Những ngày này, tại Sân bay Biên Hòa (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), các phi đội trực thăng đang tích cực tập luyện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bay chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).







Lê Xuân
Những ngày này, tại Sân bay Biên Hòa (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai), các phi đội trực thăng đang tích cực tập luyện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bay chào mừng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Lê Xuân
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.
Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp 2025 thực hiện thu thập thông tin từ ngày 1/7 đến hết ngày 30/7. Cuộc điều tra được ra quân trong ngày đầu tiên thực hiện sắp xếp địa giới hành chính và thực hiện mô hình chính quyền hai cấp nên có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra bức tranh nông nghiệp nông thôn sát với thực tiễn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định chính sách trong giai đoạn mới của đất nước.
Ngày 30/6, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ công bố Nghị quyết và các Quyết định của Trung ương về chính quyền địa phương hai cấp. Sự kiện lịch sử này chính thức sáp nhập tỉnh Đắk Lắk - Phú Yên thành tỉnh Đắk Lắk mới, mở ra chặng đường phát triển với khát vọng, tầm nhìn mới.
Giai đoạn 2026 - 2035, phấn đấu xây dựng nông thôn mới hiện đại, toàn diện, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn theo hướng đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; nâng cao thu nhập, chất lượng sống và khả năng tiếp cận dịch vụ thiết yếu của người dân nông thôn, từng bước tiệm cận mức sống đô thị. Xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an toàn, đậm bản sắc văn hóa; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững; giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; hình thành cộng đồng nông thôn văn minh, nhân văn, gắn kết và hạnh phúc.
Đại diện cho phong cách nghệ thuật Chăm Pa cuối thế kỷ 13 - đầu thế kỷ 14, cụm tháp Pô Klông Garai (Ninh Thuận) là một hình mẫu kinh điển về sự hoàn mỹ trong cấu trúc và trang trí. Di tích không chỉ mang giá trị nghiên cứu kiến trúc mà còn gắn liền với một nhân vật lịch sử cụ thể - vua Pô Klông Garai, người được thần hóa. Chính yếu tố này, kết hợp với việc nơi đây vẫn là trung tâm của các thực hành tín ngưỡng như lễ hội Katê, đã biến Pô Klông Garai thành một đối tượng nghiên cứu phức hợp, giá trị về cả lịch sử, kiến trúc và nhân học.
Tối 29/6, tại Quảng trường Đinh Lễ, thành phố Lào Cai, hàng nghìn người dân địa phương và du khách đã cùng thưởng ngoạn Chương trình nghệ thuật với chủ đề "Cùng nhau vươn tới ước mơ" và chứng kiến màn bắn pháo hoa tầm thấp, chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết của Quốc hội.
Giữa núi non trùng điệp của Hà Giang - nơi cuộc sống người dân còn nhiều gian khó, lại xuất hiện một mô hình giản dị nhưng đầy ý nghĩa. Không cần đến khoản đầu tư lớn, cũng chẳng phải dự án triệu đô, “Ống tiết kiệm 3 sạch” ra đời từ những đồng tiền lẻ, từng ngày tích cóp để tạo nên những thay đổi thực chất, bền vững.
Lào Cai - vùng đất nơi sắc màu văn hóa các dân tộc thiểu số hòa quyện, cũng là nơi lưu giữ nhiều làng nghề truyền thống độc đáo. Tại Sapa, làng thêu thổ cẩm Lan Rừng suốt hơn 20 năm qua vẫn miệt mài gìn giữ và phát huy nghề thêu thổ cẩm truyền thống - nghề gắn liền với bàn tay khéo léo và tâm hồn tinh tế. Làng nghề không chỉ giữ hồn dân tộc, mà còn khai thác tiềm năng gắn với phát triển du lịch mang đến hiệu quả kép: Vừa bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, vừa mang lại lợi ích kinh tế - xã hội.
Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc. Tỉnh đang thực hiện phát triển nhiều loại hình du lịch truyền thống đặc sắc nhằm gìn giữ nét đặc trưng văn hóa của địa phương và thu hút du khách trong và ngoài nước.
Trên "vùng đất võ" Bình Định, bên cạnh tinh thần thượng võ mạnh mẽ, còn tồn tại một dòng chảy văn hóa Chăm rực rỡ và đầy bí ẩn. Di sản này được minh chứng bằng hệ thống tháp Chàm độc đáo, nơi kiến trúc và điêu khắc đạt đến đỉnh cao. Tiêu biểu là vẻ đẹp cân xứng, hài hòa của cụm Tháp Đôi ngay lòng thành phố và sự thanh thoát, kỳ vĩ của quần thể Tháp Bánh Ít, tất cả tạo nên một nét chấm phá văn hóa đặc sắc, làm nên chiều sâu cho vùng đất này.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm hướng đến phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.
Sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa giàu bản sắc cùng hạ tầng đô thị được đầu tư khá hoàn thiện, thị xã Mộc Châu, tỉnh Sơn La hội tụ nhiều thế mạnh để tổ chức các sự kiện văn hóa đặc sắc, nhiều giải thể thao hấp dẫn. Địa phương đã triển khai nhiều hoạt động như: Tuần văn hóa du lịch Mộc Châu vào dịp 2/9, lễ hội Hết chá, lễ hội Cầu mưa, lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền, ngày hội hái quả… thu hút đông đảo du khách đến tham gia và trải nghiệm.
Tại huyện Đồng Phú của tỉnh Bình Phước, cộng đồng dân tộc Tày, Nùng vẫn còn gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống, trong đó nổi bật là lễ hội Lồng Tồng. Lễ hội này đã được tổ chức liên tiếp 3 lần, với sự tham gia ngày càng đông đảo của người dân, đặc biệt là giới trẻ, các lễ hội đã thực sự trở thành cầu nối giữa quá khứ và hiện tại; giúp thế hệ mai sau hiểu thêm về cội nguồn và những giá trị tốt đẹp của cha ông.
Gia Lai là tỉnh miền núi ở Tây Nguyên, đường biên giới dài hơn 90 km giáp Campuchia, từng là điểm nóng về tình trạng buôn bán người qua biên giới. Những lời mời gọi “việc nhẹ lương cao” từ các đối tượng xấu đã khiến không ít thanh niên khu vực biên giới nhẹ dạ cả tin rơi vào bẫy lừa đảo, bị đưa sang Campuchia và ép buộc lao động phi pháp.
Đến 22/6/2025, cả nước đã xóa được gần 263 nghìn căn, đạt khoảng trên 90% tổng số nhu cầu. Từ Phiên họp thứ tư vào ngày 11/5/2025 đến nay, gần 54 nghìn căn nhà được khởi công, khánh thành, bình quân tăng 28 căn/địa phương/ngày. 38 địa phương đã hoàn thành mục tiêu (thêm 23 địa phương so với Phiên họp thứ tư) và 6 địa phương báo cáo sẽ hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Ngày 22/6/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam diễn ra các hoạt động tái hiện Lễ sum họp cộng đồng của đồng bào dân tộc M’nông tỉnh Bình Phước.
Ngày 20/6, UBND huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) tổ chức Lễ đóng điện tại Trạm biến áp bản Nặm Chan I và bản Pơ Mu, xã Mường Đăng. Đây là Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc Chương trình “Bừng sáng Điện Biên”, có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của nhân dân các dân tộc bản Nặm Chan 1, bản Pơ Mu nói riêng và huyện Mường Ảng nói chung.
Những năm qua, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh luôn làm tốt vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ đường biên, mốc giới, tuần tra kiểm soát khu vực biên giới, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; đồng thời cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn gìn giữ bình yên nơi địa đầu Tổ quốc.
Rời giảng đường đại học, nhiều thanh niên ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) trở về quê hương, khởi nghiệp từ mô hình du lịch homestay. Nhiều tấm gương thanh niên tiêu biểu xuất hiện, không chỉ làm giàu cho bản thân, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, con người Mù Cang Chải đến với du khách trong và ngoài nước.
Chủ trương chuyển đổi cây lương thực kém hiệu quả trên đất dốc sang trồng cây ăn quả của tỉnh Sơn La đã mang lại cuộc sống ấm no hơn cho nhân dân các dân tộc. Nhờ có chủ trương đúng, đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La nói chung và ở xã biên giới Lóng Sập, thị xã Mộc Châu đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo đất, canh tác bền vững để thoát nghèo và xây dựng bản làng biên giới giàu đẹp.
Chất lượng dân số là yếu tố then chốt, ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, những năm qua, tỉnh Điện Biên đã tập trung triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từ truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản đến nâng cao thể chất, trí tuệ cho trẻ em và thanh niên. Các cơ quan chức năng từ tỉnh đến cơ sở đã chủ động từng bước cải thiện chất lượng dân số, góp phần xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, trà Lâm Đồng từng là biểu tượng của vùng đất nam Tây Nguyên - nơi hội tụ tinh hoa khí hậu, đất đai, bàn tay và khối óc con người. Nhưng giữa vòng xoáy thị trường và những biến động của chuỗi cung ứng, vùng chè một thời vang danh đang đối mặt với sự thu hẹp vùng nguyên liệu, thiếu hụt nội lực và áp lực tái định vị. Từ thực trạng này, một hành trình tái sinh đã khởi động - bằng sự khát vọng giữ lại bản sắc từ những đồi chè xanh ngát và bản lĩnh của những doanh nghiệp Việt.
Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay Bộ Nông nghiệp và Môi trường) công nhận lưu hành đặc cách từ gần ba năm trước, lúa tẻ nương Hà Giang nhanh chóng lan rộng trên thị trường nhờ những ưu thế vượt trội. Năm nay, lúa tẻ nương Hà Giang lại được mùa, được giá. Với chi phí sản xuất thấp nhưng hiệu quả vượt trội, lúa tẻ nương mang lại cho người nông dân năng suất cao và thu nhập ổn định.
Hiện là thời điểm bắt đầu vụ thu hoạch mận tam hoa chính vụ năm 2025 ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Là một trong những sản vật đặc thù của vùng đất được mệnh danh là “Cao nguyên trắng”, những trái mận tam hoa không chỉ giúp nâng cao thu nhập của bà con, mà còn đóng góp một phần quan trọng trong quá trình phát triển du lịch địa phương.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đây không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng đối với công lao bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mà còn là cơ hội để phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế và nâng cao vị thế văn hóa bản địa trong bối cảnh hội nhập.
Sau nhiều ngày mưa to, hiện nay tại tuyến đường tỉnh 177 từ huyện Bắc Quang đi các huyện phía tây Hà Giang như Hoàng Su Phì, Xín Mần xuất hiện hàng chục điểm sạt lở với lượng đất đá rất lớn khiến giao thông đi lại rất khó khăn. Hiện các đơn vị thi công và chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục nhằm đảm bảo giao thông được lưu thông an toàn.
Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, hiện nay vẫn còn giữ gìn được nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Trong kho tàng văn hóa của mình, cây khèn không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, là tiếng lòng của người Mông và là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông luôn cẩn trọng gìn giữ và bảo tồn nét văn hóa đặc sắc này.
Thời gian qua, người có uy tín ở tỉnh Sơn La nói chung, thị xã Mộc Châu nói riêng đã phát huy vai trò nòng cốt, tiên phong trong huy động sức mạnh đoàn kết, quyết tâm của người dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới. Trong đó, tiêu biểu phải kể đến ông Tráng Vạ Đế ở bản Phiêng Cài, xã Lóng Sập, thị xã Mộc Châu.
Năm 2025, tỉnh Tuyên Quang phấn đấu xóa 6.928 nhà tạm, nhà dột nát với tổng kinh phí dự kiến trên 343 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành khởi công toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Qua đó, phấn đấu đến ngày 30/8, toàn bộ số nhà tạm, nhà dột nát nói trên sẽ được xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện và đưa vào sử dụng.