Ngôi nhà chung của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngôi nhà chung của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc

          * Phóng viên: 2018 được xem là năm thành công của Mặt trận khi đã tạo nên nhiều dấu ấn mới trong hoạt động, theo ông, những dấu ấn nào là quan trọng nhất? 

          * Ông Trần Thanh Mẫn: Năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng Mặt trận các cấp đã nỗ lực thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp thống nhất hành động năm 2018 đã đề ra. Nhiều nơi đã có cách làm hay, chủ động, sáng tạo, rõ việc, rõ kết quả, góp phần tích cực vào việc chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và trong cả nước. 

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn với các kiều bào tiêu biểu về nước đón Tết cổ truyền và tham dự chương trình Xuân quê hương 2019. Ảnh: Nguyễn Dân- TTXVN
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn với các kiều bào tiêu biểu về nước đón Tết cổ truyền và tham dự chương trình Xuân quê hương 2019. Ảnh: Nguyễn Dân- TTXVN

          Mặt trận đã quyết tâm, nghiêm túc đổi mới lề lối làm việc, chấp hành kỷ luật, kỷ cương; xác định nội dung trọng tâm thực hiện, không dàn trải. Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2019 là công tác tổ chức Đại hội Mặt trận các cấp, Mặt trận các cấp đã chủ động ban hành đầy đủ, kịp thời hướng dẫn về tổ chức Đại hội với quyết tâm: Đánh giá sâu sắc hoạt động nhiệm kỳ qua, nghiên cứu lý luận, thực tiễn sát thực để đề ra nhiệm vụ, giải pháp đúng đắn, phù hợp nhất và quyết tâm đổi mới trong nhiệm kỳ tới.

          Bên cạnh đó, Mặt trận đã tổ chức thành công, thiết thực, ý nghĩa sâu sắc các hoạt động Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc; tổ chức hiệu quả các hoạt động ủng hộ người nghèo, kịp thời thăm hỏi đồng bào bị thiên tai. Chương trình "Cả nước chung tay vì người nghèo" năm 2018 thành công tốt đẹp, góp phần tích cực cùng Đảng, Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Các hoạt động giám sát, phản biện xã hội tiếp tục từng bước triển khai đồng bộ, nền nếp, thực chất hơn. Việc lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân tiến bộ hơn. 

          Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư năm 2018 đã có bước phát triển mới cả về bề rộng và chiều sâu, với hơn 95% khu dân cư trong cả nước tổ chức Ngày Hội. Nhiều đồng chí lãnh đạo ở Trung ương, địa phương đã về dự, chung vui Ngày hội cùng nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Tôi thật sự xúc động khi được chứng kiến, hòa chung không khí vui tươi, cùng các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và người dân chung chóe rượu cần, cùng hát chung bài hát kết đoàn.

          * Phóng viên: Với vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, là ngôi nhà chung của các tầng lớp nhân dân, thời gian tới, MTTQ Việt Nam sẽ làm gì để tiếp tục củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thưa ông?

          * Ông Trần Thanh Mẫn: Thời gian tới, MTTQ Việt Nam sẽ mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở tích cực phối hợp đồng bộ với cả hệ thống chính trị nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; đảm bảo hài hòa các lợi ích chung của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Phát huy những yếu tố tương đồng, quy tụ sức mạnh của các bộ phận cấu thành dân tộc bao gồm mọi người dân ở trong nước và ở nước ngoài có nguồn gốc là người Việt Nam, không phân biệt là dân tộc thiểu số hay đa số, theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo, không phân biệt giàu hay nghèo, nam hay nữ, già hay trẻ, nếu "ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ", nhằm mục tiêu xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vì "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".   

          Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong đời sống xã hội trên tất cả các lĩnh vực nhằm xây dựng khối đại đoàn kết thực sự bền vững. Mặt trận và các tổ chức thành viên phải là "cầu nối" vững chắc giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân để nhân dân tin tưởng, chủ động phản ảnh, góp ý kiến, tham gia bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Mặt trận các cấp chủ động phối hợp với chính quyền giải quyết triệt để những vấn đề bức xúc chính đáng của nhân dân trên cơ sở tin dân, tôn trọng dân; tham gia góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo nhân dân thực sự làm chủ, được bày tỏ nguyện vọng của mình thông qua MTTQ và các đoàn thể. Phát huy vai trò của nhân dân trong việc xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, tạo sự đồng thuận xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân khắc phục khó khăn, tin tưởng, kiên định với đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, đưa đất nước phát triển.

  

          Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể trên cơ sở thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giám sát giữa kiểm tra, giám sát của Đảng, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của Nhà nước và giám sát xã hội của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, tạo sự đồng thuận, nhất trí cao, ổn định xã hội, phát triển toàn diện, bền vững đất nước. MTTQ Việt Nam tiếp tục làm tốt vai trò chủ trì hiệp thương, phân công, phối hợp các tổ chức thành viên trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội; huy động tối đa các nhà khoa học, những chuyên gia đầu ngành liên quan đến từng lĩnh vực để lấy ý kiến phản biện, đóng góp ý kiến, bổ sung, sửa đổi các văn bản, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để phù hợp với quyền, lợi ích chính đáng của nhân dân.

          Phát huy vai trò của Mặt trận các cấp trong công tác phối hợp tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhân dân tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí. Việc chống tham nhũng, lãng phí trong cán bộ, đảng viên trên cơ sở phải chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân, phát huy vai trò gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, vai trò của các Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng tiếp tục phát huy. Đồng thời, MTTQ Việt Nam các cấp, các tổ chức thành viên tăng cường tuyên truyền để người dân nhận thức rõ những âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch đang lợi dụng những khuyết điểm, hạn chế của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một số địa phương, lợi dụng lòng yêu nước của một bộ phận người dân để kích động, xuyên tạc, phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc.

          Đồng thời, Mặt trận thông qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước để tập hợp nhân dân, động viên, tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau, nỗ lực vươn lên để xây dựng gia đình hạnh phúc, khu dân cư sáng, xanh, sạch, đẹp, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

          * Phóng viên: Thưa ông, một trong những điểm nổi bật và cũng là nhiệm vụ rất quan trọng của MTTQ Việt Nam là giám sát, phản biện xã hội. Thời gian tới, MTTQ Việt Nam sẽ làm gì để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này?

          * Ông Trần Thanh Mẫn: Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII khẳng định: "Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân để tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt dân chủ, giám sát, phản biện xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc". 

          Để nâng cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị- xã hội cần tiếp tục phát huy vai trò chủ thể, chủ động, thực hiện tốt kế hoạch giám sát, phản biện xã hội hằng năm; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhân dân về công tác giám sát, phản biện xã hội. Ngoài ra, Mặt trận tiếp tục rà soát các quy định còn bất cập, đề xuất phương hướng nhiệm vụ công tác giám sát, phản biện xã hội trong tình hình mới; đề xuất thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong quyết định những vấn đề lớn của đất nước.

          Hằng năm, Mặt trận tổ chức bồi dưỡng, tập huấn sâu theo từng chuyên đề giám sát, phản biện xã hội. Kết hợp liên thông các nhiệm vụ: giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tăng giám sát vụ việc qua giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thực hiện ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; công khai kết luận thanh tra, tính khách quan của các chỉ số hài lòng; cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh; vấn đề báo chí dư luận đang quan tâm, nhân dân đang bức xúc.

          Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân cần tiếp tục được tăng cường, tập trung góp ý vào việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, những vấn đề "nóng" được nhân dân quan tâm; góp ý cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và của địa phương gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

          Hằng năm, chính quyền cần có chương trình phối hợp cụ thể với MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp; tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội.

          Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp các cấp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình tập hợp ý kiến nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò, trí tuệ của các ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam, các vị nhân sĩ, trí thức, các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, người uy tín, đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. 

          * Phóng viên: 2019 sẽ là năm rất quan trọng của MTTQ Việt Nam khi Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 được tiến hành. Ông có thể cho biết những nhiệm vụ trọng tâm nào sẽ được thực hiện. Nhân sự của hệ thống MTTQ Việt Nam các cấp sẽ cần có những phẩm chất gì để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới?

          * Ông Trần Thanh Mẫn: Năm 2019, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu được đặt ra là triển khai các công việc Đại hội nhiệm kỳ MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX. Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp sẽ tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân, chủ động nắm tình hình tư tưởng để tham mưu cho cấp ủy, phối hợp với chính quyền trong việc cung cấp thông tin, định hướng dư luận, hạn chế tối đa việc phát sinh những điểm nóng, phức tạp ở các địa phương; tập trung triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua, trọng tâm là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; tiếp tục đổi mới, tổ chức tốt Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2019.

          Mặt trận các cấp sẽ chọn các vấn đề đông đảo nhân dân quan tâm, phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình ở địa phương để giám sát; phối hợp tổ chức tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhân dân phản ánh tại các kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp; theo dõi, giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị chính đáng của nhân dân; củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...

          Chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, đối với nhân sự cần đạt được những yêu cầu: Có lý tưởng, bản lĩnh chính trị, kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc, cập nhật kiến thức, tìm hiểu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công việc để giải quyết những vấn đề mới, khó như giám sát, phản biện xã hội, công tác vận động quần chúng, công tác dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, kiều bào. Nắm chắc thực tiễn, lý luận, nắm chắc các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, kiến thức về Mặt trận để tham mưu, tổ chức công việc được sát thực, đúng vai Mặt trận, hiệu quả thiết thực. Chất lượng, hiệu quả công việc là thước đo đánh giá cán bộ. Đồng thời, người cán bộ phải có bản lĩnh, chính kiến, dám nghĩ, dám làm. Bản thân thường xuyên tự đúc rút thành kinh nghiệm, luôn tâm huyết hết mình với công việc, có sáng kiến, sáng tạo nhất là luôn gương mẫu trong công tác, sinh hoạt.

          * Phóng viên: Trước thềm năm mới 2019, với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ông có nhắn nhủ gì đối với đồng bào chiến sỹ cả nước, nhất là đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp?

          * Ông Trần Thanh Mẫn: Trong thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới, điều đầu tiên tôi mong muốn là người người, nhà nhà yên vui, tràn đầy tình yêu thương hạnh phúc; gia đình nào cũng ấm no. Con cháu dành thời gian về sum họp gia đình, chăm lo cho cha mẹ, làm ấm áp thêm tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, quê hương. Tôi mong muốn và hy vọng toàn dân hãy đoàn kết, thống nhất chặt chẽ cùng Đảng, Nhà nước, vững chắc niềm tin vào Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, MTTQ Việt Nam, không có thế lực nào có thể lay chuyển được niềm tin bất diệt đó để xây dựng đất nước ngày một phồn vinh.

          Nhân dịp này, tôi trân trọng cảm ơn về sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước đã tạo điều kiện để MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò, vị trí của mình trong hệ thống chính trị và trong đời sống xã hội. 

          Tôi cũng xin gửi lời thăm hỏi thân thiết nhất tới các chiến sỹ nơi biên cương, hải đảo đang chắc tay súng bảo vệ vùng trời, vùng biển, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc; gửi lời thăm hỏi tới gia đình nhiều cán bộ, chiến sỹ đang thầm lặng bảo vệ an ninh trật tự xã hội, mang lại sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà. Tôi cũng gửi những tình cảm thân thiết tới kiều bào ta ở nước ngoài; xin chia sẻ cùng kiều bào nơi xa xôi, nhiều người đã lâu chưa có điều kiện về thăm người thân, nhất là trong dịp Tết đến Xuân về. 

          Nhân dịp năm mới, tôi xin gửi tới các vị Ủy viên Ủy ban, các tổ chức thành viên, các Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và Ban công tác Mặt trận ở các khu dân cư trong cả nước lời chúc sức khoẻ, gia đình luôn hạnh phúc, an khang, thịnh vượng.

          Tôi tin tưởng các đồng chí sẽ tiếp tục mang tâm huyết, kinh nghiệm, sự sáng tạo để chăm lo cho công tác Mặt trận, cống hiến cho sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và đất nước, vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

          * Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

         

Phúc Hằng (thực hiện)

  

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.