Những bộ tộc nguyên thủy

Những bộ tộc nguyên thủy
Cuộc sống người Nenets gắn chặt với chăn nuôi tuần lộc.
1. Bộ tộc Brokpa

Người Brokpa sống ở hai ngôi làng Merak và Sakten thuộc vùng đất hẻo lánh phía đông Buhtan ngay vùng biên giới giữa Bhutan với Arunachal Pradesh, Ấn Độ suốt nhiều thế kỷ qua. Đây là khu vực có sự chênh lệch lớn về độ cao, sương mù bao phủ quanh năm không thích hợp để trồng trọt. Vì vậy, họ sống dựa hoàn toàn nhờ vào nghề chăn thả gia súc. 

Cư dân Brokpa nuôi bò yak và cừu để lấy thịt và lông của chúng, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. Thịt và sữa của các con vật này sẽ là thực phẩm chính, trong khi của lông chúng được dùng để se sợi, sau đó dệt thành vải và nhuộm màu, từ đó tạo ra các bộ trang phục sặc sỡ. Một trong những phụ kiện không thể thiếu của người Brokpa là chiếc mũ làm từ lông bò yak. Nó được thiết kế để tránh mưa táp vào mặt khi gắn thêm các lọn tóc. Vào những tháng mùa hè, người Brokpa sống du cư, di chuyển tới các vùng đất thích hợp để chăn thả gia súc.
 
Người Brokpa sống ở khu vực hẻo lánh phía đông Bhutan.
 
Hồi tháng 7/2015, nhiếp ảnh gia AJ Heath đã tìm đến bộ tộc Brokpa và dành khoảng gần một tháng sống tại đây để tìm hiểu về phong tục tập quán của những dân tộc tại quốc gia được mệnh danh “hạnh phúc nhất thế giới”. “Người Bhutan rất thân thiện. Hầu hết những người thấy tôi chụp ảnh đều mời tôi uống trà sữa và thêm vài cốc Ara (một loại đồ uống địa phương). Không quá nhiều nơi trên thế giới mà người dân lại gửi lời “cảm ơn” khi chụp ảnh”, Health chia sẻ.

Trong suốt nhiều thế kỷ, người Brokpa đã sống cuộc sống đơn giản theo truyền thống. Tuy nhiên, việc nhập và sử dụng nhiều mặt hàng đã khiến họ xả ra các loại rác thải không thể phân hủy. Hơn nữa, ngày càng có nhiều du khách khắp nơi đổ đến khiến các chuyên gia lo sợ rằng, văn hóa và truyền thống của người Brokpa sẽ bị mai một dần.
 
Người Brokpa sống phụ thuộc vào chăn thả gia súc.

2. Bộ tộc Raute

Người Raute sống sâu trong những khu rừng rậm rạp ở tỉnh Surkhet, miền đông Nepal. Đây là bộ lạc du mục sống khép kín, hiếm khi tương tác với người dân bản địa khác và cũng gần như không cho phép người ngoài can thiệp vào đời sống của họ. 

Những người Raute phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Họ không biết cách trồng trọt hay chăn nuôi. Thay vào đó, họ vẫn sống nguyên thuỷ bằng cách săn bắn và hái lượm. Họ đặt bẫy động vật hoang dã như khỉ, lợn rừng và tìm kiếm các loại rau cỏ có thể ăn được.
 
Người Raute sống trong những túp lều tạm bợ.
 
Lao động cũng được phân công rõ ràng tại bộ tộc Raute. Phụ nữ chủ yếu làm các công việc nhà như nấu nướng, giặt giũ, lấy nước, lượm củi và nhặt hạt ngũ cốc trong khi đàn ông đi săn bắt thú rừng. Một điểm thú vị của bộ tộc này đến từ vấn đề hôn nhân. Các cặp nam nữ sẽ đến với nhau qua những bài hát trong lễ hội truyền thống.
 
Trẻ em Raute.
 
Bộ lạc người Raute hiện có tổng dân số còn không đến 150 người. Mỗi cộng đồng người Raute gồm khoảng 15-35 người sẽ di chuyển khoảng 2 tháng/lần để tìm kiếm thức ăn. Do di chuyển liên tục, người Raute không xây nhà ở mà dựng những túp lều từ lá và cành cây, vải vóc.

3. Bộ tộc Nenets 

Nenets là bộ tộc thiểu số sống ở cực Bắc của Nga với dân số vào khoảng hơn 41.000 người. Đây một trong những vùng đất lạnh nhất thế giới, nơi băng tuyết bao phủ quanh năm nên cuộc sống người dân nơi đây khá thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn.

Hoạt động hàng ngày của người Nenets gắn chặt với tuần lộc- tài sản quý giá nhất của họ. Chúng là nguồn thực phẩm chính, cũng là nguyên liệu để làm quần, áo, giày, mũ và nhiều vật dụng khác. Thậm chí, thảm trải nhà hay những căn lều của mỗi gia đình người Nenets cũng làm từ da tuần lộc.
 
Người Nenets có tập tục ăn thịt sống và uống máu tươi tuần lộc.
 
Người Nenets nổi tiếng trên thế giới với tập tục sinh hoạt rất kỳ lạ: ăn thịt sống và uống máu tươi của tuần lộc. Đây là cách người dân duy trì cuộc sống để chống lại thời tiết khắc nhiệt từ hàng nghìn năm nay.

Không chỉ là nguồn thực phẩm và nguyên liệu quý, tuần lộc còn đóng vai trò làm phương tiện di chuyển. Vào mùa hè, người Nenets đưa vật nuôi lên phía bắc. Khi đông tới, nhiệt độ ngoài trời có thể hạ xuống -50 độ C, họ di cư xuống phía nam để chăn thả tuần lộc trong các đồng cỏ.
Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Rực rỡ lễ hội hoa đỗ quyên tại Tokyo

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, hoa đỗ quyên (tsutsuji trong tiếng Nhật) là một loài hoa được người dân Nhật Bản vô cùng yêu thích và thường nở vào tuần đầu tháng 4, ngay khi mùa hoa anh đào kết thúc. Tại Nhật Bản, đỗ quyên được trồng phổ biến trong công viên, hàng rào, khuôn viên chùa và các đền thờ.

“Angkor Sangkranta 2025” sôi động trong ngày Tết cổ truyền an vui ở Campuchia

“Angkor Sangkranta 2025” sôi động trong ngày Tết cổ truyền an vui ở Campuchia

Trong các ngày từ 14-16/4, đất nước và nhân dân Campuchia chào đón mùa Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey 2025 trong không khí an vui, gắn với các nghi thức truyền thống và các chương trình lễ hội Sangkranta (còn gọi là Sangkran hay Songkran) đón năm mới sôi động trên phạm vi cả nước. Trong đó, điểm nhấn của mùa Tết cổ truyền năm nay vẫn là các chương trình vui “Tết Sangkran”, đặc biệt là sự kiện “Angkor Sangkranta năm 2025” sôi động ở cố đô Siem Reap, Tây Bắc Campuchia.

Khánh thành đập Sabo đầu tiên ở Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Khánh thành đập Sabo đầu tiên ở Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Ngày 16/04/2025 tại Sơn La, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Lễ khánh thành đập Sabo đầu tiên của Việt Nam. Đập được xây dựng trong khuôn khổ Dự án hợp tác kỹ thuật về nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro lũ quét và sạt lở đất ở khu vực miền núi phía Bắc do JICA tài trợ.

Chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2025 tại Campuchia

Chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2025 tại Campuchia

Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay năm 2025, tỉnh Kiên Giang tổ chức nhiều đoàn công tác sang Vương quốc Campuchia chúc Tết, tặng quà và giao lưu với các tỉnh, thành phố, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang nước bạn.

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Voi robot cho lễ hội Hindu - giải pháp bảo tồn voi ở Ấn Độ

Cũng có thể vỗ tai và phun nước bằng vòi, nhưng đây lại là một chú voi robot có kích thước giống voi thật. Việc chế tạo ra voi robot này nhằm thay thế những con voi đang có nguy cơ tuyệt chủng đang đảm nhiệm những công việc khác nhau trong những hoạt động nghi lễ do các ngôi đền thờ của người theo đạo Hindu ở Ấn Độ tổ chức.

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Lào tổ chức Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025

Từ ngày 22-24/2/2025, tại tỉnh Sayaboury (Lào) diễn ra Lễ hội Voi Sayaboury năm 2025. Lễ hôi được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh vai trò của voi trong lịch sử, văn hóa và đời sống người dân đã thu hút hàng nghìn khách du lịch trong nước và quốc tế tham gia.

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Hokuriku – Khám phá thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Với những ngọn núi cao chót vót của dãy Alps Nhật Bản, quang cảnh bờ biển phía Tây Nhật Bản cùng các thành phố và thị trấn phát triển mạnh mẽ với nền văn hóa truyền thống tinh tế, Hokuriku được coi là vùng đất hội tụ những tinh hoa của thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Giải pháp mới giúp giảm trọng lượng và khí thải carbon cho máy bay

Việc giảm thiểu lượng khí thải carbon luôn là ưu tiên hàng đầu của ngành hàng không. Trong số các giải pháp được đầu tư mạnh mẽ hiện nay có nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel – SAF). SAF được sản xuất từ sinh khối, khí tự nhiên, dầu hydro hóa, than đá và mỡ động vật. Theo thỏa thuận chung giữa Ủy ban châu Âu, Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu, SAF phải chiếm ít nhất 2% tổng lượng nhiên liệu sử dụng trong vận tải hàng không vào năm 2025 và sẽ tăng lên 6% vào năm 2030.

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Làn sóng cúm quét qua châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc

Theo mạng tin Euro News, châu Âu đang phải đối mặt với dịch cúm mùa đông, khi trong dịp lễ cuối năm, nhiều cuộc di chuyển và tụ họp đã trở thành chất xúc tác của dịch cúm. Từ Tây Ban Nha đến Pháp, từ Trung Âu đến Đông Âu, hàng chục nghìn ca mắc đã được ghi nhận.

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Đột phá mới trong phát triển công nghệ sạc không dây

Nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Điện tử thuộc Đại học Tây An (Trung Quốc) đã đạt được bước đột phá trong phát triển công nghệ truyền và định vị năng lượng không dây. Nghiên cứu này đã được đăng trên tạp chí Nature Communications.

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Phát hiện hóa thạch loài mèo nhỏ nhất thế giới

Một nhóm nhà khảo cổ học đã khai quật được hóa thạch mèo nhỏ nhất từng được biết đến tại một địa điểm ở miền Đông Trung Quốc. Thông tin về phát hiện này được công bố trên tạp chí trực tuyến Annales Zoologici Fennici.

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Phát hiện khả năng vượt trội của đàn kiến

Một nghiên cứu mới của Viện Khoa học Weizmann (WIS) Israel cho thấy trong một số trường hợp, đàn kiến có khả năng vượt trội hơn con người khi thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm, chẳng hạn như điều hướng thử thách mê cung.

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Trung Quốc phát triển cánh tay robot lấy cảm hứng từ vòi voi

Lấy cảm hứng từ chuyển động nhanh nhẹn và khéo léo của vòi voi và xúc tu bạch tuộc, các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một cánh tay robot có thể đáp ứng những nhiệm vụ đa dạng cần sự linh hoạt và mềm mại với chi phí sản xuất thấp.

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Sửng sốt hiện tượng sóc đất săn chuột đồng ở Mỹ

Một hiện tượng lạ đã được ghi nhận tại Công viên Khu vực Briones, California - những con sóc mặt đất vốn chủ yếu ăn hạt nay đã trở thành những "thợ săn" thực thụ, săn đuổi và ăn thịt chuột đồng một cách táo bạo.

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Phát hiện nấm Truffle khổng lồ ở Vân Nam, Trung Quốc

Một quả nấm truffle đen khổng lồ nặng 1,71 kg vừa được phát hiện tại tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc. Đây là quả nấm đen nặng nhất được tìm thấy tại tỉnh được mệnh danh là "vương quốc nấm hoang dã" này.

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Nghiên cứu mới hé lộ kỹ thuật lên men rượu gạo từ 10.000 năm trước

Một nghiên cứu mới đây, đăng trên tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, cho biết đã tìm thấy bằng chứng về một loại men gạo có niên đại khoảng 10.000 năm trước tại một địa điểm văn hóa ở Trung Quốc, qua đó cho thấy nguồn gốc thuần hóa cây lúa và cách thức người xưa ở châu Á đã tạo ra men rượu gạo như thế nào.