Người lao động phải trở về nhà tranh thủ sản xuất hoa màu vụ đông. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Sơn La: Giải quyết việc làm cho lao động trở về địa phương sau dịch COVID-19

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, hàng nghìn lao động của tỉnh Sơn La làm việc ở nhiều địa phương trên cả nước đã chọn giải pháp trở về quê. Khi về, nhiều lao động mong muốn tìm việc làm, ổn định đời sống tại quê nhà. Do đó, bài toán an sinh xã hội, việc làm cho người trở về đang được các địa phương từng bước tháo gỡ.
Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu

Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu

Ngày 1/12, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp trực tuyến với chủ đề "Liên kết phát triển sản xuất vùng nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu" và được kết nối với điểm cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình, Điện Biên.
Lễ cắt băng khánh thành công trình nhà vệ sinh sử dụng vật liệu xây dựng từ chai nhựa tại điểm trường Sài Lương thuộc Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Sơn La: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh

Ngày 28/11, Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Sơn La tổ chức bàn giao công trình nhà vệ sinh sử dụng vật liệu xây dựng từ chai nhựa tại Điểm trường Sài Lương thuộc Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn.
Các cô gái dân tộc Thái bên những guồng nước ở xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường - TTXVN

Lan tỏa làm theo Bác ở vùng cao Mường La

Với những cách làm sáng tạo, hiệu quả, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở huyện vùng cao Mường La, tỉnh Sơn La đã tạo sự lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Một góc bản Lếch, xã Chiềng Lao, huyện Mường La nơi có gần 60 hộ dân tái định cư đã quay trở về. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Sơn La: Người dân tái định cư quay về nơi ở cũ mong được tạo điều kiện ổn định cuộc sống

Sau khi Dự án di dân tái định cư Thủy điện Sơn La được triển khai một thời gian, nhiều hộ dân tại huyện Mường La (tỉnh Sơn La) đã rời bỏ nơi ở mới, quay về nơi ở cũ để sinh sống, làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến đất đai, an sinh xã hội. Tỉnh Sơn La và huyện Mường La đang khẩn trương triển khai nhiều giải pháp để ổn định cuộc sống cho những hộ dân này.
Sơn La: Ngăn chặn tình trạng ma túy vào trường học

Sơn La: Ngăn chặn tình trạng ma túy vào trường học

Ngành Giáo dục tỉnh Sơn La xác định ngăn chặn triệt để tình trạng ma túy vào trường học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó, ngành Giáo dục chỉ đạo triển khai trong các trường học nhiều giải pháp về phòng, chống ma túy với mục tiêu “Trường học xanh - sạch - an toàn - không khói thuốc lá”, “Mỗi trường học là một thành lũy thép".
Nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Arabica Sơn La

Nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê Arabica Sơn La

Cà phê Arabica Sơn La đã trở thành một đặc sản của Sơn La và được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ. Phát huy giá trị thương hiệu cà phê Arabica Sơn La, năm 2021, hợp tác xã cà phê Bích Thao, có địa chỉ tại xã Hua La, thành phố Sơn La đã sản xuất thành công sản phẩm cà phê đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao quốc gia, mở ra thị trường rộng lớn đối thương hiệu cà phê Sơn La.
Hai đối tượng Ly A Mua và Ly A Vự cùng tang vật. Ảnh: thuonghieucongluan.com.vn

Bắt giữ hai đối tượng Ly A Mua và Ly A Vự mua bán trái phép chất ma tuý

Theo thông tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La, vào hồi 8 giờ ngày 26/10, tại bản Mường Cai, xã Mường Cai, huyện Sông Mã, Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) chủ trì, phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy (Công an tỉnh Sơn La), Công an huyện Sốp Cộp (Sơn La) và Đồn Biên phòng Mường Cai, Đội phòng, chống kiểm soát ma túy (Cục Hải quan Điện Biên) bắt giữ hai đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.
Cán bộ thủy lợi kiểm tra hiện trạng công trình hồ chứa nước Nong La, xã Chiềng La, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Sơn La tăng hiệu quả khai thác các công trình hồ, đập thủy lợi

Sơn La là tỉnh có địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên hàng năm chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ; trong đó, có hệ thống các hồ đập thủy lợi. Trước thực trạng đó, tỉnh Sơn La tích cực triển khai các hoạt động, gia cố, tu sửa hạ tầng cơ sở nhằm đảm bảo an toàn hồ đập, duy trì nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn.
Gia đình chị Lò Thị Bang ở bản Muồng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu, Sơn La) phát triển chăn nuôi từ vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thuận Châu. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hỗ trợ phụ nữ Sơn La phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều hình thức, phong trào thi đua thiết thực và giải pháp sáng tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La đã chủ động triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế… tạo cơ hội cho chị em vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới.
Một điểm tái định cư thủy điện Sơn La. Ảnh: Điêu Chính Tới - TTXVN

Đồng bào Thái trắng giữ gìn bản sắc văn hóa tại vùng tái định cư thủy điện Sơn La

Sau 16 năm đón đồng bào di dân tái định cư thủy điện Sơn La từ huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) về nơi ở mới ở huyện Mai Sơn (Sơn La), đến nay đời sống của người dân tại các khu, điểm tái định cư đã cơ bản ổn định. Nhiều khu, điểm tái định cư nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ và người dân tái định cư đoàn kết với người dân sở tại, cùng nhau xây dựng quê hương, bản làng ấm no, giàu đẹp. Đặc biệt, đồng bào Thái trắng tại các khu, điểm tái định cư luôn giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, qua đó góp phần tô điểm thêm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Sơn La.
Thu hoạch thanh long để mang đi tiêu thụ tại một hộ dân thuộc xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam 14/10: Hiệu quả các phong trào hoạt động ở Sơn La

Hội Nông dân tỉnh Sơn La hiện có 12 tổ chức Hội cấp huyện, thành phố, 199 tổ chức Hội cấp xã, phường, thị trấn, 2.452 Chi hội và trên 166.000 hội viên. Hội đã triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là các phong trào thi đua yêu nước như: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Sơn La cùng cả nước xây dựng nông thôn mới”… Hội phát động đến từng chi hội và đưa các phong trào đi vào thực tiễn, cùng với đó là sự chủ động, nỗ lực và hưởng ứng nhiệt tình của cán bộ, hội viên nên các phong trào đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Thành viên một hợp tác xã tại huyện Mai Sơn cắt cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN

Sơn La giúp hợp tác xã mở rộng quy mô sản xuất

Trong những năm gần đây tỉnh Sơn La đã trở thành một điểm sáng trong nông nghiệp. Đặc biệt, diện tích cây ăn quả đến nay đã đạt gần 80 nghìn ha, lớn nhất miền Bắc. Trong quá trình đó, việc thành lập và phát triển các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua các hợp tác xã, tư duy sản xuất của người dân đã thay đổi, nhờ đó đã mang lại hiệu quả tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mang lại thu nhập ổn định cho đồng bào vùng cao.
Thu hoạch sơn tra tại bản vùng cao khó khăn Nậm Nghiệp, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Quả sơn tra ở Mường La khó tiêu thụ do dịch COVID-19

Sơn tra (táo mèo) là cây trồng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số, vừa phủ xanh đất rừng ở vùng cao tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, giá quả sơn tra xuống thấp, khó tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Những mái ấm tình thương đã góp phần ổn định đời sống đồng bào dân tộc ở vùng cao biên giới Sơn La. Ảnh: Nguyễn Cường

Mái ấm tình thương nơi vùng cao biên giới Sơn La

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã lồng ghép nguồn lực từ nhiều chương trình, dự án, tập trung đầu tư xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo ở vùng cao biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Đến nay, Sơn La đã bàn giao được 1.229 ngôi nhà cho các hộ nghèo khó khăn về nhà ở tại huyện Vân Hồ, trị giá gần 50 tỷ đồng; mỗi năm xóa từ 15 đến 20 nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo ở huyện Sốp Cộp với giá trị từ 350 - 400 triệu đồng.
Người dân xã Chiềng Chung (Mai Sơn, Sơn La) thu hái quả cà phê. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Sơn La

Cà phê đang là một trong những cây công nghiệp chủ lực của huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Năm 2021, hầu hết diện tích trồng cà phê trên ở Sơn La đều được mùa, năng suất đạt trung bình khoảng 20 tấn/ha, giá cà phê quả tươi từ đầu vụ cà phê đến nay đã đạt trung bình 7-8 nghìn đồng/kg. Nhờ đó, nông dân trồng cà phê rất phấn khởi khi nguồn thu nhập được nâng cao.
Lồng đèn thắp sáng ước mơ thiếu nhi Sơn La

Lồng đèn thắp sáng ước mơ thiếu nhi Sơn La

Nằm trong chuỗi các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiếu nhi nhân dịp Tết Trung thu năm 2021, tối 18/9, Hội đồng Đội tỉnh Sơn La phối hợp với Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Sơn La tổ chức Chương trình “Lồng đèn thắp sáng ước mơ thiếu nhi Sơn La”. Chương trình diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến trên kênh truyền hình STV Sơn La và cổng thông tin Tỉnh đoàn, Hội đồng đội tỉnh Sơn La.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga tặng biểu trưng (logo) của Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, cho Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La. Ảnh: Quang Quyết-TTXVN

Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Sơn La lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021-2016: Đại hội điểm theo hình thức trực tuyến đến các tỉnh, thành phố

Ngày 16/9, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sơn La tổ chức Đại hội Đại biểu phụ nữ tỉnh Sơn La lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021-2026. Đây được chọn là đại hội điểm và được tổ chức theo hình thức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành và điểm cầu Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Cần tăng cường quản lý các cơ sở sơ chế cà phê ở Mai Sơn

Cần tăng cường quản lý các cơ sở sơ chế cà phê ở Mai Sơn

Mai Sơn là một trong những huyện có diện tích trồng cây cà phê lớn tại tỉnh Sơn La. Hàng năm, khi vào vụ thu hoạch tình trạng xả nước thải từ hoạt động sơ chế cà phê, gây ô nhiễm môi trường lại tái diễn. Trước thực trạng đó, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này.
Huyện vùng cao Quỳnh Nhai chú trọng xây dựng nông thôn mới

Huyện vùng cao Quỳnh Nhai chú trọng xây dựng nông thôn mới

Từng là huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a của Chính phủ, năm 2010, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bắt đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, với xuất phát điểm thấp, cùng nhiều khó khăn đặc thù. Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình, Quỳnh Nhai đã đạt được những kết quả tích cực và đang phấn đấu về đích huyện nông thôn mới vào năm 2025.