Quay lại

Kỷ niệm 45 năm Chiến thắng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (7/1/1979 – 7/1/2024): Cuộc chiến chính nghĩa vì sự trường tồn của hai dân tộc

1-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Hai nữ chiến sĩ Việt Nam và Campuchia sát cánh bên nhau. Ảnh: TTXVN

Ngày Chiến thắng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc (07/01/1979 - 07/01/2024) là dịp để tưởng nhớ về sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đi trước cũng như sự mất mát, đau thương của nhân dân ta khi bị chế độ diệt chủng Pol Pot - Ieng Sary (còn gọi là Khmer Đỏ) ra tay thảm sát dã man, tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam…

Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa, sự tự vệ chính đáng của dân tộc nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng, cao cả của dân tộc Việt Nam đối với nhân dân nước bạn Campuchia

Ngược dòng lịch sử, gần 47 năm trước, tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Sary đã liên tục tấn công xâm lược Việt Nam, sát hại dã man nhiều dân thường vô tội, gây ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đẫm máu, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chà đạp lên những giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc Việt Nam - Campuchia. Mặc dù Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã dùng mọi biện pháp ngoại giao hòa bình để tránh xảy ra cuộc chiến tranh nhưng vẫn không ngăn được dã tâm xâm lược của Pol Pot - Ieng Sary.

Đêm 30/4/1977, lợi dụng lúc quân và dân ta kỷ niệm hai năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Pol Pot đã mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới thuộc địa phận tỉnh An Giang, chính thức bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam Việt Nam.

Ở Ba Chúc, tỉnh An Giang, chỉ 12 ngày chiếm đóng (từ 18 đến 29/4/1978), quân Pol Pot đã giết 3.157 dân thường ở thị trấn này. Nhà trưng bày Chứng tích tội ác diệt chủng của Pol Pot tại Khu di tích lịch sử nhà mồ Ba Chúc hiện vẫn còn lưu lại sự tàn bạo của chế độ diệt chủng Pol Pot đối với người dân.

Việt Nam đã trải qua tổng cộng 17 cuộc chiến lớn để giữ nước, giữ dân tộc, trong đó đã chiến thắng những đế quốc hùng mạnh. Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu được giá trị của hòa bình.

Còn tại Tây Ninh, có một nơi đến nay vẫn còn lưu lại tội ác man rợ của quân Khmer Đỏ - Di tích lịch sử Khu chứng tích tội ác quân Khmer Đỏ Pol Pot - Ieng Sary tại xã Tân Lập, huyện Tân Biên. Di tích được xây trên nền ngôi Trường tiểu học Tân Thành, nơi 11 thầy cô giáo trẻ bị quân Khmer đỏ sát hại vào đêm 24, rạng sáng 25/9/1977. 11 thầy cô tuổi đời còn rất trẻ với đầy đủ họ tên, nguyên quán được khắc trên tấm bia còn lưu giữ trên Khu di tích để nhắc nhở thế hệ sau về tội ác không thể chối cãi mà quân Khmer Đỏ Pol Pot - Ieng Sary gây ra với đồng bào ta.

Nhắc lại câu chuyện đau thương này, ông Đào Văn Phong, nguyên cán bộ Phòng Giáo dục huyện Tân Biên (năm 1977), nguyên Phó Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Biên nhấn mạnh, đây là "bằng chứng thép" cho thấy tội ác, sự khát máu kinh hoàng của quân Pol Pot đối với người dân Tây Ninh.

Nhân chứng sống từng chứng kiến tội ác dã man của Pol Pot gây ra cho người dân, ông Nguyễn Văn Mạnh, ngụ xã Tân Lập, huyện Tân Biên nhớ lại, đêm 24, rạng sáng 25/9/1977, quân Pol Pot tập kích, tàn sát người dân ở xã Tân Lập. Quân Khmer Đỏ xua quân, bắn giết dữ dội vào người dân. Chúng đến từng nhà ném lựu đạn xuống các hầm trú ẩn, ra tay sát hại người dân bằng cách đập đầu bằng búa, chém, đâm bằng lưỡi lê, đốt nhà. Có những gia đình, dòng họ bị sát hại lên đến cả 30 người, trong số đó có 11 thầy cô giáo.

Ông Nguyễn Văn Mạnh nhớ lại, thời điểm đó, địa phương đang thiếu giáo viên nên được tỉnh cử về 10 giáo viên của tỉnh và 1 giáo viên địa phương (trong đó có 7 cô giáo). Đêm bị sát hại, các thầy cô và xã đang tổ chức Tết Trung thu cho các cháu thiếu nhi. Ông Mạnh khẳng định, nếu ai từng chứng kiến thảm cảnh mới thấu hiểu hết nỗi đau của dân tộc trước tội ác man rợ của Pol Pot.

Trước hành động xâm lược của Pol Pot và đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 23/12/1978, Quân tình nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia mở cuộc tổng phản công - tiến công trên toàn tuyến biên giới. Đến ngày 31/12/1978, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm. Ngày 5 và 6 tháng 01/1979, trên tất cả các hướng, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia truy kích, tiến sát Thủ đô Phnôm Pênh. Ngày 07/01/1979, Thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng.

4-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Trưa 07/01/1979, các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh và mang lại tương lai tươi sáng cho đất nước Chùa Tháp. Ảnh: TTXVN
5-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến vào hoàng cung giải phóng Phnom Penh. Ảnh: TTXVN

Thạc sĩ Đào Khắc Trung – Chuyên gia Cao cấp về Campuchia (giai đoạn 1979-1985), Giảng viên Học viện Chính trị khu vực II cho biết: "45 năm Ngày Chiến thắng cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, càng nhìn lại, chúng ta càng thấy vai trò lãnh đạo đầy tự hào của Đảng ta".

2-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp nâng cao kỹ thuật chiến đấu. Ảnh: TTXVN

Việt Nam đã trải qua tổng cộng 17 cuộc chiến lớn để giữ nước, giữ dân tộc, trong đó đã chiến thắng những đế quốc hùng mạnh. Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu được giá trị của hòa bình. Do đó, đáp lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, cộng với tội ác của Pol Pot gây ra đối với đồng bào, ta phải đứng lên đánh đuổi Pol Pot ra khỏi đất nước. Nhờ đó, cuộc tiến công diễn ra cực kỳ vũ bão, thần tốc, trong vòng chưa đầy 28 ngày, ta đã đuổi chúng đến tận biên giới Thái Lan.

3-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam phối hợp luyện tập, nâng cao kỹ thuật, năng lực tác chiến để củng cố và bảo vệ vững chắc thành quả chiến thắng 07/01/1979. Ảnh: TTXVN

Thượng tướng Bùi Văn Huấn, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam nhấn mạnh, đây là cuộc chiến bắt buộc của dân tộc ta. An Giang là mục tiêu quan trọng của Pol Pot khi tiến hành xâm lược Việt Nam. Trong 2 năm 1977 – 1978, Pol Pot liên tục tấn công các tuyến biên giới, đã có hơn 4.000 người dân An Giang bị sát hại, trong đó có hơn 3.000 người ở thị trấn Ba Chúc. Chỉ tính riêng Trung đoàn 162 (phụ trách hơn 50 km biên giới ở ba huyện Châu Đốc, An Phú, Tân Châu, tỉnh An Giang) đã có 1.200 đồng chí bị thương, 270 đồng chí hy sinh trong lúc bảo vệ tuyến biên giới.

6-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Các chiến sĩ quân tình nguyện Binh đoàn Cửu Long hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả (ngày 03/5/1983). Ảnh: TTXVN

Nói về đường lối ngoại giao của Đảng, Nhà nước ta thời điểm trước khi xảy ra chiến tranh biên giới Tây Nam, bà Tôn Nữ Thị Ninh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội cho biết, với những chính sách mềm dẻo trong từng hoàn cảnh cụ thể, Việt Nam đã được nhiều nước ủng hộ. Đây là một cuộc chiến để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân thường và giúp nhân dân Campuchia giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Đây là chủ trương, chính sách đối ngoại xuyên suốt và không bao giờ thay đổi của Việt Nam.

7-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Người dân Campuchia mang nước thốt nốt đến cho bộ đội tình nguyện Việt Nam trong những ngày giúp dân Campuchia thu hoạch lúa - hình ảnh thắm đượm tình nghĩa quân dân Việt Nam - Campuchia trong cuộc chiến đấu lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Ảnh: TTXVN

Chiến thắng Pol Pot một lần nữa khẳng định ý chí độc lập, tự chủ và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quốc tế trong sáng của nhân dân Việt Nam, là nguồn sức mạnh to lớn, đập tan bất kỳ âm mưu và hành động chống phá nào của các thế lực phản động, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

8-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
10-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Tình hữu nghị truyền thống, gắn bó thủy chung Việt Nam - Campuchia. Ảnh 1: Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Hội đồng Cách mạng Nhân dân Campuchia Heng Samrin ký Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia trong chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Heng Samrin tới Việt Nam ngày 22/8/1979. Ảnh 2: Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thăm bia đá tại điểm dừng chân trong hành trình cứu nước của Thủ tướng Hun Sen tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (Khu vực X16) ngày 20/6/2022. Ảnh: TTXVN

Đồng thời, đáp lại lời kêu gọi của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt vong. Hành động phù hợp thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, chí nghĩa, chí tình, sẵn sàng hy sinh cả xương máu vì mối quan hệ truyền thống gắn bó thủy chung, lâu đời giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước; là sự tiếp nối truyền thống đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc.

9-ngay chien thang chien tranh bao ve bien gioi tay nam-anh TTXVN.jpg
Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh phối hợp Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức trọng thể lễ truy điệu và an táng 206 hài cốt quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên chiến trường Campuchia. Ảnh Lê Đức Hoảnh - TTXVN

Quang Hải - Giang Phương

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 20/4, tại khuôn viên Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nghệ thuật: “Đất nước trọn niềm vui” truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam và tiếp sóng trên các kênh truyền hình trong cả nước.

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội thống nhất phương án sắp xếp chi tiết 30 quận, huyện, thị xã

Ngày 20/4, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố Hà Nội với tổng diện tích gần 3.360 km2, 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dân số khoảng hơn 8,5 triệu người, giảm từ 526 phường xã xuống còn 126.

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Khẳng định giá trị Đại thắng mùa Xuân 1975, vững tin bước vào kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam

Sáng 20/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Hợp nhất Khánh Hòa và Ninh Thuận sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ

Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Cả nước còn 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó dự kiến sẽ hợp nhất hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận. Điều này được đông đảo cán bộ, các tầng lớp nhân dân đồng tình. Nhiều ý kiến cho rằng, việc hợp nhất sẽ tạo dư địa phát triển mạnh mẽ cho địa phương trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp phải khoa học, dân chủ, thực chất

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII diễn ra sáng 16/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Về sửa đổi Hiến pháp và pháp luật; Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031”.

 Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Mùa Chôl Chnăm Thmây đặc biệt với đồng bào Khmer

Chôl Chnăm Thmây là lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào Khmer. Năm 2025, lễ hội này diễn ra từ ngày 14-16/4, không chỉ là dịp để đồng bào Khmer sum vầy, vui đón Tết bên gia đình mà còn là cơ hội để tăng cường đoàn kết cộng đồng, chung tay xây dựng, phát triển quê hương, đất nước sau 50 năm thống nhất non sông.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp

Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII đã quyết nghị tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Cấp tỉnh và cấp xã. Sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã bảo đảm cả nước giảm khoảng 60-70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay. Điều này đặt ra nhiều vấn đề về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Đồng bào Khmer tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước

Chiều 13/4, Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc làm trưởng đoàn đến thăm và chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Chùa Pô Thi Vongsa ở ấp 4, xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây ở Sóc Trăng

Ngày 11/4, Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam do ông Trần Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy MTTQ Việt Nam, các đoàn thể Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, tặng quà các sư sãi, hộ nghèo, gia đình chính sách nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer.