Quay lại

MTTQ Việt Nam TPHCM - cầu nối củng cố khối đại đoàn kết của tất cả tầng lớp nhân dân

Thời gian qua, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh (MTTQ Việt Nam TPHCM) đã phát huy vai trò nòng cốt chính trị trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc với nhiều hoạt động, phong trào đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy đoàn kết các tầng lớp nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần xây dựng và phát triển Thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Theo Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, hiện đã có nhiều chương trình phối hợp thống nhất hành động với các tổ chức thành viên, triển khai nhiều đợt sinh hoạt chính trị, thông tin thời sự, triển khai các chủ trương quan điểm đường lối của Đảng, nhất là quan điểm đường lối về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phần lớn các hoạt động đều gắn liền với các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước như kỷ niệm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam, ... với nhiều phần việc ý nghĩa, thiết thực, nổi bật góp phần chăm lo đời sống Nhân dân.

Tại các quận, huyện như Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi, nhiều đổi mới tích cực trong việc đa dạng hóa các hình thức vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân cũng đã được triển khai. Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh, đẩy mạnh chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Qua đó, đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét thông qua các phong trào, mô hình, cách làm hay, sáng tạo.

IMG_7056.jpg
Đồng bào Chăm Islam tham quan Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
IMG_6823.jpg
Ông Du Sô, người có uy tín trong cộng đồng Chăm Islam ở ấp Bến Đò 2, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) tìm hiểu cuộc đời của Bác bằng điện thoại qua hệ thống QR code tích hợp điện tử. Ảnh: An Hiếu

Đặc biệt, với việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thông qua việc xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi đã hướng dẫn Mặt trận cơ sở phối hợp xây dựng và ra mắt có 271 không gian văn hóa Hồ Chí Minh với nhiều hình thức, nội dung đa dạng phong phú. Nhiều không gian được xây dựng ở các cơ sở tôn giáo, trụ sở UBND các xã, thị trấn, các ấp, khu phố, trường học (trong đó có 24 mô hình của tôn giáo, 03 dân tộc). Một số đơn vị xây dựng không gian văn hóa trực tuyến, tích hợp mã QR cung cấp những tư liệu, tài liệu chính thống về Chủ tịch Hồ Chí Minh giúp người đọc thuận lợi hơn trong nghiên cứu, tìm hiểu và dễ dàng chia sẻ, lan tỏa.

IMG_6456-Enhanced-NR.jpg
Cán bộ UB MTTQ huyện Củ Chi tìm hiểu hiệu quả mô hình sinh kế mà MTTQ đã hỗ trợ tại hộ gia đình ông Trịnh Văn Đức, người Hoa ở ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu
DJI_20241004110029_0027_D_TTXVN.jpg
Huyện củ Chi có 20/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 20/20 xã đạt trên 90% tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao. Ảnh: An Hiếu
IMG_6740.jpg
Cán bộ UB MTTQ huyện Củ Chi thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Tám, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu

Trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Củ Chi sẽ phấn đấu thực hiện tốt vai trò liên minh trong hệ thống chính trị của Đảng bộ huyện; tăng cường hơn nữa các biện pháp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xứng đáng là tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp chính đáng của Nhân dân.

Tại Quận 8, theo bà Trần Thanh Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận, trong thời gian qua, MTTQ Quận 8 phát huy vai trò đoàn kết, huy động sức mạnh tổng thể trong việc thực hiện công tác. Đến nay 16/16 phường ở quận 8 không còn hộ nghèo.

Ngoài ra, MTTQ Quận 8 còn thường xuyên quan tâm, khảo sát thực tế để có kế hoạch hỗ trợ cho người dân về phương tiện sinh kế, sửa chữa nhà… Thời gian tới, công tác chăm lo cho người dân có hoàn cảnh khó khăn cần tập trung hơn, nâng cao vai trò của Ban công tác mặt trận khu phố, hỗ trợ giúp đỡ người dân không chỉ vào dịp Tết mà còn vào cuộc sống hàng ngày.

IMG_8643.jpg
MTTQ Quận 8 bàn giao công trình sửa chữa nhà tình thương cho hộ gia đình ông Huỳnh Văn Tươi ở phường 5, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu
IMG_8375.jpg
Ông Huỳnh Văn Tươi, 51 tuổi ở phường 5, quận 8 (Thành phố Hồ Chí Minh) làm công việc bốc xếp chia sẻ, "nhiều năm nay, nhà dột nát không có điều kiện sửa chữa, nay nhờ MTTQ quận 8 hỗ trợ tôi sửa lại căn nhà, tôi vui và mừng lắm". Ảnh: An Hiếu
IMG_8225.jpg
Bà Trần Thanh Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8 (bìa phải) trao tặng quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận 8. Ảnh: An Hiếu
IMG_8857.jpg
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 8 trao phương tiện sinh kế cho gia đình chị Tăng Thùy Như ở phường 5, quận 8. Ảnh: An Hiếu
IMG_2535.jpg
Gian hàng trưng bày, mua bán các trang phục truyền thống của cộng đồng người Chăm Islam tại quận 8, Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu
HIE_3051.jpg
Trẻ em người Chăm Islam ở Quận 8 rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Ngoài việc thực hiện các hội nghị nhân dân, tiếp xúc đối thoại, quận 8 có triển khai thêm mô hình “Hộp thư ý Đảng lòng dân”, thông qua hộp thư người dân sẽ phản ánh trực tiếp đến Chính quyền những vấn đề phát sinh trên địa bàn dân cư. Qua đó góp phần tạo sự đồng thuận, kết nối giữa người dân với Đảng, Nhà nước và Nhân dân”, Bà Trần Thanh Hà thông tin thêm.

Theo MTTQ Việt Nam TPHCM, Thành phố là nơi xuất phát nhiều phong trào được các tầng lớp nhân dân đồng tình, hưởng ứng tham gia và lan tỏa rộng khắp cả nước: Đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xóa đói giảm nghèo, “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”; “Vì Trường Sa thân yêu, vì tuyến đầu Tổ quốc”; hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, cuộc vận động “Vì người nghèo” với nhiều chương trình như “Giai điệu yêu thương”,“Chung tay vì người nghèo”… .

HIE_3578-Enhanced-NR.jpg
Những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh với đồng bào dân tộc được trưng bày, giới thiệu với đồng bào Hoa tại Hội quán Ôn Lăng, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu
IMG_8891-Enhanced-NR.jpg
Ông Hồng Thế Chân, Trưởng ban quản trị Hội quán Ôn Lăng, một trong những người có uy tín trong cộng đồng người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: An Hiếu

Đây là những việc làm sáng tạo, mang đậm tính nhân văn, nghĩa tình của người dân Thành phố, làm phong phú, sâu sắc thêm truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, đóng góp quan trọng cùng Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của người dân, góp phần tạo nên nét đẹp văn hóa về một thành phố nghĩa tình.

Nhiệm kỳ 2019 - 2024, MTTQ Việt Nam TPHCM đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong việc tổ chức các hoạt động gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc: đoàn kết vượt qua đại dịch Covid; giải thưởng “Đại đoàn kết toàn dân tộc TPHCM”; Giải báo chí “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP - Vì hạnh phúc của Nhân dân”; Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh; Hành trình kết nối; Chương trình “Vì Trường Sa xanh”; Xây dựng “Khu dân cư đoàn kết, nghĩa tình, tự quản”; Xây dựng và triển khai Đề án số 06-ĐA/TU, ngày 20/8/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về “Nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam Thành phố và Nhân dân giám sát tổ chức Đảng, đảng viên và hoạt động của chính quyền các cấp TPHCM giai đoạn 2021 – 2030”; Đề án gia đình Việt với sinh viên Lào, Campuchia đang học tập tại TPHCM.

Cũng theo MTTQ Việt Nam TPHCM, trong thời gian tới, MTTQ Thành phố tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò nòng cốt chính trị trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động Nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, tăng cường đồng thuận xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ, Chính quyền Thành phố.

MTTQ Việt Nam TPHCM sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy nhân tố con người là trung tâm, là chủ thể; củng cố, nâng cao niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; chăm lo đời sống Nhân dân; lấy lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân là trung tâm của mọi chủ trương, chính sách; bảo đảm sự công bằng, bình đẳng của các dân tộc và nhân dân, góp phần đóng góp cho sự phát triển thành phố.

An Hiếu

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một địa phương nổi bật khi hoàn thành xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao các căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân khó khăn về nhà ở sớm ổn định sản xuất, an cư lạc nghiệp.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn ngành dừa

Tỉnh Bến Tre đang tập trung nâng cao năng lực chế biến ngành dừa thông qua việc phát triển vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tuần hoàn và chế biến sâu các sản phẩm dừa, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Đắk Nông: Đốc thúc giải ngân đầu tư công trước thời điểm vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 17/6, thông tin từ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh Đắk Nông vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư khẩn trương rà soát, báo cáo tiến độ thực hiện các dự án; trên cơ sở đó có các phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trước khi chính quyền địa phương 2 cấp đi vào hoạt động.

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.