Sơn La tăng cường phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp

Đường lây truyền sán từ động vật sang người.Nguồn: suckhoedoisong.vn
Đường lây truyền sán từ động vật sang người.Nguồn: suckhoedoisong.vn

Nhằm làm giảm sự lây nhiễm các bệnh ký sinh trùng ở người, UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp giai đoạn 2021-2025.

Sơn La tăng cường phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp ảnh 1Đường lây truyền sán từ động vật sang người.Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mục tiêu của kế hoạch là giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh tật do bệnh giun, sán truyền từ động vật sang người gây nên tại các vùng dịch tễ; giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng, chống bệnh ký sinh trùng thường gặp.

Các chỉ tiêu đặt ra là xây dựng bản đồ và xác định vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp. Mỗi năm giảm 5% tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất tại các vùng dịch tễ để đến năm 2025 giảm 20% so với hiện tại; các bệnh giun sán thường gặp khác được phát hiện và xử lý kịp thời; điều trị 100% cho người được chẩn đoán nhiễm các loại giun sán; tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên; trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ được tiếp cận với các thông tin tuyên truyền phòng, chống các bệnh ký sinh trùng; 100% các trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ bệnh tiến hành được các hoạt động phòng, chống bệnh giun truyền qua đất, bệnh sán lá gan lớn, bệnh giun sán truyền qua thức ăn và báo cáo kết quả thực hiện; 100% cán bộ ở các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được đào tạo về phòng; chống bệnh ký sinh trùng. Đối tượng thực hiện là trẻ em lứa tuổi từ 24-60 tháng tuổi; lứa tuổi học sinh tiểu học từ 6-11 tuổi; phụ nữ độ tuổi sinh sản từ 15-45 tuổi...

Sơn La là tỉnh miền núi, có độ cao trung bình 600-700 m so với mực nước biển, địa hình bị chia cắt và tạo thành các vùng sinh thái. Với sinh địa cảnh của Sơn La luôn là môi trường thuận lợi cho bệnh ký sinh trùng ký sinh ở người phát triển và lưu hành. Bệnh ký sinh trùng thường gặp có một số đặc điểm giống nhau về đường lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ nên được chia theo nhóm bệnh như: Bệnh giun truyền qua đất bao gồm giun đũa, giun tóc, giun móc. Bệnh sán lá truyền qua thức ăn như sán lá gan, sán lá phổi, sán lá ruột. Bệnh lây truyền từ động vật sang người như bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn; bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo; bệnh ấu trùng giun đầu gai; bệnh giun lươn, giun xoắn...

Năm 2020, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương phối họp với ngành Y tế Sơn La điều tra tỷ lệ nhiễm giun sán cho học sinh tiểu học tại 4 điểm trường thì tỷ lệ nhiễm giun chung 12,3%, giun tóc 9,01%, giun kim 1,64%, giun đũa 1,22%, sán 0,4%...

Mặc dù công tác phòng, chống bệnh ký sinh trùng tại Sơn La đã được quan tâm, tuy nhiên chưa mang tính tổng thể, toàn diện chỉ mới tập trung vào hoạt động tẩy giun tại cộng đồng kết hợp với hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng. Hoạt động điều trị chủ yếu tại các cơ sở y tế khi người bệnh đến khám được phát hiện hoặc có các tổn thương của cơ quan phủ tạng, do người dân tự mua thuốc tẩy giun...

Nguyễn Cường

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Trồng hơn 5.000 cây xanh ở khu vực biên giới Đắk Lắk

Trồng hơn 5.000 cây xanh ở khu vực biên giới Đắk Lắk

Ngày 17/5, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ phát động trồng 5.000 cây xanh ở Tiểu đoàn Huấn luyện. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hưởng ứng chương trình "Vì một biên giới xanh".

Xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững vùng dân tộc thiểu số

Tại Sóc Trăng, sự chung tay của các cấp, ngành, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh đã tạo ra sức lan tỏa trong thực hiện hoạt động nhân đạo, trợ giúp người khó khăn, yếu thế; qua đó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống, đồng thời xây dựng cộng đồng nhân ái bền vững.

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Ngày 16/5, tại xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc (Hòa Bình), Bộ Tư lệnh Quân khu 3 phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức trao tặng phòng học máy vi tính cho Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đoàn Kết; tặng quà đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hoạt động nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Tiếp tục xuất hiện động đất độ lớn 4.0 tại Mường Chà, Điện Biên

Tiếp tục xuất hiện động đất độ lớn 4.0 tại Mường Chà, Điện Biên

Thông tin từ Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Các Khoa học Trái đất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), vào lúc 14 giờ 16 phút 4 giây, ngày 16/5, tại khu vực Mường Chà, Điện Biên đã tiếp tục xảy ra trận động đất có độ lớn 4.0. Tâm chấn nằm tại tọa độ 21,735 độ vĩ Bắc - 103,133 độ kinh Đông, độ sâu chấn tiêu khoảng 16.1 km. Các chuyên gia đánh giá, cấp độ của trận động đất này không gây rủi ro thiên tai. Trước đó, khu vực này đã xảy ra trận động đất có độ lớn 5.0; độ rủi ro thiên tai cấp 2. Người dân vùng tâm chấn cảm nhận rõ ràng rung lắc mạnh khi xảy ra động đất.

Thúc đẩy các giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn voi

Thúc đẩy các giải pháp bền vững trong công tác bảo tồn voi

Ngày 16/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Tổ chức Động vật châu Á (Animals Asia Foundation - AAF), Trường Đại học Tây Nguyên phối hợp với Trung tâm Bảo tồn voi, Cứu hộ động vật và Quản lý bảo vệ rừng tỉnh Đắk Lắk tổ chức tọa đàm “Phúc lợi động vật trong hoạt động giải trí - Câu chuyện voi nuôi nhốt”.

Hỗ trợ cây giống, giúp hộ nghèo vùng biên giới phát triển kinh tế

Hỗ trợ cây giống, giúp hộ nghèo vùng biên giới phát triển kinh tế

Ngày 16/5, tại xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Tỉnh đoàn, UBND huyện Tuy Đức và chính quyền địa phương tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và trao tặng cây mắc ca giống cho các hộ nghèo ở xã.

Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc phòng chống đuối nước ở trẻ em

Triển khai đồng bộ, hiệu quả việc phòng chống đuối nước ở trẻ em

Ngày 16/5, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai ngay các biện pháp phòng chống đuối nước ở trẻ em. Đây là việc làm cần thiết, cấp bách trong bối cảnh học sinh đang chuẩn bị nghỉ hè và thời tiết đang vào cao điểm nắng nóng.

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP Hồ Chí Minh

Đưa sản phẩm đặc trưng của đồng bào dân tộc Cao Bằng đến với TP Hồ Chí Minh

Ngày 16/5, Chương trình Tuần hàng giới thiệu sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Cao Bằng tại TP Hồ Chí Minh năm 2025 do Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP Hồ Chí Minh (ITPC) tổ chức, đã khai mạc tại Showroom Xuất khẩu (92 - 96 Nguyễn Huệ), Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hòa Bình chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ

Hòa Bình chủ động phòng, chống thiên tai mùa mưa lũ

Tuy mới bước vào mùa mưa lũ, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã xuất hiện các hình thái thời tiết cực đoan. Hiện tượng dông lốc xảy ra trên hầu hết các địa phương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Khan hiếm bất thường, giá cát xây dựng tại Đắk Nông tăng mạnh

Khan hiếm bất thường, giá cát xây dựng tại Đắk Nông tăng mạnh

Hơn 1 tuần nay, giá cát xây dựng tại tỉnh Đắk Nông tăng đột biến khiến nhiều nhà thầu xây dựng điêu đứng. Theo một số doanh nghiệp vận tải, nguyên nhân chính là do các mỏ cát đóng cửa hoặc chỉ bán ra thị trường với số lượng rất hạn chế, bằng khoảng 20 – 30% so với trước đây.

Xóa nhà tạm: Mang lại niềm vui cho người dân nghèo vùng biên giới

Xóa nhà tạm: Mang lại niềm vui cho người dân nghèo vùng biên giới

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Bình Phước đã hoàn thành mục tiêu vào ngày 30/4, mang đến những thay đổi tích cực và niềm vui lớn cho người dân, đặc biệt là những người ở vùng biên giới. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chương trình đã thể hiện tinh thần triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm mang lại chỗ ở ổn định, khang trang cho nhiều hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Sạt lở đất tại Sa Pa khiến 1 người tử vong

Sạt lở đất tại Sa Pa khiến 1 người tử vong

Theo UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, vào lúc 4 giờ 40 phút sáng 15/5, tại tổ dân phố số 3, phường Cầu Mây, thị xã Sa Pa đã xảy ra vụ sạt đất, làm sập 1 nhà của người dân, khiến 1 người tử vong.

Cao Bằng ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Cao Bằng ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi bùng phát

Thời gian gần đây, tại tỉnh Cao Bằng tiếp tục phát sinh các ổ dịch tả lợn châu Phi. Địa phương đang khẩn trương triển khai biện pháp khoanh vùng, xử lý, ngăn chặn không để dịch bệnh bùng phát, gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Cảnh báo trục lợi chờ đền bù cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

Cảnh báo trục lợi chờ đền bù cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum

Sau khi nắm bắt thông tin về dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, khoảng từ đầu tháng 4/2025 tới nay, tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi một số hộ dân đã trồng xen cây huỳnh đàn với các loại cây khác như cây keo, chuối, cau trên đất lâm nghiệp nhằm trục lợi từ dự án.

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Phú Yên nỗ lực hoàn thành sớm chương trình xóa nhà tạm

Với sự nỗ lực của các địa phương và ban, ngành, đoàn thể, đến nay, số lượng nhà khởi công trong chương trình xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn tỉnh Phú Yên đạt hơn 80%. Trong đó, có 4/9 huyện, thị xã, thành phố đã hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, dột nát. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình sớm hơn so với kế hoạch đề ra.

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Những mái ấm giữa đá núi biên cương

Trên hành trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, tỉnh Hà Giang đang từng bước hiện thực hóa cam kết “không để ai bị bỏ lại phía sau” bằng những hành động thiết thực, đầy tính nhân văn. Một điểm sáng nổi bật là chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, cận nghèo và người có công, một chủ trương lớn do Thủ tướng Chính phủ phát động được tỉnh triển khai sâu rộng, quyết liệt và hiệu quả.

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Cây chè Shan tuyết - 'tài sản xanh' của đại ngàn Tây Côn Lĩnh

Trên độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển, nơi dãy Tây Côn Lĩnh sừng sững vươn mình giữa trời mây, những gốc chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Cao Bồ (huyện Vị Xuyên) vẫn xanh tốt giữa sương gió đại ngàn. Từ những cây chè hàng trăm năm tuổi ấy, người Dao Cao Bồ đang từng bước đánh thức tiềm năng nông nghiệp đặc sản, phát triển kinh tế xanh và xây dựng mô hình du lịch bản địa gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng núi Cao Bằng

Tại các xã miền núi của tỉnh Cao Bằng, nhiều hộ dân đã có thêm nguồn thu nhập ổn định nhờ chuyển đổi một số diện tích đất canh tác sang trồng cây gai xanh. Việc phát triển vùng trồng loại cây gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo nhiều triển vọng cho người nông dân vùng sâu vùng xa.