Sơn La cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại sau sáp nhập thôn, bản

Bản Thống Nhất, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn được sáp nhập từ ba bản thành một bản với hơn 150 hộ dân. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Bản Thống Nhất, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn được sáp nhập từ ba bản thành một bản với hơn 150 hộ dân. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Việc sáp nhập thôn, bản trên địa bàn tỉnh Sơn La đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do những khó khăn đặc thù ở miền núi nên khi triển khai đã nảy sinh một số bất cập trong quá trình hoạt động và sử dụng cơ sở vật chất.

Sơn La cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại sau sáp nhập thôn, bản ảnh 1Bản Thống Nhất, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn được sáp nhập từ ba bản thành một bản với hơn 150 hộ dân. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Kết quả nổi bật

Mai Sơn là một trong những huyện đi đầu trong công tác sắp xếp, sáp nhập các bản. Trong giai đoạn 2018 – 2020, huyện đã giảm 131 bản, tiểu khu. Hiện toàn huyện còn 327 bản, tiểu khu.

Ông Trần Văn Hiền, Phó Chủ tịch HĐND huyện Mai Sơn thông tin, việc sắp xếp, sáp nhập bản đã nhận được sự đồng thuận, ủng hộ của người dân. Sau sáp nhập góp phần tinh gọn bộ máy, giảm chi phí từ ngân sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả của đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách và các tổ chức ở bản. Qua đó xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Thời gian tới, huyện dự kiến sáp nhập 74 bản thành 34 bản, giảm thêm 40 bản so với hiện nay.

Còn tại huyện Thuận Châu, sau 2 năm thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, bản, tiểu khu, địa phương này từ 570 bản rút gọn còn 355 bản. Trong năm 2023, huyện tiếp tục sáp nhập 36 bản ở 11 xã. Ông Nguyễn Đức Thặng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết: Năm 2023 sau khi thực hiện sáp nhập, huyện sẽ còn 336 bản. Trong số này, vẫn còn 82 bản chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định do đặc thù các bản nằm cách xa, biệt lập, khác nhau về phong tục, tập quán.

Sơn La là một tỉnh miền núi, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đồng đều, người dân tộc thiểu số chiếm trên 82%. Năm 2018, toàn tỉnh có hơn 3.300 bản, tiểu khu, tổ dân phố. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã thực hiện 6 đợt sắp xếp, sáp nhập bản. Kết quả, đã thực hiện sáp nhập 1.997 bản để thành lập 920 bản, giảm 1.077 bản. Hiện Sơn La còn 2.247 bản.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Bình Minh, với việc giảm 1.077 bản, toàn tỉnh đã giảm trên 10.000 người hoạt động không chuyên trách và người hưởng mức hỗ trợ ở bản; giảm trên 5.000 chi hội. Kinh phí tiết kiệm tương ứng khoảng 79 tỷ đồng/năm.

Sơn La cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại sau sáp nhập thôn, bản ảnh 2Nhà văn hóa Bản Mòn, xã Thôn Mòn, huyện Thuận Châu không đủ diện tích để người dân hội họp sau khi sáp nhập từ ba bản khác. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Vẫn còn những khó khăn, tồn tại

Cuối năm 2022, ba bản Xa Căn, Mai Quỳnh, Nà Viền, xã Mường Bon, huyện Mai Sơn được sáp nhập thành một bản mang tên là Thống Nhất. Sau khi sáp nhập, nhà văn hóa của bản Nà Viền được lựa chọn làm nơi để tổ chức các cuộc họp chung. Tuy nhiên chưa lần nào người dân 3 bản có được một buổi họp chung do đường vừa xa, vừa khó đi. Ngoài ra, nhà văn hóa này không đủ sức chứa khoảng 150 người.

Ông Lò Văn Hoàn, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Thống Nhất chia sẻ, do địa bàn xa, từ đầu bản đến cuối bản hơn 5km, đường đất nên người dân không muốn đi họp. Không những thế, do diện tích nhà văn hóa nhỏ nên bản vẫn phải tổ chức cuộc họp riêng ở nhà văn hóa của từng bản cũ. Thêm vào đó sau khi sáp nhập có người dân của bản tái định cư từ nơi khác về nên phong tục tập quán khác nhau, khiến việc thực hiện các chủ trương chung chưa được thuận lợi.

Theo thống kê của huyện Mai Sơn, sau khi sáp nhập bản thì có 17 nhà văn hóa đủ điều kiện tiếp tục sử dụng, 28 nhà văn hóa không đủ điều kiện và phải xây mới. Phó Chủ tịch HĐND huyện Mai Sơn Trần Văn Hiền cho biết, đối với nhà văn hóa thừa sau sáp nhập huyện đã giao cho bản quản lý, sử dụng vào việc chung như sinh hoạt nhóm, cụm dân cư; làm nhà kho. Sau khi sáp nhập bản việc chỉ đạo, điều hành, quản lý sinh hoạt của người dân còn khó khăn do mỗi dân tộc có đặc điểm, văn hóa và phong tục tập quán khác nhau, khi sáp nhập chưa tìm được tiếng nói chung.

Đây cũng là tình trạng chung của nhiều bản ở huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Nhà văn hóa bản Mòn, xã Thôm Mòn được xây dựng từ năm 2013. Thời điểm đó, Nhà nước hỗ trợ 50 triệu đồng còn nhân dân trong bản đóng góp để hoàn thiện với số tiền gần 200 triệu đồng. Nhà văn hóa hiện chỉ chứa được khoảng 70 người, trong khi bản có trên 300 hộ dân. Ông Lò Văn Hải, Bí thư Chi bộ, Trưởng bản Mòn cho hay, nếu xây nhà văn hóa mới thì không có kinh phí, còn vẫn tiếp tục sử dụng thì không thể tiến hành họp chung cho cả bản, nhất là những hôm trời mưa. Vì thế, việc tuyên truyền và triển khai cho người dân phải qua hệ thống loa phát thanh.

Sơn La cần sớm có giải pháp khắc phục tồn tại sau sáp nhập thôn, bản ảnh 3Cơ sở vật chất của nhà văn hóa Bản Mòn, xã Thôn Mòn, huyện Thuận Châu không đáp ứng nhu cầu tổ chức hội họp sau khi sáp nhập từ ba bản khác. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Cần sớm có giải pháp phù hợp

Theo số liệu thống kê của Sở Tài chính tỉnh Sơn La, sau khi thực hiện sáp cơ quan chức năng đã phê duyệt phương án sắp xếp 1.879 nhà văn hóa bản, tiểu khu, tổ dân phố.

Phó Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Văn Phong cho biết, việc quản lý các nhà văn hóa thôn, bản sau sáp nhập vẫn còn một số khó khăn phát sinh tại cơ sở. Đó là việc sắp xếp lại, xử lý tài sản sau sáp nhập theo quy định sẽ có 9 hình thức nhưng lại không cho phép thanh lý đối với các tài sản như nhà văn hóa. Các nhà văn hóa được đầu tư, xây dựng bằng nhiều nguồn vốn nhưng công tác xác lập tài sản sở hữu toàn dân và quy chủ diện tích đất còn hạn chế, dẫn đến thắc mắc của người dân đối với nguồn vốn do họ đóng góp. Để giải quyết vấn đề nhà văn hóa dôi dư và không đạt chuẩn sau sáp nhập, tỉnh đã rà soát, lập phương án đầu tư, xây dựng các thiết kế mẫu để làm căn cứ trong xác định nhu cầu kinh phí. Thời gian tới, Sở sẽ phối hợp với các địa phương trình cấp có thẩm quyền phương án cân đối kinh phí để thực hiện.

Còn theo đánh giá của Sở Nội vụ, nhiều bản thuộc diện phải sáp nhập với bản liền kề nhưng quá trình khảo sát và triển khai quy trình không đạt được trên 50% cử tri đồng thuận; vì vậy không thực hiện được việc sáp nhập. Ngoài ra, do sự hình thành các bản, tiểu khu, tổ dân phố mang yếu tố lịch sử, thay đổi tùy theo điều kiện của từng giai đoạn nên việc thực hiện sáp nhập sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống cộng đồng dân cư; gây tâm lý xáo trộn cho người dân khi phải thay đổi các loại giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó nếp sinh hoạt cộng đồng và ảnh hưởng đến quyền lợi, tâm lý của những người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố khi không còn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Bình Minh thông tin, dự kiến quý III/2023, tỉnh sẽ tổ chức hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá toàn diện những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập bản trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2019 đến nay. Trên cơ sở ý kiến đánh giá của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, các sở, ngành của tỉnh và UBND các huyện, thành phố, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh đề xuất phương hướng, giải pháp về thực hiện việc sáp nhập bản trong thời gian tới cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

Hữu Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, tính từ ngày 5/7 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc từ ngày 5/7 đến ngày 25/7 là 9.864 con, tổng khối lượng trên 544,3 tấn.

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị bảo vệ biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Rvê (tỉnh Đắk Lắk) còn đẩy mạnh thực hiện phương châm “Gần dân, sát dân” và nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, vào chiều tối và đêm 26 rạng sáng 27/7 đã xuất hiện lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình trạng ngập úng, sạt lở đất, đá xảy tại nhiều địa phương khiến các hộ dân phải di rời khẩn cấp.

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Đồng Nai hiện có 439 sản phẩm của 146 chủ thể được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên; trong đó,11 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP đều có chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm, bao bì sản phẩm bắt mắt.

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngày 26/7, thông tin từ Trung tâm Quản lý cửa khẩu (Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn) cho biết, đơn vị vừa nhận được thư công tác số 71-2025 ngày 25/7/2025 của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thông tin về thời gian thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh và Lối thông quan Cốc Nam.

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Từ tối 22 đến sáng ngày 23/7, ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, trên địa bàn miền núi, biên giới tỉnh Nghệ An liên tục có mưa to, cùng với nước lũ lên nhanh trên các dòng sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân.

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Thực hiện Công văn của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị cho đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động theo Công văn số 4168/BNV-CQĐP ngày 23/6/2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, xã Mỹ An Hưng, tỉnh Đồng Tháp đã đổi tên các ấp do trùng tên.

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Từ tối ngày 19/7 đến sáng ngày 23/7, do ảnh hưởng của mưa cường suất lớn, diễn ra trong nhiều giờ liền và lũ lớn trên sông Lam dâng cao vượt mốc lịch sử, tuyến quốc lộ 7 nối địa bàn các xã miền xuôi với các xã biên giới Tương Dương, Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An) đã xuất hiện hàng chục điểm ngập lụt, chia cắt giao thông nghiêm trọng trên tuyến quốc lộ trọng yếu, huyết mạch.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Sáng 25/7, phường Phan Thiết tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đây là địa phương được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng và Ban chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương chọn tổ chức điểm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025.

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Ngày 25/7, Thiếu tá Phan Đức Tâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Bộ đội biên phòng Nghệ An) cho biết: Bước đầu, đơn vị đã nắm được thông tin cơ bản về tình hình bản Cha Nga (xã Mỹ Lý) và khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại 103 hộ dân là dân tộc Thái của bản này đều an toàn về người trong đợt lũ mạnh hoành hoành nhiều xã trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An vừa qua.

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Na Sang quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2030

Trong các ngày từ 23 - 24/7, Đảng bộ xã Na Sang (tỉnh Điện Biên) tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên chọn tổ chức điểm ở cấp xã.

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Lào Cai khẩn trương di dời dân vùng nguy cơ sạt lở, ngập úng

Từ đêm 23 đến rạng sáng 24/7, trên trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mưa lớn kéo dài, gây ngập úng, sạt lở một số tuyến đường và thiệt hại đến nông nghiệp của người dân. Cùng đó, nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cũng đã được chính quyền địa phương di dời đến nơi an toàn.

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Đại hội đảng bộ xã không nhận hoa, kêu gọi ủng hộ chương trình phát triển cây trồng

Ngày 24/7, Đảng bộ xã Tu Mơ Rông, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội Đảng bộ cấp xã có ý nghĩa đặc biệt khi không nhận hoa chúc mừng, mà kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ hiện vật như cây giống, phân bón, vật tư nông nghiệp hoặc kinh phí... để góp phần thực hiện chương trình “Ươm mầm tương lai - Phát triển cây trồng bền vững Tu Mơ Rông”.

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Xã Măng Ri (Quảng Ngãi) thiệt hại nặng do bão số 3

Tối 23/7, ông Phạm Xuân Quang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn xã đã xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, gió mạnh, khiến hàng chục căn nhà bị tốc mái, nhiều công trình bị hư hỏng và gần 3.800 cây sâm Ngọc Linh bị thiệt hại. Ước tính tổng thiệt hại gần 5,6 tỷ đồng.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở Thanh Hóa và Nghệ An

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ 19 giờ 30 phút ngày 23/7 đến 12 giờ 30 phút ngày 24/7, khu vực các tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An tiếp tục có mưa với lượng mưa tích luỹ phổ biến từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Xác minh, tìm kiếm 2 người nghi bị nước cuốn trôi ở Lạng Sơn

Chiều 23/7, thông tin từ UBND xã Khuất Xá, tỉnh Lạng Sơn cho biết, lực lượng chức năng đang xác minh thông tin, đồng thời tổ chức tìm kiếm 2 người đàn ông nghi bị nước lũ cuốn trôi, mất tích trên địa bàn, khi chạy xe máy qua cầu ngầm vào thời điểm nước lũ dâng cao và cầu đã bị ngập.

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Đắk Lắk: Công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ, vướng mặt bằng kéo dài

Các công trình giao thông trọng điểm có vai trò lớn trong hoàn thiện mạng lưới giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tại tỉnh Đắk Lắk, một số công trình giao thông trọng điểm luôn trong tình trạng chậm tiến độ, thậm chí có công trình đã quá hạn thi công nhưng chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng.