Dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số (Bài 2)

Dinh dưỡng cho trẻ em dân tộc thiểu số (Bài 2)
Bài 2: Giải pháp đồng bộ cải thiện chế độ dinh dưỡng giàu vi chất

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thấp còi cao ở phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số sẽ gây hậu quả lâu dài đến chất lượng nguồn nhân lực, làm chậm quá trình giảm nghèo, công bằng, phát triển kinh tế ở một số vùng khó khăn. Chính vì vậy, ngành y tế đã triển khai nhiều mô hình hiệu quả với các giải pháp đồng bộ giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em trong cả nước cũng như nhóm trẻ người dân tộc thiểu số.

Hiệu quả từ nhiều mô hình

Bác sỹ chuyên khoa I Phạm Thị Kim Thoa, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Lào Cai cho biết: Lào Cai gồm 25 dân tộc, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 64%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 19,6% và thấp còi là 35,1%; cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn quốc (thể nhẹ cân là 16,2% và thấp còi là 26,7 %). Vì vậy, Lào Cai đang phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật và chăm sóc y tế với trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ em dân tộc Mông ở huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh TTXVN
Trẻ em dân tộc Mông ở huyện Mộc Châu (Sơn La). Ảnh TTXVN

Trước tình hình đó, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã tài trợ để tỉnh thực hiện mô hình “Cải thiện thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng” tại xã Bản Phố, huyện Bắc Hà và Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai. Kết quả cho thấy: hơn 6.100 lượt trẻ được khám sàng lọc; khoảng 700 trẻ được điều trị suy dinh dưỡng nặng cấp tính bằng các sản phẩm dinh dưỡng, trong đó 85,5% được điều trị khỏi, số trẻ bỏ cuộc và không phục hồi sau điều trị là 93 trẻ; đặc biệt trung bình trẻ tăng cân từ 0,5 – 5kg sau 6-12 tuần điều trị… Nhờ đó, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm 5% so với trước can thiệp; tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ có con dưới 5 tuổi biết được thời điểm cho trẻ ăn bổ sung đúng độ tuổi tăng 20% so với trước khi triển khai mô hình. Tỷ lệ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tăng 30% và phụ nữ sinh đẻ có can thiệp của cán bộ y tế tăng 10%... Qua đó, mô hình đã làm thay đổi nhận thức và thực hành của các bà mẹ, người chăm sóc trẻ về dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ nhỏ dựa vào các thực phẩm sẵn có tại các hộ gia đình.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Đỗ Huy, Viện Dinh dưỡng quốc gia nêu rõ: Nhằm giảm mức thiếu an ninh thực phẩm và suy dinh dưỡng ở 3 tỉnh phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang), dự án “Cải thiện an ninh thực phẩm hộ gia đình phụ nữ nông thôn nghèo thông qua mô hình chế biến thực phẩm dinh dưỡng qui mô nhỏ ở Việt Nam” đã được Viện Dinh dưỡng quốc gia triển khai từ tháng 11/2015 (kéo dài 28 tháng). Dự án hướng tới việc xây dựng dây chuyền cung ứng tiêu chuẩn của Viện nhằm giải quyết các rào cản của an ninh thực phẩm cho nhóm dân cư đích, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em ở 3 tỉnh của dự án. Dự án cũng thử nghiệm mô hình can thiệp, đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ số suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ thiếu an ninh lương thực ở mức nặng của những hộ gia đình nữ nông dân nghèo; đẩy mạnh việc lồng ghép phân tích an ninh thực phẩm vào các chính sách và chương trình công cộng…

Qua triển khai dự án, khoảng 1.500 trẻ từ 6-24 tháng tuổi và bà mẹ của trẻ tại 9 xã can thiệp thuộc 3 tỉnh được hưởng lợi từ các dây chuyền thực phẩm sạch, an toàn, bảo đảm các vi chất dinh dưỡng như: nhà xưởng sản xuất cháo ngon (thành phần gồm gạo, chất khoáng có sắt và kẽm); sản phẩm bột rau được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên, sẵn có. Đồng thời, dự án còn tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng về nuôi dưỡng trẻ nhỏ tại địa bàn để tăng khả năng chấp nhận và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng được sản xuất tại các cơ sở mới thiết lập.

Nâng cao chất lượng bữa ăn

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia khẳng định: Thời gian tới, để cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em nói chung và trẻ người dân tộc thiểu số nói riêng, Viện Dinh dưỡng quốc gia sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân; tập trung chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày "vàng" đầu đời; can thiệp dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ cao; nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án và các giải pháp can thiệp đặc hiệu.

Đồng thời, ngành y tế tiếp tục triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại trường học; tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm thương mại trong nước và nhập khẩu; phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng phòng thừa cân béo phì và các bệnh không lây; nâng cao hoạt động của hệ thống giám sát dinh dưỡng trên toàn quốc. Ngành y tế sẽ tiến hành tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc vào năm 2019; tăng cường phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất và cung ứng các thực phẩm an toàn cho người dân; duy trì và phát triển, nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả…

Về các giải pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho nhóm trẻ dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tiến sỹ Đào Lan Hương, Ngân hàng thế giới (World Bank) khuyến nghị: Khung hành động tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng cho nhóm trẻ dân tộc thiểu số tại Việt Nam cần tập trung mở rộng các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu thông qua ngành y tế; thực hiện các chiến lược ngành nhằm giải quyết các nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng; phối hợp các hoạt động, chính sách và đầu tư nhằm tạo điều kiện cho cộng tác liên ngành. Đồng thời, Việt Nam cần mở rộng cung ứng các dịch vụ về dinh dưỡng thông qua ngành y tế; giáo dục bà mẹ về chăm sóc thai nghén, sinh trưởng, phát triển của trẻ; tăng khoảng cách giữa các lần sinh.

Mặt khác, các cơ quan chức năng của Việt Nam cần giúp người dân tăng cường tiếp cận chế độ ăn an toàn, giàu dinh dưỡng và đa dạng; giảm gánh nặng lao động cho phụ nữ; bổ sung vi chất cho các thức ăn chính; tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường…
Thu Phương

Có thể bạn quan tâm

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; trên cơ sở đó có các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trước khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.