Đồng hành cùng người dân vùng biên phát triển kinh tế, gắn kết tình quân dân

Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp đã bảo vệ bình yên nơi biên cương, luôn gần gũi, giữ mối quan hệ gắn kết với nhân dân.

Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp thăm, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thông Bình, huyện Tân Hồng từ mô hình “Hũ gạo tình thương”. Ảnh tư liệu: Nhựt An/TTXVN

Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp thăm, tặng quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Thông Bình, huyện Tân Hồng từ mô hình “Hũ gạo tình thương”. Ảnh tư liệu: Nhựt An/TTXVN

Đơn vị còn tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, sẻ chia khó khăn, vất vả trong cuộc sống của người dân; góp phần gắn kết tình quân dân, huy động được sức dân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới.

Giúp người dân ở khu vực biên giới phát triển kinh tế

Với nhiều người lớn tuổi, đặc biệt có hoàn cảnh khó khăn như bà Lê Thị Bớt (ở xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự), cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bình Thạnh luôn gần gũi như người thân trong gia đình. Không chỉ hỗ trợ lương thực, thực phẩm hằng tháng, Bộ đội Biên phòng còn thường xuyên đến thăm hỏi, động viên về mặt tinh thần.

Bà Lê Thị Bớt chia sẻ, đã lớn tuổi, sức khỏe yếu nên bà không thể lao động. Do đó, cuộc sống của bà nhờ vào sự hỗ trợ từ lực lượng Biên phòng. Bà thường xuyên được các cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bình Thạnh đến thăm, tặng gạo, rau củ…

Trước đây, cuộc sống của gia đình ông Nguyễn Minh Trí (xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự) rất khó khăn vì ít đất canh tác, lại không có nghề nghiệp ổn định. Hiện nay, kinh tế gia đình ông khá hơn và đã tích lũy nuôi được 4 con bò. Ông Nguyễn Minh Trí cho biết, được sự tư vấn, hỗ trợ từ Đồn Biên phòng Bình Thạnh, ông chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi bò theo mô hình tuần hoàn khép kín, tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường. Mô hình không chỉ góp phần giúp gia đình ông thoát nghèo mà còn giúp nhiều hộ dân ở khu vực biên giới phát triển kinh tế.

Theo Thiếu tá Đặng Thành Phúc, Chính trị viên Đồn Biên phòng Bình Thạnh, đơn vị luôn quan tâm, nắm tình hình của những gia đình (thuộc địa bàn quản lý của Đồn) gặp hoàn cảnh khó khăn. Từ đó, động viên, định hướng để người dân thực hiện những mô hình kinh tế phù hợp như nuôi lươn, ốc, trồng bông súng kết hợp nuôi cá… Đơn vị cũng phối hợp với Hội Nông dân địa phương hỗ trợ vật nuôi, cây trồng, tạo điều kiện cho người làm ăn. Đối với những người già neo đơn, người đau ốm, bệnh tật, đơn vị trích một phần quỹ hằng tháng để hỗ trợ.

Đại diện Đồn Biên phòng Bình Thạnh đến thăm, hỗ trợ ông Nguyễn Minh Trí ở xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản. Ảnh: TTXVN phát

Đại diện Đồn Biên phòng Bình Thạnh đến thăm, hỗ trợ ông Nguyễn Minh Trí ở xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự thực hiện mô hình nuôi bò sinh sản. Ảnh: TTXVN phát

Hằng năm, các Đồn Biên phòng phối hợp với UBND, Ủy ban MTTQ các địa phương tổ chức “Ngày hội Biên phòng toàn dân”. Hoạt động này trở thành phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong toàn tỉnh hướng về biên giới. Trong 5 năm qua, thông qua những nguồn lực huy động từ “Ngày hội Biên phòng toàn dân”, Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp đã xây dựng, đưa vào sử dụng nhiều công trình nước sạch vùng biên; hỗ trợ xây dựng hàng trăm căn nhà cho người nghèo; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân cùng nhiều hoạt động khác với tổng trị giá hơn 20 tỷ đồng.

Giữ vững mối quan hệ đoàn kết, gắn bó quân dânĐại tá Nguyễn Văn Minh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo sâu sát, kịp thời các Đồn Biên phòng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các huyện, thành phố biên giới để triển khai thực hiện hiệu quả những nội dung của “Ngày Biên phòng toàn dân” nhằm huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh trật tự ở biên giới. Đơn vị đã vận động được nhiều nguồn lực hướng về biên giới, hỗ trợ về tinh thần, vật chất và các công trình an sinh xã hội. Các hoạt động của “Ngày hội Biên phòng toàn dân” tạo nên sức mạnh cả về vật chất và tinh thần, động viên cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng và nhân dân khu vực biên giới tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới.

Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp thực hiện nhiều chương trình, phong trào, mô hình gắn với giải quyết an sinh xã hội cho nhân dân biên giới. Điển hình như: Năm 2024, từ mô hình “Hũ gạo tình thương”, đơn vị đã tặng gạo, tiền mặt cho nhiều gia đình nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người già neo đơn với tổng số tiền hơn 76 triệu đồng và 5.760 kg gạo. Mô hình “Nâng bước em đến trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” hỗ trợ học bổng cho 52 học sinh, tổng trị giá 294 triệu đồng. Đơn vị duy trì có hiệu quả hoạt động của các Phòng khám quân - dân y kết hợp; chương trình “Xuân biên giới - Tết yêu thương”… Từ đó, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc, giữ vững mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Bộ đội Biên phòng với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Minh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp, thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng nền Biên phòng toàn dân, thế trận Biên phòng toàn dân vững mạnh. Đơn vị đẩy mạnh thực hiện “Ngày hội Biên phòng toàn dân”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh. Cùng với đó, đơn vị triển khai đồng bộ các biện pháp công tác Biên phòng, quản lý, bảo vệ an toàn hệ thống đường biên, mốc quốc giới, phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép; chủ trì và phối hợp lực lượng đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, không để tạo ra “điểm nóng” về an ninh trật tự trên địa bàn biên giới.

Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp phối hợp với Tổ tự quản đường biên, mốc giới tuần tra khu vực biên giới thuộc xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự. Ảnh tư liệu: Nhựt An/TTXVN

Bộ đội Biên phòng Đồng Tháp phối hợp với Tổ tự quản đường biên, mốc giới tuần tra khu vực biên giới thuộc xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự. Ảnh tư liệu: Nhựt An/TTXVN

Tuyến biên giới hai tỉnh Đồng Tháp - Prey veng (Vương quốc Campuchia) dài hơn 50 km. Thời gian qua, tình hình an ninh trật tự khu vực biên giới ổn định; trong đó, có đóng góp không nhỏ của nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức thành lập, củng cố và duy trì hoạt động hiệu quả hơn 20 tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới với gần 450 thành viên gắn với mô hình tổ nhân dân tự quản. Lực lượng này phối hợp với Bộ đội Biên phòng góp phần phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới…

Ông Trần Ngọc Liền, Tổ phó Tổ tự quản đường biên, mốc quốc giới ấp Bình Hòa Hạ (xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự) cho hay, tổ có gần 20 thành viên. Đây là lực lượng nòng cốt tuyên truyền, vận động người thân không tham gia buôn lậu, không bao che, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu. Các thành viên của tổ còn tham gia cùng lực lượng chức năng đi tuần tra, bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới./.

Có thể bạn quan tâm

Sớm giải 'cơn khát' vật liệu xây dựng

Sớm giải 'cơn khát' vật liệu xây dựng

Thời gian gần đây, tình trạng khan hiếm nguồn cung vật liệu xây dựng thông thường (cát, đá) xảy ra nghiêm trọng tại tỉnh Đắk Lắk. Điều này không chỉ làm phát sinh chi phí đầu tư cho các công trình mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ và kế hoạch hoàn thành công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhất là các dự án trọng điểm và công trình đầu tư công.

Vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Thành công hơn mong đợi

Vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp: Thành công hơn mong đợi

Dù việc sáp nhập, vận hành bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp phải thực hiện trong thời gian gấp rút “vừa chạy, vừa xếp hàng” theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm nhưng với sự đồng thuận cao của cả hệ thống chính trị, đến nay, việc sắp xếp bộ máy mới cấp phường, xã ở Ninh Thuận đã cơ bản hoàn thành, sẵn sàng hoạt động thông suốt, hiệu quả theo lộ trình.

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, có dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Các điểm chịu thiệt hại của dự án tập trung chủ yếu tại các vị trí thi công cầu, đường công vụ, bãi đầm, ruộng sản xuất và hệ thống điện lực.

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Tại Bạc Liêu, rất nhiều khâu trong canh tác lúa được máy móc hỗ trợ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác lúa vừa giúp nông dân giảm công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận. Đây là cơ sở để tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày 24/6, Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ VI (giai đoạn 2020-2025). Đại hội cũng xác định, giai đoạn 2025-2030, đồng bào công giáo Nghệ An tiếp tục cùng toàn dân “đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Sáng 24/6, tại Hội nghị sơ kết triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 2.740 căn nhà, đạt 100% kế hoạch đề ra, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành 1.312 căn phát sinh, phấn đấu đến ngày 31/10 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nông dân Ninh Thuận đang chứng minh sự linh hoạt và quyết tâm bằng cách chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ những diện tích đất lúa kém sản xuất hiệu quả và vườn tạp, giờ đây đã hình thành các vùng cây trồng cạn, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cũng như tránh tình trạng tăng giá, khan hàng, UBND tỉnh Đắk Nông vừa cấp phép khai thác khoáng sản và nâng công suất khai thác một số mỏ đá xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, đưa ra đấu giá nhiều mỏ khoáng sản; trong đó, có đá, cát xây dựng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng như cát, đá tăng mạnh.

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

Những năm qua, với sự chung tay của các cấp Hội Phụ nữ, chương trình "Mẹ đỡ đầu" ở Bến Tre đã trở thành "điểm tựa", nơi lan tỏa yêu thương thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, những mẹ đỡ đầu còn trở thành người bạn đồng hành, dìu dắt các em từng ngày, tiếp thêm niềm tin và nghị lực, để các em mạnh mẽ vượt qua mất mát, mở ra tương lai rộng mở hơn.

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đang là hướng đi mà nhiều chủ thể sản xuất đang tiếp cận thị trường hiện nay. Với hình thức này các sản phẩm OCOP đã lan tỏa rộng rãi tới người tiêu dùng và gia tăng doanh thu cho các chủ thể sản xuất ở Nghệ An.

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).