Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Không để dịch lan rộng tới mức phải thực hiện phong tỏa toàn quốc

Vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine phòng COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tình hình dịch COVID-19, nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo báo cáo, từ đầu năm 2020 đến 18h ngày 23/7/2021, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn dịch, ghi nhận 81.678 ca mắc COVID-19 (79.537 ca trong nước và 2.141 ca nhập cảnh), 370 ca tử vong. Qua mỗi giai đoạn, quy mô, địa bàn, mức độ lây lan dịch bệnh đều tăng.

Việt Nam là một trong số các quốc gia có kết quả phòng, chống dịch tốt trên thế giới

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/7/2021, Bộ Y tế đã quyết định thành lập Kho dã chiến tại Bệnh viện Chợ Rẫy để tập kết vật tư, trang thiết bị y tế hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Bộ Y tế đã mua, huy động, tiếp nhận viện trợ các trang thiết bị, thuốc, vật tư, chuẩn bị năng lực sản xuất, cung cấp khí oxy... cho công tác xét nghiệm, điều trị.

Về sản xuất và sử dụng khí oxy, hiện năng lực sản xuất của các nhà máy oxy của cả nước rất lớn, tổng công suất đạt khoảng 851.759 m3 khí/ngày (tương đương 1.300 tấn/ngày) và có khả năng nâng thêm 50% - 100% công suất; có 993 cơ sở y tế đủ đáp ứng yêu cầu điều trị cho 66.200 ca nhiễm cần đến thở oxy. Như vậy, năng lực sản xuất và sử dụng oxy là đáp ứng đủ cho cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Các tỉnh, thành phố đang nỗ lực kiểm soát dịch bệnh. Tại một số địa phương có diễn biến phức tạp như Bắc Giang, Bắc Ninh, dịch bệnh đã được ngăn chặn, kiềm chế và đẩy lùi. Có 8/61 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới trong nước, 10 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và trực tiếp là Tổng Giám đốc WHO vẫn đánh giá Việt Nam là một trong số các quốc gia có kết quả phòng, chống dịch tốt trên thế giới. Việt Nam có số dân đông xếp thứ 15 trên thế giới nhưng tại thời điểm ngày 20/7/2021 vẫn là 1 trong 30 quốc gia, vùng lãnh thổ có số ca mắc trên 1 triệu dân, số ca tử vong trên 1 triệu dân thấp nhất thế giới, số tử vong trên 1 triệu dân của Việt Nam là 3,7; trong khi trung bình thế giới là 532,1, cao nhất là Peru (5.842), một số nước trong khu vực: Indonesia là 286, Philippines là 242, Malaysia là 231, Myanmar là 112, Cambodia là 70, Thailand là 53, Brunei là 7.

Báo cáo khẳng định, hai năm qua, chúng ta đã thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Phòng, chống dịch để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, bảo đảm điều kiện, môi trường để phát triển kinh tế - xã hội; phát triển kinh tế - xã hội để có nguồn lực phòng, chống dịch hiệu quả hơn.

Kết quả phòng, chống dịch đã góp phần quan trọng đảm bảo thực hiện thành công các sự kiện chính trị lớn của đất nước: tổ chức thành công Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, bảo đảm an ninh, an toàn và yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19. Chúng ta cũng đã phát huy tinh thần yêu nước, niềm tin và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái, huy động sự ủng hộ, tham gia tự giác, tích cực của nhân dân, doanh nghiệp và các lực lượng đối với công tác phòng, chống dịch.

Hướng tới bảo đảm tự chủ, an ninh vaccine cả trước mắt và lâu dài

Về tình hình mua, nhập khẩu vaccine, báo cáo của Chính phủ cho biết, ngay từ giữa năm 2020, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y tế và các cơ quan liên quan khẩn trương tìm hiểu, tiếp cận, đàm phán với các tổ chức quốc tế, đơn vị sản xuất để có vaccine sớm nhất, tiêm cho nhiều người nhất. Việt Nam cũng đã chủ động tiếp cận, đàm phán với các nhà sản xuất ngay từ trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Tính đến nay, Việt Nam đã phê duyệt trong tình huống cấp bách một số loại vaccine phòng COVID-19 của các hãng: AstraZeneca, Gamaleya (Sputnik V), Sinopharm, Pfizer, Moderna, Johnson&Johnson.

Do các điều kiện mua bán vaccine mà các nhà sản xuất đưa ra có nhiều vướng mắc so với pháp luật Việt Nam, Chính phủ đã chủ động báo cáo và Bộ Chính trị đã có ý kiến chỉ đạo, thống nhất tháo gỡ những vướng mắc về mặt pháp lý để thúc đẩy việc đàm phán, mua bán vaccine với các nhà sản xuất trong trường hợp cấp bách.

Đến nay, đã có cam kết, viện trợ, thỏa thuận, ký hợp đồng cung ứng trong năm 2021 là hơn 130 triệu liều; đang đàm phán ký kết hợp đồng 45 triệu liều; tổng cộng là 175 triệu liều và tiếp tục tìm kiếm, đàm phán các nguồn vaccine khác; giá mua thuộc nhóm mua rẻ nhất; quá trình thực hiện công khai, minh bạch. Tuy nhiên, trong điều kiện khan hiếm vaccine trên toàn cầu, từ nay đến hết quý III/2021, vẫn rất khó khăn về vaccine (dự kiến trong quý III/2021 sẽ có trên 30 triệu liều vaccine). Từ quý IV/2021, vaccine sẽ về nhiều hơn và đến năm 2022, dự kiến có thêm các loại vaccine trên thế giới được cấp phép, các nhà máy sản xuất vaccine trong nước đi vào hoạt động, tình hình cung cấp vaccine sẽ chủ động hơn.

Chính phủ khẳng định luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp tiếp cận mua, nhập khẩu vaccine. Thực tế đã có một số địa phương, doanh nghiệp chủ động đề xuất mua, nhập khẩu vaccine, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh đăng ký mua 5 triệu liệu vaccine của Moderna.

So với yêu cầu, việc cung ứng vaccine còn chậm. Nguyên nhân chính là do tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu; vaccine không phải là sản phẩm thương mại được tự do mua bán; tiến độ giao vaccine phụ thuộc hoàn toàn vào nhà sản xuất, cung ứng; vaccine trong Chương trình COVAX được ưu tiên cung ứng cho các nước tự sản xuất và các nước có tình hình dịch bệnh nghiêm trọng. Thêm vào đó, điều kiện mua bán các nhà sản xuất đặt ra chưa có trong tiền lệ trong mua sắm công.

Về chuyển giao công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine trong nước, theo báo cáo, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trong khu vực đã chủ động nghiên cứu vaccine. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ ở mức cao nhất, giảm tối đa các thủ tục hành chính đối với hoạt động chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước nhằm hướng tới bảo đảm tự chủ, an ninh vaccine cả trước mắt và lâu dài, không chỉ đối với dịch COVID-19 mà còn với các loại dịch bệnh khác.

Từ tháng 3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 trong nước và đến nay đã đạt được kết quả bước đầu tích cực, là một trong số ít nước có 2 vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng và là nước đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 (vaccine Nanocovax của Nanogen đang thử nghiệm giai đoạn 3; vaccine COVIVAC của IVAC hoàn thành thử nghiệm giai đoạn 1 và vaccine của Công ty TNHH MTV vaccine và sinh phẩm số 1 - VABIOTECH dự kiến thử nghiệm giai đoạn 1 vào quý III, IV/2021).

Chính phủ đã chỉ đạo thúc đẩy tiếp cận, đàm phán với các nhà sản xuất của nhiều nước để nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine trong nước. Đến nay, có 2 hợp đồng chuyển giao công nghệ với Nga, Mỹ (Công ty VABIOTECH đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vaccine Sputnik-V từ bán thành phẩm với quy mô 5 triệu liều/tháng bắt đầu từ quý III/2021, tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm; hỗ trợ Tập đoàn Vingroup ký hợp đồng với Hoa Kỳ để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 từ tinh chất mRNA có ưu điểm tiêm 1 liều duy nhất, có khả năng bảo vệ cao, nhiệt độ bảo quản 2-8 độ C; đồng thời đầu tư theo chuẩn công nghệ của nhà sản xuất sẽ có công suất 100-200 triệu liều/năm, dự định bắt đầu sản xuất từ quý I/2022).

Một số nhà sản xuất đã bày tỏ thiện chí hợp tác và đang trong quá trình đàm phán: Công ty VABIOTECH đang đàm phán với đối tác Nhật Bản về phương án, kế hoạch hợp tác thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao công nghệ vaccine DNA và một số đơn vị đang đề xuất hợp tác với đối tác của Ấn Độ, Cu Ba, AstraZeneca. Phấn đấu năm 2022 có ít nhất một nhà máy sản xuất vaccine.

Liên quan đến công tác tổ chức tiêm chủng, báo cáo cho biết, đã triển khai đúng kế hoạch, đúng đối tượng ưu tiên, bảo đảm hiệu quả và không để lãng phí, quá hạn, đặc biệt chú ý việc sẵn sàng xử lý các sự cố có thể xảy ra do tiêm vaccine, có vaccine đến đâu tổ chức phân bổ, tiêm ngay đến đó theo yêu cầu phòng, chống dịch.

Tính đến ngày 23/7/2021, Việt Nam đã tiếp nhận 15 đợt với 10.192.050 liều vaccine từ các nguồn viện trợ của COVAX Facility, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga và hợp đồng mua vaccine của AstraZeneca, Pfizer. Cuối tháng 7/2021 sẽ tiếp nhận thêm khoảng 6,8 triệu liều (552.240 liều của Pfizer, hơn 3 triệu liều của Moderna do Mỹ viện trợ thông qua COVAX, hơn 1,68 triệu liều của AstraZeneca do COVAX cung cấp, 1.228.500 liều của AstraZeneca mua của Công ty cổ phần vắc xin Việt Nam và 415.000 liều của Anh viện trợ).

Cả nước đã tiêm được 4.455.986 liều trong tổng số 6.176.760 liều vaccine phân bổ 11 đợt (đạt 72,1%), trong đó có 4.077.099 người đã được tiêm 1 liều vaccine và 334.560 người tiêm đủ 2 liều vaccine. Các địa phương đang tích cực chuẩn bị tiêm chủng 4.015.290 liều vaccine (4 đợt tiếp theo) vừa mới tiếp nhận từ 12/7/2021, ưu tiên các đối tượng ở tuyến đầu chống dịch, người lao động tại các khu công nghiệp, người dân ở vùng có nguy cơ cao, đặc biệt một số tỉnh phía Nam có dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Số vaccine tiếp tục tiếp nhận trong quý III/2021 sẽ ưu tiên tiêm cho các đối tượng ở tuyến đầu phòng, chống dịch, người dân ở vùng có nguy cơ cao, người lao động trực tiếp sản xuất ở các khu công nghiệp, các địa phương trọng điểm, đầu tàu kinh tế, không để đứt gãy các hoạt động sản xuất, bảo đảm mục tiêu kép: bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân và phát triển kinh tế.

Bảo đảm đủ vaccine cho nhu cầu phòng, chống dịch các năm tiếp theo và tiến tới xuất khẩu

Thời gian tới, Chính phủ kiên trì thực hiện mục tiêu kép, vừa ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội. Ngăn chặn và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, khoanh vùng và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Trước mắt, đối với các tỉnh thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ phải ưu tiên mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân. Nâng cao năng lực ứng phó, chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp khi có 100.000 người mắc, 200.000 người mắc trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế.

Đối với các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Phú Yên, Long An, Vĩnh Long, Tiền Giang, Đồng Tháp và một số địa phương có dịch, cần tập trung ưu tiên cao nhất nhằm dập dịch nhanh nhất, sớm nhất. Không để dịch lan rộng trên quy mô toàn quốc tới mức phải thực hiện phong tỏa toàn quốc như một số nước.

Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2021 có đủ vaccine để tiêm chủng đủ số liều cho ít nhất 50% người từ 18 tuổi trở lên; tổ chức Chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn, hiệu quả và đảm bảo độ bao phủ tiêm chủng để giảm nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ tăng nặng bệnh và giảm tử vong. Ưu tiên tiêm đủ liều cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, người trên 65 tuổi, người có bệnh nền và công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, đến hết quý I/2022 tiêm chủng đủ số liều cho 70% dân số, sớm đạt miễn dịch cộng đồng. Đầu năm 2022 có ít nhất một nhà máy sản xuất vaccine, chậm nhất đến hết quý II/2022 có vaccine sản xuất trong nước. Bảo đảm đủ vaccine cho nhu cầu phòng, chống dịch các năm tiếp theo và tiến tới xuất khẩu.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.