Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11:

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù

Thắp sáng ước mơ cho những đứa trẻ trên đỉnh Hò Lù
Điểm trường Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng) Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Điểm trường Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng)
Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Hò Lù vẫn lắm gian truân

Cách trung tâm xã Xuân Trường hơn 5 km, nhưng để lên đến Hò Lù các thầy cô giáo phải đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ, vượt qua con đường lởm chởm đá, dốc quanh co. Con đường đó đã in dấu chân của cô giáo Mông Thị Tiệp bao tháng ngày lên non vận động học sinh ra lớp. Khi đặt vấn đề, chúng tôi muốn lên Hò Lù, cô giáo Tiệp nhận lời ngay và hỏi đi hỏi lại “Các bạn có đi bộ lên núi được không?”.

Trên đường lên Hò Lù, chúng tôi ngỏ ý viết về hành trình đưa con chữ lên Hò Lù của cô Tiệp, cô bảo: Cô sắp nghỉ hưu rồi. Hãy viết về các thầy giáo, cô giáo cắm bản ở Hò Lù đã gần 10 năm nay – những người đã dành cả thanh xuân để gieo chữ, họ mới là những người cần động viên, chia sẻ nhiều nhất.

Dọc đường lên núi, cô Tiệp kể, trước khi về làm Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở xã Khánh Xuân (huyện Bảo Lạc), cô Tiệp đã từng có thời gian lên vận động học sinh ra lớp và dạy học ở Hò Lù. Cô giáo cho biết, cuộc sống của đồng bào Dao ở Hò Lù rất khó khăn. Ở đây thiếu nước, thiếu điện và thiếu luôn cả cái cái ăn, cái mặc. Những hủ tục lạc hậu vẫn đeo bám người dân nơi đây. Thanh niên ở xóm này lấy vợ, lấy chồng từ 13, 14 tuổi, rất ít người đi học nên cái nghèo, cái đói vẫn đeo đẳng họ từ năm nay qua năm khác.

Trên đỉnh Hò Lù, những nếp nhà gỗ nằm vắt ngang ngọn núi, khép nép như người dân nơi đây khi nhìn thấy có người lạ. Cô Tiệp dẫn chúng tôi đến nhà trưởng xóm Hò Lù Chào Vần Quẩy. Anh Quẩy cho biết, xóm có 31 hộ dân với trên 200 nhân khẩu, 100% là dân tộc Dao. Trước đây, người dân không biết chữ nên làm việc gì cũng khó. Khi các thầy cô giáo đem cái chữ về, một số người biết đọc, biết viết và biết được những điều hay lẽ phải, các tập tục lạc hậudần được xóa bỏ. Hò Lù chưa có điều kiện để phát triển về kinh tế nhưng người dân đã biết áp dụng kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất cho cây ngô, cây lạc. Khi có người bị ốm, họ đã đưa xuống bệnh viện để uống thuốc chữa bệnh chứ không mời thầy về cúng như trước đây...

Thầy giáo Hoàng Văn Duy hướng dẫn học sinh viết bài tại điểm trường Hò Lù, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Thầy giáo Hoàng Văn Duy hướng dẫn học sinh viết bài tại điểm trường Hò Lù, xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Những lần đi vận động học sinh ra lớp, cô Tiệp đã đến từng nhà ở Hò Lù, Lũng Quẩy, Lũng Chàm để gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh, để nghe những tâm tư của đồng bào. Cô chia sẻ, để đi bộ đến các hộ dân, các thầy cô giáo phải băng qua mấy ngọn đồi, trên con đường lởm chớm đá tai mèo. Có những lần đi cả buổi sáng mới đến được nhà một em học sinh. Chỉ có yêu nghề lắm các thầy cô giáo mới vượt qua những gian nan vất vả để mang cái chữ cho đồng bào nơi đây. Chỉ mong thêm một người biết chữ, rồi nhiều người biết chữ, cái nghèo, cái đói, những hủ tục lạc hậu nơi đây sẽ dần được xóa bỏ.

Đến nhà anh Chào Quầy Ú (người dân xóm Hò Lù), vừa gặp cô Tiệp, anh Ú tay bắt mặt mừng “Lâu lắm rồi, cô giáo chưa lên thăm bản”. Trong ngôi nhà gỗ đơn sơ, anh Ú vẫn đau đáu, khi con gái năm nay học xong lớp 9 nhưng gia đình không có điều kiện cho em xuống thị trấn để học tiếp. Ánh mắt cô Tiệp phảng phất một nét buồn. Sau nhiều năm, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám người dân nơi đây, những đứa trẻ vẫn cứ lớn lên và quay vào guồng sống thiếu thốn. Dù biết, để cái “đuổi” cái nghèo, cái khó cần sự chung tay của các cấp, chính quyền. Cô giáo Mông Thị Tiệp vẫn mong muốn anh Ú và người dân ở đây cố gắng cho con em họ được đi học. Cô nhấn mạnh “Chỉ có học, có sự hiểu biết, cuộc sống mới có thể thay đổi”.

Những thầy cô giáo trẻ ở Hò Lù

Cũng với mong muốn, mang chữ lên non để mong một ngày cuộc sống của người dân Hò Lù sẽ thay đổi, thầy giáo Hoàng Văn Duy (sinh năm 1992) đã tám năm kể từ ngày ra trường gắn bó với người dân, dạy học cho con em đồng bào Dao nơi đây.

Thầy Duy kể, năm vừa rồi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng tặng trường một téc nước để đựng nước mưa nên thầy cùng các các đồng nghiệp không phải đi gánh nước nữa. Cách đây 5 năm, lúc mới lên, vào mùa khô hạn lâu ngày, thầy phải đi hứng từng giọt nước ở khe núi, hốc đá để có nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Gặp được hôm trời mưa, thầy sẽ tận dụng mọi vật dụng để hứng nước. Thầy Duy bảo “Ở Hò Lù, mùa khô hạn bắt đầu từ tháng 8 đến hết tháng 12 hàng năm nên nước là thứ quý nhất”. Trong căn phòng của thầy Duy, những chiếc điện thoại đen trắng được treo lên ở vách tường. Thầy Duy chia sẻ, điện thoại phải treo đúng chỗ đấy mới “hứng” được sóng. Chúng em lên đây cả tuần nên treo điện thoại lên, nếu gia đình có việc đột xuất gọi mới liên lạc được.

Xóm Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Xóm Hò Lù tại xã Khánh Xuân (Bảo Lạc, Cao Bằng). Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN

Năm học 2019 - 2020, thầy Duy dạy lớp ghép 2-5 (học sinh lớp 2 và lớp 5 chung một phòng học). Nếu như dạy lớp 5, học sinh đã có những kiến thức cơ bản, đối với học sinh lớp 2, thầy giáo phải dạy những kỹ năng cơ bản về tính toán, làm văn, chính tả nên thầy giáo vất vả trong truyền đạt cũng như sử dụng phương pháp dạy học ở lớp ghép.

Người thầy giáo trẻ đó vẫn đang từng ngày miệt mài gieo mầm chữ cho các em học sinh ở Hò Lù. Khi được hỏi: “Duy có ý định xin về vùng đồng dạy học không?”, Thầy Duy trả lời mộc mạc: “Em ở đây thêm mấy năm nữa, em vẫn còn trẻ, chưa lập gia đình, đi xa một chút cũng đỡ hơn các cô đã lớn tuổi”.

Cùng với thầy Duy, điểm trường Hò Lù còn có thêm 6 giáo viên Tiểu học và hai giáo viên Mầm non. Cô giáo mầm non Lãnh Thị Thiết chia sẻ thêm, chị đã dạy học ở Hò Lù được 5 năm. Cái khó nhất là các cháu mầm non chưa biết tiếng Việt, các cô giáo mầm non vừa dạy chữ, vừa dạy các em em nói tiếng Việt.

Học sinh ở đây ba tuổi đã tự vượt núi đi học nên nhiều gia đình có phần lo ngại. Nhiều học sinh lớp 5 tuổi cũng không thể ra lớp vì các em phải đi bộ hơn 30 phút mới đến trường học. Một số em bố mẹ bắt ở nhà để phụ giúp gia đình trồng ngô, chăn bò nên các thầy cô giáo trên Hò Lù vẫn thường xuyên phối hợp với chính quyền các xóm tăng cường xuống bản để vận động học sinh ra lớp.

Hình ảnh những giáo viên hàng tuần đi bộ hơn hai tiếng đồng hồ để mang tri thức lên núi đã trở nên gần gũi với đồng bào Dao ở Hò Lù. Đó những hình ảnh đẹp nhất về các thầy cô giáo vùng sâu, vùng xa.
Chu Hiệu

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.