60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Góp sức duy trì "mạch máu" thông tin

Điện báo viên thông tấn xã Giải phóng tại Đồng Tháp Huỳnh Ngọc Tuấn (66 tuổi) vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những dòng tin của Thông tấn xã Việt Nam. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Điện báo viên thông tấn xã Giải phóng tại Đồng Tháp Huỳnh Ngọc Tuấn (66 tuổi) vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những dòng tin của Thông tấn xã Việt Nam. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Chiến tranh đã lùi xa nhưng ký ức về chiến công, những thời khắc lịch sử quan trọng của dân tộc qua những dòng thông tin được thu - phát vẫn còn in đậm trong ký ức của các điện báo viên, kỹ thuật viên của Thông tấn xã Giải phóng tại Đồng Tháp. Một cách thầm lặng, sau những dòng tin, vượt qua điều kiện thiếu thốn và cả sự hiểm nguy khi tác nghiệp giữa làn bom đạn, ngay trong lòng địch, họ đã góp sức duy trì "mạch máu" thông tin trong những năm tháng kháng chiến ác liệt, kịp thời chuyển những thông tin chuẩn xác, góp sức vào phong trào đấu tranh giải phóng đất nước.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Góp sức duy trì "mạch máu" thông tin ảnh 1Điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng tại Đồng Tháp Huỳnh Ngọc Tuấn (66 tuổi) vẫn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến những dòng tin của Thông tấn xã Việt Nam. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Ký ức những người điện báo viên Thông tấn

Ông Huỳnh Văn Khiêm (biệt danh Bảy Vũ Phong), sinh năm 1938, nguyên Phó trưởng Tiểu ban Thông tấn báo chí phụ trách điện đài tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) từ năm 1963 - 1972 là một trong những người đầu tiên đảm nhiệm vai trò điện báo viên Thông tấn xã tại tỉnh lúc bấy giờ vẫn nhớ những ngày làm việc tại Phân xã Thông tấn tỉnh Kiến Phong.

Ông Bảy cho biết, năm 1963, Phân xã Thông tấn tỉnh Kiến Phong, trực thuộc Ban Tuyên huấn ra đời tại vùng căn cứ kênh Nhất, xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười. Đây là một trong những mắt xích quan trọng trong quy trình truyền phát tin về Thông tấn xã Giải phóng. Vào những ngày đầu thành lập, thiết bị, máy móc không có, để đáp ứng được yêu cầu của công việc trong điều kiện vô cùng thiếu thốn, những điện báo viên - cán bộ kỹ thuật như ông phải cùng các “cơ công” (kỹ sư) tận dụng các linh kiện trong những chiếc radio để tái chế tạo thành máy điện đài.

Ông Bảy chia sẻ, “máy không chính quy” nên công suất thấp khoảng 3W, thêm vào đó, dây ăng-ten chỉ là dây cước lại phải ngụy trang trong các luồn cây để tránh việc địch phát hiện và dội bom. Sóng yếu, bị nhiễu tần số, người điện báo viên phải nhích từng tần số để “rà” sóng và vận dụng các giác quan để làm việc “tay viết, tai nghe, tay chỉnh”.

Điện đài gắn với tín hiệu, máy móc thu phát thông tin nên công việc của người điện báo viên cơ quan báo chí giai đoạn đó rất nguy hiểm và phải thay đổi địa điểm liên tục. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những người điện báo viên phải kiên quyết bảo vệ căn cứ và các thiết bị, bởi đó là vũ khí.

Ở tuổi 82, ông Bảy vẫn nhớ như in những khoảnh khắc vào năm Mậu Thân 1968, đeo cáp tai nghe mà máy bay trinh sát (L19) của địch bay vòng lượn trên đầu khi phát hiện ra từ trường của máy điện đài. Thời điểm đó tưởng chừng cái chết cận kề, nhưng trước khi ẩn nấp, ông cùng các đồng đội bình tĩnh thu vội dây ăng ten, cho máy vào thùng rồi nhận xuống nước giấu trong ụ đất đã đào sẵn để tránh địch phát hiện.

Mặc dù có những lúc đứt quãng, nhưng những dòng tin cổ vũ cách mạng, thông tin chỉ đạo của Khu, Trung ương Cục miền Nam vẫn được tiếp nhận kịp thời. Đặc biệt, những tin về trận đánh tại địa phương được phát đi liên tục nhằm cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc theo tinh thần “Bừng bừng khí thế tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Trung Nam Bộ”. Đáng nhớ nhất đối với ông là trận chiến thắng đánh chìm 37 tàu giặc vang dội trên kênh Nguyễn Văn Tiếp vào ngày 4/12/1967 và trận đánh ở kênh tư Gáo Giồng vào mùa nước nổi những năm 1970, quân ta dùng xuồng tấn công đồn địch địa phương, phá vòng vây chiếm lại cánh đồng…

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Góp sức duy trì "mạch máu" thông tin ảnh 2Các thế hệ phóng viên, điện báo viên Thông tấn xã Việt Nam thường trú tại tỉnh Đồng Tháp qua các thời kỳ. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Cũng là điện báo viên Thông tấn xã từ tháng 7/1972, ông Nguyễn Văn Hưởng ( sinh năm 1952, quê ở Đốc Binh Kiều, Tháp Mười) nhớ lại, năm 1974, ông nhận nhiệm vụ mới tại căn cứ huyện Lấp Vò, đây là một trong những chiến trường ác liệt của tỉnh lúc bấy giờ. Ông Hưởng nói, cái cực của anh em làm công việc này mỗi khi ra chiến trường phải vác trên vai nguyên bộ máy nặng hơn 10 kg. Khi có tin tức, anh em phải tìm chỗ ẩn nấp, kéo ăng-ten lên các tán cây, ngồi bệt xuống đất để phát tin “hỏa tốc”. Khâu quan trọng nhất trong quá trình chuyển tin là phải nhận được tín hiệu từ Thông tấn xã Giải phóng “ đầu bên kia nói được, ở đây mới phát”, ông Hưởng cho biết.

Phát huy vai trò đội quân chủ lực

45 năm đã trôi qua nhưng người điện báo viên Thông tấn xã Giải phóng tại Đồng Tháp Huỳnh Ngọc Tuấn (sinh năm 1954) vẫn nhớ mãi khoảnh khắc đón nhận tin chiến thắng, miền Nam đã hoàn toàn giải phóng vào tối 30/4/1975, tại căn cứ của Thông tấn xã ở bờ xoài kênh Đào, xã Thanh Mỹ (Tháp Mười, Đồng Tháp). Lúc đó, ông được phân công nhiệm vụ ở lại căn cứ bảo vệ trụ sở, thiết bị máy móc đảm bảo an toàn, tránh bị kẻ địch tìm cách nhân cơ hội tấn công, chiếm giữ. Trong giây phút lịch sử nhận tin cả miền Nam hoàn toàn giải phóng, niềm vui khó tả, tay vừa run run vặn volume chỉnh đài rõ nhất, có thể nghe từng tín hiệu "tít tít te te", mừng rỡ miệng cười mà nước mắt cứ giàn giụa vì hạnh phúc.

Ông Tuấn cho biết, năm 1976, phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Sa Đéc (nay là Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Đồng Tháp) được hỗ trợ máy điện đài với công suất 150W. Trong hoàn cảnh đất nước trọn niềm vui, phóng viên, điện báo viên Đồng Tháp thực hiện nhiệm vụ các tuyến thông tin xây dựng đất nước, gương người tốt việc tốt, các điển hình làm kinh tế giỏi…

Là thế hệ điện báo viên cuối cùng của Thông tấn xã Việt Nam, Nhà báo Nguyễn Văn Trí hiện là Trưởng Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Đồng Tháp cho biết, năm 1992, chuyển tin bằng hình thức phát tín hiệu morse (đánh ma-níp) “bị khai tử”. Từ đó, các hình thức chuyển phát tin theo công nghệ như fax, vi tính… dần được thay thế. Thậm chí, ngày nay, phương thức tác nghiệp bằng điện thoại trở nên thuận tiện và nhanh chóng.

"Công nghệ thay đổi đòi hỏi phóng viên Thông tấn xã Việt Nam phải nhạy bén, nắm bắt kịp thời để thực hiện tốt vai trò là cơ quan thông tin chính thống, tin cậy của Đảng, Nhà nước. Phóng viên cần sắc sảo, nhãn quan tinh tường, dấn thân, lăn lộn trong thực tiễn, nhạy bén với thời cuộc để có nhiều tác phẩm có tính “khai phá, mở đường”, đấu tranh mạnh mẽ với sự trì trệ, bảo thủ; tuyên truyền những cách làm hay, mô hình sáng tạo, những đột phá trong tư duy… theo phương châm “nhanh - đúng - trúng - hay” - Nhà báo Nguyễn Văn Trí nói.

60 năm Thông tấn xã Giải phóng: Góp sức duy trì "mạch máu" thông tin ảnh 3Ông Huỳnh Văn Khiêm (biệt danh Bảy Vũ Phong), một trong những người đầu tiên đảm nhiệm vai trò điện báo viên Thông tấn xã. Ảnh: Văn Trí - TTXVN

Nhà báo Nguyễn Văn Thi (sinh năm 1954), nguyên Trưởng Cơ quan thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại Đồng Tháp nhắn gửi, trong điều kiện gian lao nhất, các thế hệ phóng viên, điện báo viên vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ viết nên trang sử Thông tấn xã Giải phóng cũng như Thông tấn xã Việt Nam. Tiếp nối truyền thống của thế hệ nhà báo thời chiến, trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước, những người làm báo Thông tấn luôn trân quý những khó khăn của những nhà báo - chiến sĩ trong thời “mưa bom, bão đạn”, bởi đó là truyền thống của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, của Thông tấn xã Việt Nam nói riêng; đồng thời, phát huy vai trò là đội quân chủ lực đi đầu trong việc định hướng dư luận xã hội. Các cán bộ, phóng viên, biên tập viên Thông tấn xã Việt Nam phấn đấu xứng danh là thế hệ kế thừa 16 chữ vàng do Trung ương Cục miền Nam khen tặng Thông tấn xã Giải phóng năm 1968: “Cần cù dũng cảm, tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ”.

Chương Đài

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Tại khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, từ ngày 24/7, mực nước trên sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn... giảm mạnh. Tình trạng ngập lụt tại các vùng tâm lũ thuộc các xã Con Cuông, Mường Xén, Tương Dương, Mỹ Lý, Nhôn Mai... đã bớt căng thẳng, nhiều nơi nước đã rút cạn.

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, tính từ ngày 5/7 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc từ ngày 5/7 đến ngày 25/7 là 9.864 con, tổng khối lượng trên 544,3 tấn.

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị bảo vệ biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Rvê (tỉnh Đắk Lắk) còn đẩy mạnh thực hiện phương châm “Gần dân, sát dân” và nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, vào chiều tối và đêm 26 rạng sáng 27/7 đã xuất hiện lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình trạng ngập úng, sạt lở đất, đá xảy tại nhiều địa phương khiến các hộ dân phải di rời khẩn cấp.

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Đồng Nai hiện có 439 sản phẩm của 146 chủ thể được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên; trong đó,11 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP đều có chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm, bao bì sản phẩm bắt mắt.

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngày 26/7, thông tin từ Trung tâm Quản lý cửa khẩu (Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn) cho biết, đơn vị vừa nhận được thư công tác số 71-2025 ngày 25/7/2025 của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thông tin về thời gian thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh và Lối thông quan Cốc Nam.

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Từ tối 22 đến sáng ngày 23/7, ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, trên địa bàn miền núi, biên giới tỉnh Nghệ An liên tục có mưa to, cùng với nước lũ lên nhanh trên các dòng sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân.

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Thực hiện Công văn của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị cho đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động theo Công văn số 4168/BNV-CQĐP ngày 23/6/2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, xã Mỹ An Hưng, tỉnh Đồng Tháp đã đổi tên các ấp do trùng tên.

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Từ tối ngày 19/7 đến sáng ngày 23/7, do ảnh hưởng của mưa cường suất lớn, diễn ra trong nhiều giờ liền và lũ lớn trên sông Lam dâng cao vượt mốc lịch sử, tuyến quốc lộ 7 nối địa bàn các xã miền xuôi với các xã biên giới Tương Dương, Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An) đã xuất hiện hàng chục điểm ngập lụt, chia cắt giao thông nghiêm trọng trên tuyến quốc lộ trọng yếu, huyết mạch.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Sáng 25/7, phường Phan Thiết tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đây là địa phương được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng và Ban chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương chọn tổ chức điểm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025.

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Ngày 25/7, Thiếu tá Phan Đức Tâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Bộ đội biên phòng Nghệ An) cho biết: Bước đầu, đơn vị đã nắm được thông tin cơ bản về tình hình bản Cha Nga (xã Mỹ Lý) và khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại 103 hộ dân là dân tộc Thái của bản này đều an toàn về người trong đợt lũ mạnh hoành hoành nhiều xã trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An vừa qua.

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.