Những điều cần biết về vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech

Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Bộ Y tế ngày 19/7 vừa cho biết Pfizer đã đồng ý tăng số lượng vaccine COVID-19 cung cấp cho Việt Nam trong quý III, từ 3 triệu lên 3,5 triệu liều, và đồng ý bán thêm thêm 20 triệu liều trong năm 2021, nâng tổng số liều vaccine Pfizer dự kiến bán cho Việt Nam là 51 triệu liều, tăng 20 triệu liều so với kế hoạch.

Như vậy, ngoài 105 triệu liều đã cam kết, đã ký hợp đồng, 70 triệu liều đang đàm phán và có khả năng sẽ ký được thì dự kiến trong năm 2021 và đầu năm 2022, Việt Nam dự kiến có tổng cộng 175 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Việt Nam đặt mục tiêu đến cuối năm 2021, đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng, khoảng 70% dân số được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Những điều cần biết về vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech ảnh 1Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN


Dưới đây là những thông tin quan trọng bạn cần biết về vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech

Vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech là vaccine điều chế theo công nghệ mRNA. Vaccine mRNA giúp các tế bào cơ thể tạo ra một loại protein vô hại để kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể, tạo kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông qua chấp thuận sử dụng vaccine của Pfizer-BioNTech trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. Đây là loại vaccine đầu tiên được WHO đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Ngày 2/4/2021, Pfizer đã thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối cho thấy vaccine này hiệu quả 95,3%, ngăn ngừa cả trường hợp nhiễm nCoV nghiêm trọng. Nghiên cứu công bố cuối tháng 6 cho thấy vaccine Pfizer có thể duy trì phản ứng miễn dịch chống lại nCoV trong nhiều năm. Vaccine này hiện được hơn 100 quốc gia trên thế giới cấp phép lưu hành và sử dụng.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện sử dụng vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại Quyết định 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021. Đây là vaccine thứ tư được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc).

Đối tượng tiêm vaccine Pfizer-BioNTech

Vaccine Pfizer-BioNTech được chỉ định tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên. Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 3 đến 4 tuần (21-28 ngày). Mỗi liều tiêm 0,3ml, tiêm bắp.

Hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh COVID-19 từ 95% đến 100% sau khi tiêm liều thứ 2 khoảng 7 ngày (theo kết quả nghiên cứu lâm sàng).

Hiện nay chưa có đầy đủ dữ liệu về khả năng sử dụng thay thế cho nhau của vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech với những loại vaccine phòng COVID-19 khác. Bởi vậy nhà sản xuất khuyến cáo cần tiêm đủ 2 liều của cùng một loại vaccine phòng COVID-19. Và nên tiêm vaccine phòng COVID-19 tối thiểu cách 14 ngày với tiêm chủng các vaccine phòng bệnh khác.

Chỉ định tiêm vaccine đối với một số nhóm đối tượng đặc biệt

- Người có bệnh nền, bệnh mãn tính: có nguy cơ nhiễm cao và mắc COVID-19 nặng nên cần được tiêm vaccine; tuy nhiên trước khi tiêm cần được khám sàng lọc cẩn thận, tiêm chủng khi bệnh đã ổn định.

- Phụ nữ mang thai: không khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai vì không đủ dữ liệu về rủi ro xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cân nhắc tiêm chủng nếu lợi ích của việc tiêm phòng vượt trội hơn các rủi ro tiềm ẩn của vaccine đối với phụ nữ mang thai. Không khuyến cáo phải thử thai trước khi tiêm chủng.

- Phụ nữ cho con bú: tiêm vaccine nếu thuộc nhóm đối tượng nguy cơ; không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

- Nhóm người bị suy giảm miễn dịch: có thể tiêm vaccine nếu thuộc nhóm nguy cơ. Cung cấp cho nhân viên y tế thông tin về tình trạng bệnh, điều trị để được tư vấn về lợi ích và rủi ro tiêm vaccine cũng như theo dõi, đánh giá sau tiêm.

- Nhóm người có bệnh tự miễn: có thể được tiêm chủng nếu không có các chống chỉ định tiêm vaccine.

- Nhóm người bị HIV: có thể tiêm vaccine nếu đã kiểm soát tốt bằng điều trị thuốc kháng virus và thuộc nhóm nguy cơ cần tiêm vaccine.

- Nhóm người có tiền sử liệt mặt: có thể tiêm vaccine nếu không có chống chỉ định.

- Nhóm người có tiền sử dùng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương của người bệnh để điều trị COVID-19 trước đó: tiêm vaccine ít nhất sau 90 ngày để tránh ảnh hưởng của việc điều trị tới đáp ứng miễn dịch do vaccine gây ra.

Chống chỉ định tiêm vaccine

- Có tiền sử phản ứng dị ứng (phản vệ) với bất cứ thành phần nào của vaccine Comminaty Pfizer-BioNTech COVID-19. Đặc biệt, không nên sử dụng cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan.

- Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên của vaccine này sẽ không tiêm liều tiếp theo.

Việc tiêm chủng vaccine Comminaty Pfizer-BioNTech tại Việt Nam

- Tổ chức khám sàng lọc trước tiêm chủng cho mỗi người đến tiêm để đảm bảo chỉ định đúng đối tượng và an toàn tiêm chủng.

- Chỉ định tiêm vaccine đối với những người có đủ điều kiện sức khỏe, không có điểm bất thường cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định. Thực hiện tiêm bắp, liều lượng 0,3ml cho 1 mũi tiêm. Mũi 1: tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Mũi 2: tiêm từ 3-4 tuần sau mũi 1.

- Chống chỉ định tiêm vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech cho những người có tiền sử phản ứng nặng phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào; Có tiền sử phản ứng dị ứng (phản vệ) với bất cứ thành phần nào của vaccine Comirnaty của Pfizer-BioNTech. Đặc biệt, không tiêm vaccine cho những người có tiền sử phản ứng dị ứng nghiêm trọng với polyethylene glycol (PEG) hoặc các phân tử liên quan; Những người có phản ứng dị ứng ngay lập tức (phản vệ, nổi mày đay, phù mạch, suy hô hấp) với liều đầu tiên của vaccine này sẽ không tiêm liều tiếp theo.

Những người có chống chỉ định tiêm vaccine mRNA COVID-19 (Pfizer-BioNTech hoặc Moderna) có thể tiêm loại vaccine COVID-19 khác. Theo Quyết định 3398/QĐ-BYT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế hướng dẫn: “Trường hợp số lượng vaccine còn hạn chế thì ưu tiên sử dụng (vaccine Pfizer-BioNTech) để tiêm cho đối tượng đã tiêm mũi mũi thứ nhất vaccine AstraZeneca từ 8-12 tuần”.

Theo Bộ Y tế

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Bắc Giang hỗ trợ Bến Tre xây dựng nhà ở cho hộ khó khăn

Ngày 21/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã đến Bến Tre thăm và trao kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo trên địa bàn tỉnh, nhằm chung tay thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân Bến Tre.

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Thái Nguyên: Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước

Cơn mưa to kéo dài từ 19h tối ngày 20/6 tới sáng nay 21/6/2025 đã khiến nhiều nơi tại thành phố Thái Nguyên ngập sâu trong nước như: đường Minh Cầu, Hoàng Văn Thụ, Lương Ngọc Quyến,…và nhiều ngã tư, khu dân cư. Đến 6 giờ 20 phút sáng 21/6, trời vẫn đang tiếp tục mưa to. 

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư vào chế biến sâu các sản phẩm gỗ

Sau 5 năm triển khai phát triển lâm nghiệp bền vững tại tỉnh Lạng Sơn, diện tích rừng trồng mới, đặc biệt là rừng gỗ lớn và vùng nguyên liệu tập trung được mở rộng, bước đầu hình thành các chuỗi liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ và cấp chứng chỉ rừng; đời sống của người dân làm nghề rừng từng bước được cải thiện.

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Trên 12.600 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới tại Bắc Giang

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn, tỉnh sẽ đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tạo điểm nhấn từ văn hóa, cảnh quan

Du lịch ở nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực, tạo đà cho bước phát triển mới nhờ phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, tạo điểm nhấn từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và những trải nghiệm văn hóa gắn di tích lịch sử, hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề, đặc sản ẩm thực.

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 4D nối Lai Châu và Sa Pa

Ngày 20/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lai Châu cho biết, vụ sạt lở đất đá trên Quốc lộ 4D đoạn qua xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khiến các phương tiện không thể lưu thông hai chiều.

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Quảng Trị: Dành 320 tỷ đồng khắc phục hậu quả mưa lũ do bão số 1

Ngày 19/6, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị cho biết, tỉnh dự kiến dành 320 tỷ đồng để khôi phục sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho người dân bị thiệt hại do mưa lũ bất thường (ảnh hưởng bão số 1) gây ra trong vụ Hè Thu 2025.

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Lào Cai: Hoàn thành mục tiêu xóa 10.707 nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 19/6, tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ công bố hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Thủ tướng Chính phủ phát động và lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với thông điệp “Triệu tấm lòng yêu thương - Nghìn mái nhà hạnh phúc”.

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Mưa lớn gây nhiều thiệt hại về lúa, nhà cửa tại Bắc Kạn

Theo thông tin từ văn phòng Ban chỉ Huy về Phòng chống thiên tai tỉnh Bắc Kạn cho biết đêm 18/6 đến sáng 19/6/2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có mưa to đến rất to, tại huyện Bạch Thông lượng mưa đo được tại Lục Bình 291,2mm, Phủ Thông 271mm, Vũ Muộn 213,8mm; Văn Vũ 95,2mm...

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Công ty Điện lực Đắk Nông gắn sản xuất kinh doanh với chăm lo an sinh xã hội

Cùng với việc lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh của tỉnh, thời gian qua, Công ty Điện lực Đắk Nông luôn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, đồng hành với địa phương thực hiện tốt công tác nhân đạo, từ thiện... Qua đó, góp phần lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ với cộng đồng với tinh thần “chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Phòng ngừa tai nạn đến với trẻ em ngay xung quanh nhà

Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Lào Cai rất quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều nguy cơ gây tai nạn, thương tích rình rập, thậm chí ngay trong chính ngôi nhà, môi trường sống quanh trẻ, đặc biệt là dịp nghỉ hè. Để đảm bảo trẻ được sống trong môi trường an toàn, cần sự quan tâm, vào cuộc của không chỉ gia đình, nhà trường mà còn của cả cộng đồng, xã hội.

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Chuyển đổi đất đắp giải quyết thiếu vật liệu các dự án đầu tư công

Tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về nguồn cung vật liệu cho các dự án đầu tư công trên địa bàn tỉnh do UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức ngày 18/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Ngô Tân Phượng đồng ý chủ trương chuyển đổi sang đất đắp trước tình hình giá vật liệu tăng cao, khan hiếm, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thi công các dự án.

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Vụ 'treo' bảo hiểm y tế học sinh ở Phú Thọ: Sẽ đảm bảo tối đa quyền lợi cho các em

Liên quan đến vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá, xã Minh Thắng, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ), khi nhiều học sinh không được tham gia bảo hiểm y tế hoặc chỉ được gia hạn 6 tháng thẻ mặc dù phụ huynh đã đóng tiền cả năm, ngày 18/6, ông Nguyễn Văn Đông, Phó Giám đốc Bảo xã hội khu vực XVIII cho biết, năm học 2024-2025 tỷ lệ học sinh trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ tham gia bảo hiểm y tế đạt gần 99%, vụ việc xảy ra tại Trường Trung học Cơ sở Ngô Xá là trường hợp hy hữu khiến nhiều học sinh của trường đã bị ảnh hưởng đến quyền lợi do các em không được tham gia bảo hiểm liên tục.

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Phát triển bền vững giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu

Ngày 18/6, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án “Tăng cường Tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” và Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025”.

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Báo chí đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh Lai Châu

Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), ngày 18/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lai Châu phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học “Báo chí Lai Châu đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh”.

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hiện thực hóa ước mơ về căn nhà mới khang trang cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Kon Tum đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc giúp người dân, nhất là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn sinh sống tại nơi ở mới, khang trang và sạch đẹp hơn. Trong đó, huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) là một địa phương nổi bật khi hoàn thành xóa 155 căn nhà tạm, dột nát trước thời hạn kế hoạch đề ra.

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tiền Giang: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tiền Giang Lý Văn Cẩm cho biết, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, toàn tỉnh đã hoàn thành và bàn giao các căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp các hộ dân khó khăn về nhà ở sớm ổn định sản xuất, an cư lạc nghiệp.