Mặc dù mới tháng 3 nhưng công trình thủy lợi Tà Cang ở thôn 4 xã Diên Bình huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã cạn đáy. Hàng chục ha cây trồng, chủ yếu là cà phê trong vùng tưới của công trình có nguy cơ hạn nặng, mất mùa cao.
Mặc dù đang vào mùa khô song những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xuất hiện những cơn mưa trái mùa trên diện rộng. Hiện tượng thời tiết bất thường này đã ảnh hưởng lớn hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhất là đối với những cây trồng đang ra hoa, kết nụ như cà phê, sầu riêng, vải thiều…
Chiều 21/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Ngô Xuân Chinh xác nhận, trên địa bàn huyện Điện Biên xuất hiện dông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.
Để bảo đảm nguồn cung và khôi phục sản xuất chăn nuôi, nhiều trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đẩy mạnh tái đàn theo hướng có kiểm soát; quan tâm phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hằng năm chịu ảnh hưởng do hạn hán, mặn xâm nhập. Mùa khô năm 2025, UBND tỉnh Sóc Trăng đã chủ động xây dựng kế hoạch chủ động ứng phó hạn, mặn xâm nhập, đảm bảo sản xuất, sinh hoạt cho nhân dân.
Tại nhiều vườn quýt hồng ở huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), quả đang dần chuyển từ màu xanh sang màu vàng cam. Năm nay, vì chịu ảnh hưởng bất lợi của thời tiết ngay từ đầu vụ nên quả quýt non rụng nhiều. Tổng sản lượng quýt hồng của huyện Lai Vung giảm hơn so với năm trước nhưng nhìn chung chất lượng quả khá tốt. Nhà vườn trồng quýt đang tích cực chăm sóc, sẵn sàng cung ứng cho thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Năm nay, qua khảo sát, đánh giá, tổng sản lượng quýt hồng toàn huyện ước đạt khoảng 2.000 - 2.500 tấn quả.
Nông dân tỉnh Đắk Lắk đang bắt đầu bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2024 - 2025, tuy nhiên tình trạng trộm cắp, chặt phá cây cà phê đang xảy ra phức tạp trên địa bàn tỉnh trong những ngày qua.
Trong những ngày qua, triều cường và mưa lớn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã gây ngập úng trên một số loại cây trồng. Ngành nông nghiệp đã thống kê được trên 120 ha cây trồng bị ngập úng do triều cường.
Trong vụ Hè Thu 2024, nông dân Tiền Giang gieo sạ gần 43.000 ha. Đến đầu tháng 10/2024, nông dân địa phương đã thu hoạch được trên 15.000 ha, năng suất bình quân đạt 58,5 tạ/ ha và sản lượng trên 89.000 tấn lúa.
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Quyết định về việc công bố hết dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp trên địa bàn các huyện: Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An từ ngày 12/8/2024.
Theo nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), công bố trên tạp chí One Earth, cây trồng chỉ hấp thụ được 12,6% trong số hàng chục triệu tấn phân lân vô cơ được sử dụng hằng năm trên thế giới. Đa số phân lân sử dụng được giữ lại trong đất.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Đến 16 giờ ngày 25/7, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 39.772,7 ha cây trồng bị ngập úng, tăng 16.614,2 ha so với ngày 24/7.
Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ có 44.541 ha diện tích cây trồng bị ngập úng, giảm 11.440 ha so với ngày 20/7; trong đó, Hà Nội 731 ha, Hà Nam 6.554 ha, Ninh Bình 9.886 ha, Nam Định 27.370 ha. Dự kiến, sau 1-2 ngày vận hành công trình tiêu úng, diện tích trên sẽ hết ngập (nếu không tiếp tục có mưa lớn).
Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chủ trương chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó ưu tiên các mô hình phát triển xanh gắn với nâng cao giá trị. Mô hình trồng tre lục trúc lấy măng đã được nhiều địa phương trong tỉnh triển khai và được người dân đánh giá cao về hiệu quả cũng như giá trị kinh tế mà cây trồng mới này mang lại.
Tỉnh Cao Bằng đã công bố dịch châu chấu tre gây hại trên trên cây rừng và cây trồng nông nghiệp ở huyện Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An từ ngày 7/6. Đến nay, diện tích bị nhiễm là trên 856 ha, tăng 339 ha từ khi công bố dịch. Ngành chức năng và nông dân các địa phương đang tăng cường các giải pháp dập dịch châu chấu gây hại.
Mùa khô năm 2024 tại Đồng Nai nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài khiến nhiều khu vực sản xuất nông nghiệp bị mất năng suất, nhiều loại cây trồng suy kiệt. Ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ cây trồng chống chọi với nắng nóng, khô hạn như: bón phân, tưới nước; trong đó, xác định giải pháp bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu là cần sản xuất theo hướng tuần hoàn, bảo vệ môi trường, bảo vệ đất và nguồn nước.
Bình Phước đang thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực nhằm đảm bảo sức khỏe cây trồng, nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và gia tăng đa dạng sinh học. Đồng thời, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp với nhiều vấn đề quan trọng như: sức khỏe đất, nước, phát thải khí nhà kính; sử dụng hiệu quả vật tư sản xuất nông nghiệp, bảo vệ sức khỏe con người; nâng cao nhận thức cho người nông dân về sức khỏe cây trồng.
Năm nay, tỉnh Đồng Tháp chuyển đổi hơn 10 nghìn ha đất trồng lúa sang cây trồng khác; trong đó, diện tích chuyển đổi sang cây hàng năm 6.998 ha, cây lâu năm 1.500 ha và chuyển sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản 13 ha.
Do tình trạng hạn hán kéo dài, hơn 2.100 ha cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng bị ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng bình thường. Đây là thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng cho biết ngày 27/3.
Trước nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước tưới cho cây trồng, ngành chức năng trong tỉnh Kon Tum đang tăng cường quản lý nguồn nước ở các hồ đập thuỷ lợi và điều tiết, sử dụng nước khoa học, tiết kiệm để phòng chống hạn.
Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình thủy lợi Đắk Nông vừa phối hợp với ngành chức năng 2 huyện Đắk Mil, Krông Nô và một số đơn vị liên quan lên phương án điều tiết nguồn nước tại các công trình thủy lợi để phục vụ chống hạn cho khoảng 1.500 ha cây trồng.
Mặc dù gặp những khó khăn chung về kinh tế-xã hội, song tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản, với mức gần 700 triệu USD. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ vùng nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cho biết, đêm về sáng ngày 14/11, do gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng đạt ngưỡng cực đại kéo theo nhiệt độ các khu vực trong tỉnh đồng loạt giảm xuống mức thấp nhất. Người dân trên các địa bàn vùng cao của Lào Cai đang tích cực triển khai biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Hàng chục hộ dân ở hai xã H’ra và Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt lở, làm mất diện tích cây trồng và ảnh hưởng đến môi trường sống .Theo người dân, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác đá của Công ty Cổ phần Đá Mang Yang Trang Đức tại khu vực này.
Với mong muốn bảo tồn và phát huy tiềm năng, thế mạnh cây sâm Nam núi Dành - “sản vật quý” ở địa phương, chị Nguyễn Thị Kim Dung (sinh năm 1986), Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang dành nhiều tâm huyết cho cây trồng này.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, ước tính trong năm 2023 tỉnh sẽ có gần 8.300 ha chuyển đổi cây trồng từ đất trồng lúa sang cây trồng hàng năm và cây ăn quả; trong đó, chuyển đổi sang cây hàng năm là gần 7.600 ha và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm là 656 ha.
Trận mưa lớn kéo dài đến rạng sáng 30/9, khiến nhiều ngôi nhà cùng hàng trăm ha cây trồng, nhiều vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Phước bị ngập sâu, gây thiệt hại nặng nề.
Theo ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện có hơn 845.000 ha đất sản xuất nông nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao thuộc nhóm mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Đây là điểm mạnh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trong và ngoài nước.