Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Các công trình giao thông trọng điểm có vai trò lớn trong hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, một số công trình giao thông trọng điểm luôn trong tình trạng chậm tiến độ, thậm chí có công trình đã quá hạn thi công nhưng chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng.

dak-lak2-230725.jpg
Quá trình triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột luôn trong tình trạng chậm tiến độ.

Dự án trọng điểm triển khai “ì ạch”

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (dự án đường tránh Đông) là công trình trọng điểm ở tỉnh Đắk Lắk do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư (nay là Bộ Xây dựng). Dự án dài hơn 39 km, khởi công năm 2020, do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A) làm chủ đầu tư.

Sau nhiều năm triển khai “ì ạch”, chậm tiến độ, dự án được điều chỉnh kéo dài thời gian thực hiện và tăng tổng mức đầu tư lên 1.841,095 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương (đội vốn gần 332 tỷ đồng, chủ yếu phục vụ giải phóng mặt bằng).

Theo kế hoạch, dự án phải cơ bản hoàn thành trong năm 2024, hoàn thành toàn bộ dự án trước ngày 30/6/2025 và hoàn thiện thủ tục bàn giao công trình đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2025.

Tuy nhiên, đến nay đã quá hạn (30/6/2025) nhưng dư án vẫn chưa hoàn tất khâu giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng. Tính đến ngày 16/7, sản lượng thực hiện các gói thầu xây lắp của dự án đạt gần 85%; lũy kế giá trị giải ngân hơn 1.453/1.841 tỷ đồng, đạt gần 79% so với tổng vốn được bố trí.

dak-lak3-230725.jpg
Hiện trạng Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột đoạn giao nhau với Quốc lộ 26.

Theo ghi nhận của phóng viên vào giữa tháng 7/2025, đoạn đầu tuyến từ Km0+00 đến Km0+113 của dự án vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng với 22 hộ dân sinh sống. Đoạn đường này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân khi mùa mưa lầy lội, đầy ổ voi, ổ gà, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông; mùa khô thì bụi mù mịt.

Ngoài ra, tại mương dẫn số 02, lý trình Km13+203 đoạn qua xã Ea Knuếc bị vướng mặt bằng khoảng 120m của hai hộ dân đã phê duyệt phương án từ năm 2022 và năm 2023, đến nay các hộ gia đình vẫn chưa đồng thuận nhận tiền để bàn giao mặt bằng thi công.

Theo ông Nguyễn Tài Minh, Phó giám đốc Ban A, để đảm bảo mặt bằng thi công hoàn thành toàn bộ dự án, chủ đầu tư đã kiến nghị Trung tâm phát triển quỹ đất tỉnh và UBND xã Cuôr Đăng sớm hoàn thành việc giải phóng mặt bằng đối với đoạn đầu tuyến để phục vụ thi công. Đề nghị UBND xã Ea Knuếc sớm tổ chức cưỡng chế đối với hai hộ dân (tại mương dẫn số 02, lý trình Km13+203) để bàn giao mặt bằng thi công trong tháng 7/2025.

Dự án đường tránh Đông nhằm kết nối, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thế trận bảo vệ an ninh, quốc phòng cho khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng. Quá trình triển khai dự án luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan Trung ương. Dù vậy, việc thực hiện dự án ở địa phương lại bị đội vốn và luôn trong tình trạng chậm tiến độ.

Trước thực tế trên, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) liên tục ban hành các văn bản đôn đốc, đề nghị tỉnh Đắk Lắk quyết liệt tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tiến độ nhưng đến nay dự án vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, tại công văn số 3784/BXD-KTQLXD, ngày 21/5/2025, Bộ Xây dựng nêu rõ: Đề nghị tỉnh Đắk Lắk bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trước ngày 30/5/2025. Trong trường hợp tiếp tục chậm trễ, không đáp ứng yêu cầu để triển khai thực hiện hoàn thành dự án, Bộ Xây dựng đề nghị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét xử lý trách nhiệm của các tập thể, cá nhân có liên quan do tỉnh quản lý. Đồng thời Bộ Xây dựng sẽ xem xét khoanh vùng dự án để bàn giao cho địa phương quản lý và đầu tư hoàn thiện sau khi địa phương bố trí được nguồn kinh phí.

Dự án trọng điểm quốc gia liên tục chậm tiến độ

dak-lak4-230725.jpg
Thi công Dự án thành phần 3, Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Mặc dù là công trình trọng điểm quốc gia, nhưng dự án thành phần 3, Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột liên tục chậm tiến độ so với cam kết hoàn thành trước ngày 30/8/2025.

Cụ thể, tổng giá trị thực hiện dự án đến ngày 2/7/2025, giá trị thực hiện xây lắp đạt 2.313/4.216 tỷ đồng (54,9% giá trị hợp đồng), chậm so với kế hoạch là 26%; đến ngày 14/7/2025, đạt 2.447/4.216 tỷ đồng (hơn 58% giá trị hợp đồng), chậm gần 28% so với kế hoạch.

Đáng lưu ý, tình trạng chậm tiến độ kéo dài từ đầu năm 2025 đến nay vẫn chưa được khắc phục mặc dù Trung ương lẫn địa phương liên tục tổ chức đoàn kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn cho dự án.

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A - chủ đầu tư), nguyên nhân khách quan của tình trạng chậm tiến độ là do thời tiết mưa nhiều ảnh hưởng đến công tác thi công của nhà thầu; vật liệu xây dựng cát đá trên thị trường khan hiếm... làm ảnh hưởng đến kế hoạch, tiến độ thi công của dự án.

Nguyên nhân chủ quan là do thủ tục cấp, khai thác một số mỏ đất, đá kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ; một số nhà thầu chưa huy động tối đa máy móc, thiết bị nhân lực cũng như việc thực hiện thi công “3 ca, 4 kíp” theo cam kết… Một số vị trí mặt bằng còn vướng khi chưa di dời hạ tầng kỹ thuật; hệ thống điện dân sinh chưa được di dời ảnh hưởng đến tiến độ thi công.

Đại diện chủ đầu tư cho biết, để bù đắp tiến độ dự án đơn vị đã chỉ đạo các nhà thầu, Tư vấn giám sát và các đơn vị tham gia xây dựng tăng cường máy móc thiết bị, nhân lực khẩn trương thi công các hạng mục nhằm bảo đảm tiến độ; yêu cầu các đơn vị xây dựng phương án thi công phù hợp với điều kiện thời tiết bất lợi hiện nay, quyết tâm thực hiện mục tiêu hoàn thành dự án trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, quá trình triển khai dự án mặc dù chủ đầu tư và các đơn vị thi công có cam kết tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị thi công, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” nhưng vẫn chưa bù lại phần khối lượng bị chậm trước đó. Việc chậm tiến độ làm tăng nguy cơ dự án không hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra.

dak-lak-230725.jpg
Đoạn đầu tuyến của Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột vẫn chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng dù đã quá hạn hoàn thành xây lắp (trước ngày 30/6/2025).

Trước thực trạng triển khai các dự án giao thông trọng điểm tại Đắk Lắk, ngày 17/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk do ông Trương Công Thái, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình triển khai, thi công các dự án giao thông trọng điểm trên.

Đối với những vướng mắc liên quan đến dự án đường tránh Đông, ông Trương Công Thái yêu cầu Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp với UBND xã Cuôr Đăng sớm tổ chức lập và trình phê duyệt các phương án bồi thường hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất của các hộ dân (đoạn đầu tuyến), làm cơ sở pháp lý để chi trả đền bù nhanh chóng, minh bạch cho người dân. Ngay khi có mặt bằng, yêu cầu chủ đầu tư chỉ đạo nhà thầu huy động tối đa máy móc, thiết bị, nhân lực, tổ chức các mũi thi công đồng loạt để hoàn thành dự án.

Đối với dự án thành phần 3, Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trương Công Thái yêu cầu Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan và UBND các xã có tuyến cao tốc đi qua để đẩy nhanh tiến độ di dời hạ tầng kỹ thuật, đường điện dân sinh… và giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đến mặt bằng dự án.

Theo ông Trương Công Thái, trong thời gian tới UBND tỉnh sẽ làm việc trực tiếp với chủ đầu tư, các sở, ngành và đơn vị liên quan nhằm tháo gỡ những khó khăn liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh, nhất là những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, thi công trên công trường. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tiến độ các dự án theo đúng kế hoạch, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk./.

Có thể bạn quan tâm

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Tối 23/7, ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh, khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều công trình bị hư hỏng và gần 3.800 cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại gần 5,6 tỷ đồng.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 19 giờ 30 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 30 phút ngày 24/7, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Chiều 23/7, thông tin từ UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng đang xác minh thông tin, đồng thời tổ chức tìm kiếm 2 người đàn ông nghi bị nước lũ cuốn trôi, mất tích trên địa bàn, khi chạy xe máy qua cầu ngầm vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Bão số 3 gây thiệt hại tới 25 địa phương của tỉnh Lâm Đồng

Chiều 23/7, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng đã có báo cáo nhanh tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 trên địa bàn toàn tỉnh. Tổng hợp cho thấy có 25 địa phương trong tổng số 124 xã, phường, đặc khu trên địa bàn toàn tỉnh bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão này.

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Bộ đội Biên phòng đồng hành với học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nhiều năm nay, người lính quân hàm xanh tỉnh Lâm Đồng còn là chỗ dựa vững chắc cho nhiều học sinh nghèo vùng biên. Hình ảnh về anh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng người dân càng thêm đẹp đẽ, góp phần củng cố vững chắc nền quốc phòng toàn dân.

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Mái ấm nghĩa tình quân dân lan tỏa niềm tin nơi vùng biên

Ngày 23/7, có 24 hộ gia đình hoàn cảnh khó khăn tại các xã Phú Nghĩa, Đắk Ơ, Bù Gia Mập và Đa Kia (tỉnh Đồng Nai) vui mừng đón nhận “Nhà tình nghĩa Quân - Dân” do Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 778 (Quân khu 7) phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng từ đầu năm 2025 đến nay.

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Giông lốc gây nhiều thiệt hại ở xã biên giới Ia Tơi, Quảng Ngãi

Ngày 23/7, ông Trần Văn Thu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cơ quan chức năng của xã đang tiến hành kiểm tra thiệt hại do giông lốc tại khu vực làng chài, thôn 7, xã Ia Tơi. Qua đó, có các giải pháp khắc phục thiệt hại cho người dân.

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Nghệ An: Lũ lớn dâng cao vượt mốc lịch sử, nhiều bản làng bị chia cắt, cô lập

Tối ngày 22 và rạng sáng ngày 23/7, trên địa bàn các địa phương miền Tây tỉnh Nghệ An xuất hiện mưa cường suất lớn, diễn ra trong thời gian dài, nước lũ trên các sông suối đột ngột dâng cao, nhanh do lượng nước từ thượng nguồn đổ về mạnh khiến hàng trăm hộ dân bị ngập lụt, trôi và hư hại nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt.

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Lục bình phủ kín nhiều tuyến kênh mương ở Vĩnh Long

Tình trạng lục bình dày đặc trên các tuyến kênh, mương trở thành nỗi lo ngại với nhiều người dân vùng nông thôn tỉnh Vĩnh Long. Lục bình phát triển nhanh, ngoài tầm kiểm soát khiến nhiều tuyến kênh, mương bị tắc nghẽn, cản trở dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao thông đường thủy và gây thiệt hại trực tiếp đến nhiều hộ dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường

Hướng tới kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ, 80 năm Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ Tổ quốc (19/8/2005 - 19/8/2025), sáng 23/7, Công an tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khánh thành Khu tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phạm Văn Cường - chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong khi cùng đồng đội phá án, bóc gỡ đường dây ma túy xuyên quốc gia từ khu vực Tam giác Vàng qua Lào về Việt Nam.

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Đảng viên Biên phòng gắn kết người dân nơi tuyến đầu Tổ quốc

Thực hiện mô hình “Đảng viên đồn Biên phòng phụ trách hộ gia đình” ở khu vực biên giới, các đảng viên được phân công phụ trách đã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nhân dân, trở thành nhịp cầu gắn kết tình quân dân, củng cố thế trận lòng dân nơi tuyến đầu Tổ quốc.

Trắng đêm chạy lũ cùng người dân phía Tây Nghệ An

Trắng đêm chạy lũ cùng người dân phía Tây Nghệ An

Thông tin từ nhiều người dân và chính quyền địa phương cho biết, tối 22/7, do mưa lớn kéo dài, nước sông Nậm Mộ tiếp tục dâng cao, dòng chảy mạnh, cộng với việc các thủy điện xả lũ nên trung tâm xã Mường Xén (tỉnh Nghệ An) bị ngập nghiêm trọng.

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Hồi sinh màu xanh trên vùng đất ô nhiễm bom, mìn

Sau 50 năm chiến tranh, vùng đất Hải Thái, huyện Gio Linh (nay là xã Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị) vốn bị ô nhiễm bom, mìn nay đã hồi sinh với bạt ngàn rừng cao su xanh, rừng tràm tươi tốt. Người dân nơi đây đã có cuộc sống ấm no.

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Tuổi trẻ An Giang xung kích hỗ trợ hiệu quả vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Qua hơn 3 tuần đi vào vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, với sự tham gia tích cực của các đội thanh niên tình nguyện do các cấp bộ Ðoàn tỉnh An Giang thành lập đã góp phần cùng chính quyền địa phương giải quyết nhanh chóng, chính xác, kịp thời, hiệu quả các thủ tục hành chính, đáp lại sự hài lòng trong nhân dân.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Phú Thọ

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại Phú Thọ

Trong 4 giờ qua (từ 10 - 14h ngày 22/7), trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã ghi nhận tình trạng mưa vừa, mưa to trên diện rộng. Một số khu vực có lượng mưa lớn như Đoàn Kết 81 mm, Trung Thành 64 mm...

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Phú Thọ kiểm tra công tác ứng phó bão tại các điểm xung yếu

Ngày 22/7, Đoàn công tác của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Đinh Công Sứ đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 3 tại một số trạm bơm, các điểm có nguy cơ sạt lở cao thuộc địa bàn các xã: Cao Dương, Liên Sơn và Lương Sơn.

Lào Cai: Chủ động di dời người dân trong vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Lào Cai: Chủ động di dời người dân trong vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Nhằm chủ động di dời người dân ra khỏi vùng thiên tai trước ảnh hưởng của cơn bão số 3, các lực lượng chức năng tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh Lào Cai tích cực hỗ trợ người dân di dời khỏi các vị trí có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập lụt đến nơi an toàn nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Lật cầu treo Pa Thơm, nhiều người rơi xuống suối

Lật cầu treo Pa Thơm, nhiều người rơi xuống suối

Khoảng 8 giờ sáng 22/7, cầu treo Pa Thơm ở bản Pa Xa Lào, xã Thanh Yên (tỉnh Điện Biên) bất ngờ đứt một bên dây văng, lật nghiêng 90 độ, khiến nhiều người và phương tiện đang lưu thông bị rơi xuống suối.

Tri ân những người có công với đất nước

Tri ân những người có công với đất nước

Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn.

Giống nho mới công nghệ cao mở cơ hội phát triển du lịch Khánh Hòa

Giống nho mới công nghệ cao mở cơ hội phát triển du lịch Khánh Hòa

Với khí hậu khô nóng đặc thù và thổ nhưỡng phù hợp, các địa phương ở khu vực phía Nam của tỉnh Khánh Hòa đang đẩy mạnh phát triển giống nho mới cho quả có vị ngon hơn và đẹp mắt, từ đó kết hợp phát triển du lịch nông nghiệp bằng cách đưa du khách đến tham quan các vườn nho trĩu quả.

Nông dân đổi đời từ mô hình trồng rau màu 'chung sống với lũ'

Nông dân đổi đời từ mô hình trồng rau màu 'chung sống với lũ'

Nằm cặp theo hai bờ sông Tiền, một mặt tiếp giáp biển Đông, tỉnh Đồng Tháp có địa hình đa dạng vùng ngọt và kiểm soát lũ đầu nguồn, vùng Đồng Tháp Mười và vùng dự án Bảo Định phía bắc sông Tiền, vùng ngọt hóa Gò Công phía Đông tỉnh. Đặc biệt, vùng Đồng Tháp Mười và vùng ngọt hóa Gò Công do đặc thù về điều kiện thiên nhiên, đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn, mùa khô thường bị ảnh hưởng hạn mặn, sản xuất khó khăn.