy cây huỳnh đàn.

Cây keo trồng xen huỳnh đàn với mật độ cao.

Cây keo trồng xen huỳnh đàn với mật độ cao.

Theo nhận định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Tô Phạm Văn Hiền, việc trồng cây keo xen lẫn huỳnh đàn là có vấn đề, UBND xã đã chỉ đạo Công an xã, các trưởng thôn thống kê số hộ, diện tích trồng, có ai đứng sau hay không. Đồng thời, tuyên truyền để bà con hiểu và không trồng cây, dựng nhà, lán trại đón đầu dự án để trục lợi.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, ngoài trồng cây, một số hộ dân còn xây dựng lán trại nhằm đón đầu dự án. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại xã Ba Tô mà còn ở một số địa phương khác của huyện Ba Tơ.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ba Cung Phạm Văn Rạch cho biết, tại Ba Cung cũng đã xuất hiện tình trạng bà con trồng keo xen huỳnh đàn để chờ đền bù khi thực hiện dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum. Tuy nhiên, do chính quyền cấp trên chưa có văn bản, thông báo nào cụ thể về quy hoạch dự án, nên chính quyền địa phương không thể cấm người dân xây dựng nhà cửa hay trồng cây. Sau khi nắm bắt thông tin bà con trồng xen cây huỳnh đàn với keo, Ủy ban nhân dân xã đã chỉ đạo lực lượng chức năng thống kê số hộ, diện tích đã trồng; tuyên truyền để bà con không bán đất, bán cây đứng, trồng xen nhiều loại cây nhằm mục đích chờ đền bù.

Trao đổi với phóng viên TTXVN về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Ba Tơ, ông Thành Minh Thuận cho biết, huyện đã nắm được thông tin trên, nhưng hiện chưa thống kê được số hộ trồng, xây dựng lán trại. Tình trạng này đang diễn ra tại nhiều địa phương như: Ba Động, Ba Dinh, Ba Cung, Ba Vì...

Một mảnh vườn tại xã Ba Tô, huyện Ba Tơ được người dân trồng xen cây huỳnh đàn, cau, chuối.

Một mảnh vườn tại xã Ba Tô, huyện Ba Tơ được người dân trồng xen cây huỳnh đàn, cau, chuối.

"Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các xã tăng cường tuyên truyền người dân không nên xây dựng, trồng cây chờ dự án để tránh lãng phí, rủi ro. Quan điểm của huyện là dù chưa công bố quy hoạch, nhưng các địa phương không được để xảy ra tình trạng đầu cơ, đầu tư không đúng mục đích. Đối với diện tích bà con đã trồng cây, dựng lán trại nhằm mục đích trục lợi từ dự án, Ủy ban nhân dân huyện sẽ kiểm tra thực tế để đưa ra giải pháp xử lý”, ông Thuận thông tin.

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum. Dự án có chiều dài 144 km với điểm đầu Km0+000 giao với tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông thuộc địa phận huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Điểm cuối giao với tuyến đường cao tốc Bắc-Nam phía Tây thuộc địa phận thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Tổng mức đầu tư dự án của dự án dự kiến là 44.355 tỷ đồng.

Một trong hai phương án xây dựng cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum là cao tốc có hướng tuyến đi men theo Quốc lộ 24 qua địa phận thị xã Đức Phổ, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi và các địa phương tỉnh Kon Tum./.

Có thể bạn quan tâm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Với sự nỗ lực của các địa phương và ban, ngành, đoàn thể, đến nay, số lượng nhà khởi công trong chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt hơn 80%. Trong đó, có 4/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Trên hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, tỉnh Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa cam kết “không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những hành động thiết thực, đầy tính nhân văn. Một điểm sáng nổi bật là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và người có công, một chủ trương lớn do Thủ tướng Chính phủ phát động được tỉnh triển khai sâu rộng, quyết liệt và hiệu quả.

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Trên độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nơi dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững vươn mình giữa trời mây, những gốc chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) vẫn xanh tốt giữa sương gió đại ngàn. Từ những cây chè hàng trăm năm tuổi ấy, người Dao Cao Bồ đang từng bước đánh thức tiềm năng nông nghiệp đặc sản, phát triển kinh tế xanh và xây dựng mô hình du lịch bản địa gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Tại các xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, nhiều hộ dân đã có thêm nguồn thu nhập ổn định nhờ chuyển đổi một số diện tích đất canh tác sang trồng cây gai xanh. Việc phát triển vùng trồng loại cây gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo nhiều triển vọng cho người nông dân vùng sâu vùng xa.

Khu tái định cư xóm Nhàng, xã Kim Thượng nằm giữa đồi xanh bạt ngàn ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: laodong.vn

Gấp rút hoàn thành dự án tái định cư cho đồng bào ở vùng bị ảnh hưởng sạt lở đất

Nhiều năm qua, mỗi khi vào mùa mưa lũ, người dân tại khu Nhàng, xã Kim Thượng (huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) lại thấp thỏm lo âu do sạt lở đất. Được di chuyển đến nơi ở mới an toàn, thuận tiện hơn là mong muốn từ lâu của những hộ dân nơi đây. Do đó, Dự án Khu tái định cư mới khu Nhàng, xã Kim Thượng đang được gấp rút hoàn thành sẽ giúp hàng chục hộ dân vùng sạt lở có nơi ở mới.

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai yêu cầu hoàn thành các công trình trọng điểm trước khi hợp nhất

Gia Lai đang tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, đặc biệt là các dự án giao thông với mục tiêu hoàn thành trước thời điểm hợp nhất tỉnh. Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, song công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn lớn nhất rất cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Dốc toàn lực hỗ trợ người dân khó khăn sớm có nơi ở ổn định

Dốc toàn lực hỗ trợ người dân khó khăn sớm có nơi ở ổn định

Không để người dân phải sống trong những căn nhà tạm bợ, dột nát là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược an sinh xã hội của tỉnh Phú Thọ. Với quyết tâm chính trị cao, tỉnh đang huy động tối đa nguồn lực, quyết liệt triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát nhằm đảm bảo mọi người dân đều có nơi ở ổn định, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Tiền Giang đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Mưa lớn diện rộng gây lũ trên toàn bộ hệ thống sông ngòi Lào Cai

Từ đêm qua 10/5 đến rạng sáng nay 11/5, mưa to, mưa rất to dữ dội trút xuống nhiều địa phương trong tỉnh Lào Cai. Lượng mưa thu được các khu vực phổ biến từ 40-90mm, một số nơi mưa trên 100mm. Đây là trận mưa lớn diện rộng hiếm gặp xuất hiện vào đầu mùa mưa năm 2025 mà chuỗi số liệu nhiều năm mới ghi nhận được.

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Tuyên Quang: Mưa dông làm 42 ngôi nhà bị hư hỏng

Rạng sáng 10/5, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa rào và dông, một số nơi có mưa to đến rất to. Tại huyện Hàm Yên, lượng mưa đo được ở xã Hùng Ðúc 140 mm; Thái Hoà 120 mm; Bằng Cốc 109,6 mm; Thành Long 107,8 mm.

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Quảng Trị giao khoán hàng chục nghìn ha rừng cho cộng đồng

Đến tháng 5/2025, tỉnh Quảng Trị đã giao hơn 19.200 ha rừng tự nhiên; khoán khoảng 50.000 ha rừng cho các cá nhân, hộ dân và cộng đồng quản lý. Qua đó, tăng hiệu quả bảo vệ rừng, tạo sinh kế cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, biên giới.

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm cho đồng bào Raglai ở miền núi Bác Ái

Thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư, triển khai xóa nhà tạm, dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở nói chung, đồng bào Raglai ở huyện miền núi Bái Ái nói riêng; qua đó giúp người dân vùng khó nhanh chóng an cư, lạc nghiệp, sớm ổn định cuộc sống.

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Phát huy hiệu quả tổ bảo vệ rừng ở vùng cao Mù Cang Chải

Cùng với các địa phương khác trong tỉnh Yên Bái, huyện vùng cao Mù Cang Chải luôn quan tâm phát huy vai trò của tổ xung kích bảo vệ rừng trong tuyên truyền, vận động người dân tham gia chăm sóc, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng. Qua đó, góp phần nâng tỷ lệ che phủ rừng, tạo việc làm, tăng thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Kiên Giang: Đẩy nhanh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong phát triển du lịch

Phú Quốc đang chuẩn bị tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC 2027, tiếp tục mở ra cơ hội phát triển cho đảo ngọc. Năm 2025, tỉnh Kiên Giang tăng tốc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển du lịch, nhằm tạo động lực lan tỏa phát triển các ngành, lĩnh vực khác, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số, đưa Kiên Giang phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới. Tỉnh đặt mục tiêu đón 11,05 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch (tăng 12% so với năm 2024), trong đó có 1,2 triệu lượt khách quốc tế (tăng 22,6%); tổng thu từ du lịch đạt 28.500 tỷ đồng (tăng 13,4%).

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Sức sống mãnh liệt ở miền núi Bác Ái anh hùng

Không chỉ giỏi trong đấu tranh chống giặc, trong thời bình, đồng bào Raglai ở Bác Ái còn đảm đang, nỗ lực xóa cái “đói”, cái “nghèo” để vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất anh hùng này.

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.