Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá

Nhiều năm gần đây, thực trạng nhức nhối diễn ra trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là rừng thông bị hủy hoại để chiếm đất.

Đối tượng phá rừng có nhiều thành phần: người dân tộc thiểu số địa phương phá rừng làm rẫy hoặc bán lấy tiền; người từ nơi khác tới chiếm đất xây dựng điểm kinh doanh du lịch, làm nhà nghỉ dưỡng cá nhân; các đối tượng chuyên nghiệp phá rừng chiếm đất để bán thu lợi bất chính…Chủ rừng là các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của nhà nước loay hoay trong việc cưỡng chế, giải tỏa để trồng lại rừng, trong khi các đối tượng phá rừng chiếm đất trái phép chỉ chờ cơ hội để phá hoại.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 1Ngang nhiên lấn chiếm rừng để trồng cà phê. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Người trồng - kẻ phá

Ngày 5/8, phóng viên trèo đèo, lội suối tới khu vực tiểu khu 99 thuộc địa bàn xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Khu vực này đang bị liệt vào “danh sách đen” của Chi cục Kiểm lâm tỉnh do có nhiều diện tích rừng bị phá. Mặc dù là thứ Bảy nhưng trên con dốc dựng đứng hiểm trở, ngập ngụa bùn đất chỉ có thể đi bộ hoặc xe máy chuyên dụng, hơn chục nhân viên của Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim vẫn đi trồng rừng. Họ tới một khu vực thuộc Thôn 1 để trồng lại thông non trên diện tích vừa giải tỏa do người dân phá rừng chiếm đất để trồng cây cà phê.

Ở đám rẫy bên cạnh đường, có 3 người đàn ông đang hối hả trồng, chăm sóc cây cà phê trên mảnh đất có nguồn gốc từ đất rừng. Trên đám rẫy đó, nhiều cây thông hàng chục năm tuổi đã bị ken gốc (đẽo vỏ quanh gốc) chết khô. Họ công khai làm việc của mình, không quan tâm đến những nhân viên Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim vừa đi qua. Có vẻ như diện tích này không thuộc khu vực quản lý của những nhân viên kia.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 2Một hành vi lấn chiếm đất rừng ở Lạc Dương. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Cạnh đám rẫy trên là một cánh rừng thông ba lá cổ thụ, nhiều cây đường kính một người ôm không hết. Nhưng khi phóng viên đến tận nơi quan sát thì nhận ra cánh rừng này đã bị tỉa thưa từ nhiều tháng qua. Nhiều cây đã chết khô, những cây còn lại phần lớn bị chất củi đốt cháy đen dưới gốc hoặc bị ken gốc, lá đã chuyển sang màu đỏ, nhiều cành đang khô héo. Nhiều cây thông vừa bị cưa quanh gốc, lớp mùn cưa vẫn còn tươi. Với tình trạng này, chỉ một thời gian nữa, cả rừng thông cổ thụ này sẽ chết khô, gãy đổ và trở thành đất trống, không còn chút dấu hiệu nào của rừng. Nằm xen rừng thông trên lại là một đám rẫy cây cà phê mới được trồng. Những mầm cà phê chưa kịp tươi lại, mới được trồng trước đó vài giờ.

Theo thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, từ báo cáo của Tổ bay Flycam số 01 của Chi cục, riêng xã Đạ Sar đã có tới 19 vị trí rừng bị phá và lấn chiếm đất rừng với tổng diện tích bị tác động là 5,3 ha.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 3Rừng thông hàng chục năm tuổi đã bị phá để trồng cà phê. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Cũng trên diện tích rừng thuộc các lô e, b, d khoảnh 9 Tiểu khu 99, thuộc lâm phần do Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đạ Sar quản lý, các đơn vị chức năng gồm Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương và đại diện tổ nhận khoán thời gian qua đã tổ chức giải tỏa hơn 30.700m2 đất cùng hơn 500m2 hàng rào kẽm gai. Đây là diện tích đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng phòng hộ đã bị lấn chiếm trồng cây cà phê, ngô...Sau khi giải tỏa, lực lượng chức năng đã tổ chức trồng thông non trên diện tích này. 

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 4Chủ rừng phải cưa hạ số cây thông bị lâm tặc đầu độc để trồng cây mới. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Tại văn bản số 494/KL-TTPC ngày 14/7/2023, lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, UBND xã Đạ Sar kiểm tra, xác minh 19 vị trí có biến động về rừng và đất lâm nghiệp. Qua kết quả kiểm tra, xác minh từng hiện trường, phân loại hướng xử lý và lập hồ sơ xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; báo cáo kết quả về Chi cục kiểm lâm trước 30/7/2023 để tổng hợp theo dõi và chỉ đạo kịp thời…

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 5Những cây thông cổ thụ bị lâm tặc đốt gốc. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Chỉ đạo là như vậy, nhưng cho tới ngày 8/8, ông Vũ Đình Cường, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết vẫn chưa nhận được báo cáo từ Hạt Kiểm lâm huyện Lạc Dương. Câu hỏi dư luận đặt ra ở đây là việc 5,3 ha rừng bị lấn chiếm đã xảy ra từ lâu nhưng chỉ khi lực lượng cơ động của Chi cục Kiểm lâm tỉnh kiểm tra thì mới phát hiện, giao lực lượng quản lý, bảo vệ rừng cấp dưới xác minh.

Trước đó cũng tại xã Đạ Sar, ngày 9/6/2023, phóng viên TTXVN đã thông tin việc nhiều cây thông ba lá hàng chục năm tuổi ở tiểu khu 145A bị khoan gốc, bơm hóa chất, chết đứng ngay cạnh đường lớn. Diện tích rừng thông bị đầu độc nằm cạnh các khu vực có nhiều nhà kính, khu sản xuất nông nghiệp của người dân địa phương thuộc diện quy hoạch rừng phòng hộ tự nhiên. Theo người dân địa phương, đây là khu vực đất có giá trị rất cao, lên tới 2- 3 tỷ đồng/1.000 m2, nên có thể các đối tượng đầu độc chết thông rừng để chiếm đất.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 6Những cây thông bị ken gốc đang chết dần trong 1 cánh rừng ở Lạc Dương. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Trở lại vị trí trên sau 2 tháng phản ánh vụ việc, phóng viên nhận thấy hàng chục cây thông già bị đầu độc không thể cứu được. Chủ rừng là Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim đã cưa hạ, chất đống dưới chân cánh rừng. Theo kế hoạch, chủ rừng sẽ tiến hành trồng lại thông trên đó. Nếu không bị "lâm tặc" phá nhổ, cây sinh trưởng tốt thì cũng phải mất khoảng 30-40 năm nữa mới có một cánh rừng mới như cánh rừng vừa bị hủy hoại.

Chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe

Sau khi phóng viên phản ánh hiện trạng phá rừng ở Thôn 1, xã Đạ Sar tới Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, ngày 9/8, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà là đơn vị quản lý khu vực có đám rẫy và cánh rừng trên, đã khẩn trương xác minh thông tin.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 7Lực lượng chức năng huyện Lạc Dương giải tỏa 1 khu vườn lấn chiếm đất rừng. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Ông Phạm Quang Hải, Phó Hạt trưởng cho biết, vào hồi 13 giờ 30 phút ngày 9/8/2023, đơn vị đã lập biên bản, ghi nhận hiện trường việc lấn, chiếm rừng trái pháp luật. Vị trí trên được xác định thuộc rừng phòng hộ tự nhiên ở khoảnh 1, tiểu khu 114A do Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà quản lý. Theo khoanh vẽ tại hiện trường, tổng diện tích bị lấn chiếm là 3.850 m2. Toàn bộ diện tích đã được trồng cây cà phê cao từ 20-30cm. Xung quanh khu vực bị tác động có 12 cây thông ba lá bị ken rải rác, đường kính từ 16-44cm, trong đó chỉ có 3 cây lá còn xanh. Trên diện tích đã trồng cà phê có 25 cây thông ba lá bị cưa chỉ còn gốc đã bị khô mục. Trạm Kiểm lâm Liêng Ka đã khẩn trương giải tỏa vị trí trên và đang mời người vi phạm là của ông Lơ Mu Thom My (ở Thôn 3, xã Đạ Sar) lên để làm việc. Trước đó vào tháng 12/2022, đơn vị đã từng tiến hành giải tỏa khu vực này nhưng đến nay bị lấn chiếm lại.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 8Rừng bị chặt phá bừa bãi ở huyện Lạc Dương. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Khi được hỏi tại sao chủ rừng không tổ chức trồng lại thông trên diện tích giải tỏa, ông Hải cho biết, cứ trồng thông non, lại bị các đối tượng nhổ lên, lãng phí tiền bạc và công sức. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thì những hành vi trên lại chỉ có thể xử lý vi phạm hành chính. Các đối tượng phá rừng trái phép lợi dụng kẽ hở của luật pháp để chỉ vi phạm dưới mức khởi tố hình sự.

Huyện Lạc Dương nằm ở phía Bắc, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km. Theo quy hoạch điều chỉnh các đơn vị hành chính, thời gian tới Lạc Dương sẽ sáp nhập vào thành phố Đà Lạt. Vì thế đất ở cũng như đất sản xuất đều có giá rất cao nên nhiều đối tượng đã phá rừng, chiếm đất ở các vị trí sắp có quy hoạch đắc địa. Một người dân cho biết, sau khi có thông tin tuyến đường đá đi vào Thôn 1 sẽ được đầu tư nâng cấp, mở thông từ xã Đạ Sar sang xã Lát, xã Đưng K’Nớ (đều thuộc huyện Lạc Dương), rồi nối sang tỉnh Đắk Nông, có nhiều người tìm cách lấn chiếm, mua đất dọc tuyến này. Hai bên con đường hiểm trở này, nhiều phần đất vẫn còn những cây thông cổ thụ nhưng đã được rào bằng dây kẽm gai, chôn trụ đánh dấu “chủ quyền”. Giữa những lùm cỏ dại, gốc thông cháy khô là những cây cà phê cao chưa tới một gang tay vừa được trồng xuống.

Toàn huyện Lạc Dương hiện có hơn 116.000 ha rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, chiếm trên 88% tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết diện tích rừng của Lạc Dương nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà. Đây là Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của cả nước và duy nhất ở Tây Nguyên, bao gồm vùng rừng nguyên sinh rộng lớn, là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam.

Bảo vệ rừng thông ở Lâm Đồng: Loay hoay câu chuyện người trồng - kẻ phá ảnh 9Vườn vươn tới đâu, rừng ở Đạ Sar- Lạc Dương bị phá tới đó. Ảnh: Chu Quốc Hùng - TTXVN

Việc quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Lạc Dương hiện đang được giao cho hai đơn vị là Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (trực thuộc UBND huyện) khoảng hơn 40.000 ha và Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (trực thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng) hơn 60.000 ha. Tuy nhiên, các tiểu khu được giao cho 2 đơn vị này quản lý lại đan xen và có nhiều địa bàn tiếp giáp nhau. Bởi vậy các đối tượng thường lợi dụng tình trạng này để phá rừng chiếm đất tại các vị trí tiếp giáp, khiến cho việc quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn ngày càng trở nên phức tạp. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng cũng như các chế tài chưa đủ mạnh, nhiều kẽ hở bị lợi dụng khiến cho các biện pháp xử lý những đối tượng vi phạm không đủ sức răn đe, cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế địa phương…

Chu Quốc Hùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Sáng 21/4, đại diện lãnh đạo UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể hai em học sinh mất tích khi tắm tại sông Dinh.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 21/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C. Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.