Nhà giàn DK1/17: Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió

Nhà giàn DK1/17: Vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió
Chuẩn bị quà tặng cho cán bộ, chiến sỹ các nhà giàn. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
 Chuẩn bị quà tặng cho cán bộ, chiến sỹ các nhà giàn. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

* Điểm tựa vững chắc của ngư dân 

Nhà giàn DK1/17 đã trở thành địa chỉ quen thuộc của ngư dân các tỉnh hành nghề đánh bắt thuỷ sản tại khu vực này. Những lúc ốm đau, tai nạn lao động... họ đều vào đây nhờ trợ giúp. Thiếu uý Lê Đình Nam (Thanh Hoá), cán bộ Quân y chia sẻ: Anh ra công tác ở đây được 12 tháng. Trong thời gian đó, có không ít trường hợp cần đến anh cứu chữa. Nhẹ nhất là gãy tay, chân, xây xước; nặng thì đau ruột thừa. Dần dà ngư dân trở thành người thân thuộc, giúp anh vơi bớt nỗi nhớ nhà khi ở phương xa. 

Việc cứu hộ, cứu nạn ngư dân cũng tuỳ vào hoàn cảnh. Nếu nhẹ thì dùng cáng kéo người bị nạn lên trên Nhà giàn rồi tiến hành băng bó, sơ cứu vết thương; cấp thuốc men điều trị. Nặng thì chuyển gấp vào đất liền vì không có quy định lưu trú tại đây. Tuy phải đối diện với hiểm nguy thường trực, nhưng các cán bộ, chiến sĩ nơi đây vẫn ngày đêm sát cánh cùng bà con hành nghề đi biển. Nhờ đó, nhiều người thoát được cơn hoạn nạn, tiếp tục vươn khơi khai thác hải sản, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

Quà tặng được đóng gói cẩn thận... Ảnh: Trần Việt – TTXVN
Quà tặng được đóng gói cẩn thận... Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Thiếu tá Lê Sỹ Tuyên, Phó Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/17 cho hay: "Bên cạnh việc chữa trị bệnh tật, chúng tôi còn hỗ trợ cả nước ngọt, dầu nhớt, giúp ngư dân duy trì thời gian đánh bắt được lâu dài hơn, giảm tổn thất chuyến đi. Nhờ đó tình quân - dân ngày một gắn bó". Trong năm 2015, Nhà giàn DK1/17 đã cứu chữa cho hơn 20 ngư dân bị nạn trên biển. 

...và chuyển các cán bộ, chiến sỹ. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
...và chuyển các cán bộ, chiến sỹ. Ảnh: Trần Việt – TTXVN

* Đẩy mạnh tăng gia sản xuất 

Để cải thiện bữa ăn hằng ngày, cán bộ, chiến sĩ ở Nhà giàn DK1/17 còn thay phiên nhau trồng rau, chăn nuôi gà, vịt. Với 70 thùng compossite cùng với phân bón, đất và hạt giống được nhà nước hỗ trợ vận chuyển từ đất liền ra, sau khoảng thời gian ngắn trồng theo kiểu cuốn chiếu, các loại rau như mồng tơi, rau húng, bầu đất, rau cải, rau muống, ớt, xả... phát triển tươi tốt, phục vụ đáng kể lượng rau sạch, xanh cho đơn vị. Bình quân mỗi ngày thu hoạch hơn 2kg rau các loại. 
Quà tặng cho cán bộ, chiến sỹ các nhà giàn đã được chuẩn bị sẵn sàng. Ảnh: Trần Việt – TTXVN
 Quà tặng cho cán bộ, chiến sỹ các nhà giàn đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Ảnh: Trần Việt – TTXVN

Thiếu uý Lê Đình Nam, người trực tiếp chăm sóc số rau này tâm sự: Trồng rau trong đất liền thì dễ, ngoài này khó lắm. Phải chú ý hướng gió thổi, phòng trường hợp gió đổi chiều rau sẽ bị dập nát. Khó khăn hơn là nguồn nước dùng để tưới. Thường thì các chiến sĩ sẽ tận dụng nguồn nước sau tắm rửa (không lẫn xà phòng) để bổ sung độ ẩm cho rau. Rau vô cùng quý giá đối với các chiến sĩ nơi đây vì trong danh mục tiếp tế lương thực, thực phẩm không hề có. 

Cán bộ, chiến sỹ hải quân hoàn tất công tác chuẩn bị. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Cán bộ, chiến sỹ hải quân hoàn tất công tác chuẩn bị.  Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Trung tá Trần Bá Lợi, Chỉ huy trưởng Nhà giàn DK1/17 bộc bạch: Nhà giàn chỉ được cấp nhu yếu phẩm 2 tháng/lần. Có hôm gió bão, lịch trình chậm trễ hơn thời gian quy định 1 tuần hoặc nửa tháng. Nếu không chủ động nguồn thực phẩm thì khả năng thiếu, đói rất cao. Các anh em còn cùng nhau sắm sửa chuồng trại để nuôi lợn (heo) với số lượng 2 con/chuồng; nuôi thêm 10 con gà, 10 con vịt để ăn dần. Có sức khoẻ mới làm việc tốt. “Anh em ở đây đoàn kết, kỷ luật lắm. Người đi trước chỉ bảo tận tình cho lớp đi sau, khi nào thông hiểu mới thôi. Mỗi người một việc, đâu vào đấy”- Trung tá Lợi tự hào nói. 

Cán bộ, chiến sỹ hải quân sẵn sàng lên đường. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
 Cán bộ, chiến sỹ hải quân sẵn sàng lên đường. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Đại tá Tô Văn Thư, Phó Tham mưu trưởng, Bộ Tư lệnh vùng 2 Hải quân - Trưởng đoàn chúc Tết nhận xét: “Chúng tôi rất phấn khởi, vui mừng khi thấy toàn bộ chiến sĩ trên Nhà giàn DK1/17 mạnh khoẻ, đoàn kết; biết khắc phục khó khăn, bám biển giữ vững nhà giàn, làm chủ vùng biển được phân công". Đồng chí Tô Văn Thư cũng biểu dương sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời ngư dân của những người lính; xứng đáng với vai trò đặc biệt mà Đảng, Nhà nước giao phó cho Nhà giàn./. 

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Mấy năm nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã và đang được đầu tư hoàn thiện, góp nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đây là kết quả từ việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện, cũng là thành quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức của người dân.

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.