Chung tay bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Nhiều năm qua, thực hiện hiệu quả các dự án hỗ trợ cộng đồng vùng đệm, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống đã làm thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc ở vùng này, cùng chung tay gìn giữ, bảo vệ rừng đại ngàn, xây dựng bản làng ngày càng ấm no, giàu đẹp...

7-khu bao ton thien nhien Pu Huong-van ty.JPG
Lực lượng kiểm lâm Trạm quản lý bảo vệ rừng Bình Chuẩn (Hạt kiểm lâm Pù Huống thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống) trên đường tuần tra rừng. Ảnh: Xuân Tiến

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Huống thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An được UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào tháng 9/2007.

Khu BTTN Pù Huống có diện tích gần 46.500 ha, trong đó có hơn 40.150 ha rừng đặc dụng, 6.060 ha rừng phòng hộ, hơn 210 ha rừng sản xuất. Nơi đây có gần 570 loài động vật, hơn 1.800 loài thực vật, nhiều loài trong đó nằm trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ về tình trạng bảo tồn, đa dạng của các loài động vật và thực vật trên thế giới (Sách đỏ IUCN)…

Ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống cho biết: “Vùng đệm Khu BTTN Pù Huống trải rộng trên 125 bản của 15 xã thuộc 5 huyện: Quỳ Hợp, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và Quỳ Châu; dân số khoảng 50.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái. Do kinh tế phụ thuộc nhiều vào trồng trọt, chăn nuôi và rừng nên rừng đặc dụng có nguy cơ cao bị xâm hại, tạo sức ép không nhỏ đến công tác quản lý và bảo vệ rừng”.

9-khu bao ton thien nhien Pu Huong-van ty.JPG
Đồng bào dân tộc ở xã Xiêng My, huyện Tương Dương (Nghệ An) ký cam kết bảo vệ rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Ảnh: Xuân Tiến

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng đệm, góp phần giảm áp lực lên tài nguyên rừng, đất rừng, Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã tích cực tìm nguồn tài trợ cho các dự án nhằm hỗ trợ đồng bào phát triển các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế. Đến nay, Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống đã triển khai thực hiện các dự án như: Dự án bảo vệ rừng và quản lý lưu vực sông tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2002 - 2005 do Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch - DANIDA tài trợ; Dự án nâng cao năng lực tiến tới thực thi cơ chế đồng quản lý trong công tác quản lý, bảo vệ rừng vùng giáp ranh huyện Quỳ Hợp, giai đoạn 2007 - 2009 do Chương trình dự án nhỏ của Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ; Dự án quản lý, bảo vệ rừng theo Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2008 - 2010, giao khoán một số diện tích rừng khu bảo tồn cho người dân khoanh nuôi, bảo vệ và hưởng lợi theo chính sách bảo vệ rừng 661… Giai đoạn 2002 - 2022, Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống tổ chức giao khoán gần 114.230 ha cho người dân vùng đệm với tổng kinh phí chi trả hỗ trợ gần 30 tỷ đồng và triển khai chính sách hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg được gần 2.330 ha với tổng kinh phí hỗ trợ 5,34 tỷ đồng… Từ sự hỗ trợ này, đồng bào dân tộc sinh sống ở vùng đệm Khu BTTN Pù Huống đã nêu cao ý thức trách nhiệm, chấp hành tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả, dược liệu…, qua đó cuộc sống dần đổi thay, diện mạo bản làng có nhiều khởi sắc.

15-khu bao ton thien nhien Pu Huong-van ty.JPG
Những nếp nhà sàn của đồng bào dân tộc ở vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Ảnh: Xuân Tiến
14-khu bao ton thien nhien Pu Huong-van ty.jpg
Vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái với đời sống văn hóa bản làng gắn liền với sinh cảnh rừng. Ảnh: Xuân Tiến

Ông Võ Minh Sơn, Giám đốc Ban quản lý Khu BTTN Pù Huống cho biết thêm: “Công tác quản lý, bảo vệ rừng chủ yếu dựa vào cộng đồng. Để bảo vệ rừng tốt hơn, cán bộ kiểm lâm phải thường xuyên bám rừng, bám dân; phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, góp phần nâng cao đời sống đồng bào, từ đó giúp đồng bào thay đổi nhận thức, chấp hành tốt công tác gìn giữ, bảo vệ rừng”.

Văn Tý

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...