Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm

Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các tổ liên ngành cấp xã để nắm vững địa bàn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN
Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các tổ liên ngành cấp xã để nắm vững địa bàn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Tỉnh Gia Lai đang triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, đặc biệt đẩy mạnh công tác vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại thông báo số 191 về các giải pháp khôi phục bền vững rừng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm ảnh 1Lực lượng kiểm lâm thường xuyên phối hợp với các tổ liên ngành cấp xã để nắm vững địa bàn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Theo đó, tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm để chuyển cây trồng phù hợp với mục đích lâm nghiệp. Tỉnh Gia Lai cũng đã thành lập các cụm liên kết bảo vệ rừng, các tổ liên ngành tại các địa phương có rừng nhằm bảo vệ, quản lý và phát triển thêm diện tích rừng trên địa bàn.

Ông Trương Thanh Hà, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kbang cho hay, huyện Kbang có hơn 126.000 ha rừng, trong đó hơn 121.000 ha là rừng tự nhiên, còn lại là rừng trồng, đây là một trong những địa bàn trọng điểm, làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng của tỉnh Gia Lai. Tính từ năm 2017-2020, Kbang đã có hơn 5.500 hộ dân canh tác nương rẫy gần rừng, liền kề rừng ký cam kết bảo vệ rừng. Đây là một trong những kênh báo tích cực cho lực lượng chức năng khi phát hiện các vụ vi phạm lâm luật trên địa bàn. Ngoài ra, tổ liên ngành của UBND xã, lực lượng kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng cũng thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật để lấy đất sản xuất.

Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm ảnh 2Lực lượng kiểm lâm, tổ liên ngành cấp huyện, cấp xã thường xuyên về làng tuyên truyền, vận động người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Theo đó, từ năm 2017-30/4/2021, huyện Kbang đã phát hiện 36 vụ phá rừng trái pháp luật để lấn chiếm đất làm nương rẫy với diện tích thiệt hại trên 150.000 m2, trong đó, từng sản xuất hơn 145.000 m2, rừng phòng hộ hơn 10.000 m2. Diện tích rừng bị mất này đã được UBND huyện Kbang chỉ đạo các đơn vị chủ rừng tiến hành trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên. Cũng trong quãng thời gian này, lực lượng chức năng huyện Kbang cũng đã kiểm tra, xử lý 570 vụ việc (514 vụ xử lý hành chính, 46 vụ xử lý hình sự); thiệt hại hơn 1.500 m3 gỗ với tổng diện tích rừng bị phá gần 150.000 m2; tịch thu 100 xe ô tô, 3 xe độ chế, 1 máy múc, 2 máy cày, gần 200 xe máy, 58 cưa xăng và hàng chục công cụ khác.

Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm ảnh 3Kiểm lâm huyện Kbang (Gia Lai) hướng dẫn dân phát dọn thực bì, làm đường ranh cản lửa trên diện tích rừng trồng được giao khoán cho hộ gia đình, cộng đồng người dân tộc thiểu số quản lý, chăm sóc. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Ông Lê Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang, cho biết, cùng với việc tăng cường các công tác quản lý, bảo vệ rừng từ nhiều biện pháp đồng bộ, thì việc xử lý kiểm điểm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức buông lỏng quản lý cũng được huyện Kbang chú trọng. Theo đó, từ năm 2017-30/4/2021, huyện Kbang đã kiểm điểm trách nhiệm, đề nghị xử lý kỷ luật 7 người đứng đầu cơ quan, đơn vị; 24 cán bộ công chức viên chức liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn nhằm cảnh báo, răn đe các đơn vị, cá nhân chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với những biện pháp đồng bộ, quyết liệt, qua các năm tình trạng vi phạm lâm luật trên địa bàn đã giảm về số vụ, tính chất và mức độ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, số vụ vi phạm giảm 14 vụ, bằng 27% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, huyện Kbang còn tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện giao khoán gần 40.000 ha rừng cho hàng nghìn hộ dân tại các thôn, làng và cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm tận dụng nguồn lực quản lý, bảo vệ rừng ngay trong chính từng hộ gia đình sinh sống trên địa bàn.

Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm ảnh 4Ban chỉ đạo Quản lý bảo vệ rừng, các tổ liên ngành cấp xã thường xuyên bàn bạc các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Già làng Đinh Văn Thôi, làng Đăk Kmung, xã Đăk Smar, huyện Kbang cho biết, ông và người dân trong làng nhận giao khoán quản lý, bảo vệ khu vực rừng ngay tại nơi anh sinh sống, kinh phí mang lại cũng tạo cuộc sống ổn định cho nhiều gia đình. Đến mùa khô, ông tập trung người dân đi phát dọn thực bì, đốt trước có điều khiển, làm đường ranh cản lửa để tránh cháy rừng. Hằng ngày, ông phân chia công việc tuần tra rừng cho mỗi nhóm, nếu phát hiện người lạ mang cưa, rựa đi vào rừng là báo ngay cho kiểm lâm hoặc chính quyền địa phương.

Theo đó, tỉnh Gia Lai luôn chú trọng công tác tuyên truyền, phát động toàn dân tham gia bảo vệ rừng, gắn với việc cơ chế mua tin báo tố giác lâm tặc; xử lý kịp thời các trường hợp phát, lấn rừng làm nương rẫy; tổ chức giáo dục, kiểm điểm trước dân làng đối với các đối tượng vi phạm lâm luật lấn chiếm, phá rừng trái phép hoặc tiếp tay cho lâm tặc. Đồng thời, tỉnh thường xuyên xây dựng và triển khai thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền địa phương với đơn vị chủ rừng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.

Gia Lai tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng vùng trọng điểm ảnh 5Ban chỉ đạo Quản lý bảo vệ rừng tại cơ sở thường xuyên tuần tra, kiểm soát những khu vực trọng yếu. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Với nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt, hy vọng Gia Lai sẽ hạn chế được những vụ việc vi phạm lâm luật, giữ lại những cánh rừng tự nhiên hiện có, tiếp tục trồng, phủ xanh diện tích rừng đã bị mất trong những năm qua.

Hồng Điệp

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Ngày 11/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã ban hành công văn số 29/PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa, bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 30 ngày 11/6 đến 00 giờ 30 ngày 12/6, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa lũy tích phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Súp, Krông A Na, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lắk (tỉnh Đắk Lắk); Cư Jút, Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Sau phản ánh của TTXVN và người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Theo thông tin từ UBND thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 12 giờ ngày 11/6, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn trôi từ ngày 8/6 và đã bàn giao cho gia đình để lo mai táng theo phong tục địa phương.

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Khai thác lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Hướng đi này không chỉ giúp nông dân tránh phụ thuộc vào một loại cây duy nhất, mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Sáng 11/6, tại chùa An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Ất Tỵ 2025).

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị cô lập, giao thông qua Quốc lộ 25 bị chia cắt. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân.

Nỗ lực tuyên truyền thay đổi ‘nếp nghĩ, cách làm’ cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Nỗ lực tuyên truyền thay đổi ‘nếp nghĩ, cách làm’ cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Từ những buôn làng heo hút tại xã Trường Sơn (tỉnh Quảng Bình) đến các thôn bản xa xôi tại xã Ea Sô (tỉnh Đắk Lắk), những người phụ nữ dân tộc thiểu số vốn lâu nay bị bó buộc bởi định kiến giới, hủ tục và nghèo đói đang từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” với sự tiếp sức của dự án 8.

Cánh tay nối dài của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số

Cánh tay nối dài của Đảng với đồng bào dân tộc thiểu số

Ông Điểu Dũng làm Trưởng thôn Thác Dài, xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã được gần 10 năm. Với sự tận tâm và trách nhiệm, ông đã trở thành điểm tựa vững chắc, tiếp thêm động lực cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.