Chủ động, linh hoạt thực hiện chính sách để giảm nghèo bền vững

Những năm qua, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn (Lai Châu) thực hiện lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo và tận dụng tối đa nguồn lực của Trung ương, của tỉnh để đầu tư hiệu quả, giúp người dân từng bước thoát nghèo.

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, tỷ lệ hộ nghèo ở huyện giảm nhanh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng nâng lên, góp phần xây dựng địa phương ngày càng phát triển, giàu mạnh.

lc-1.jpg
Nhờ các nguồn hỗ trợ, nhiều hộ dân của huyện Nậm Nhùn đã vươn lên thoát nghèo xây dựng được những ngôi nhà mới khang trang. Ảnh: Quý Trung/ TTXVN

Vận dụng linh hoạt các chính sách

Huyện Nậm Nhùn có 11 xã, thị trấn, 69 bản và 11 dân tộc cùng sinh sống với dân số khoảng 30.000 người; đường biên giới dài hơn 24,6km, địa hình chia cắt, giao thông đi lại khó khăn. Đồng bào dân tộc thiểu số có điểm xuất phát thấp, trình độ dân trí không đồng đều, việc áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống, giai đoạn 2016-2020, huyện thực hiện tốt công tác giảm nghèo bằng việc vận dụng linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo như: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới… để đầu tư hạ tầng, hỗ trợ trực tiếp, gián tiếp cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên.

lc-2.jpg

Nhiều hộ được hỗ trợ đầu tư để chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế góp phần tăng thu nhập vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Quý Trung/ TTXVN

Giai đoạn 2021-2025, giải ngân kế hoạch vốn ngân sách Trung ương đạt gần 588 tỷ đồng (vốn đầu tư hơn 450 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 138 tỷ đồng). Nguồn vốn này được huyện dành đầu tư giao thông, thủy lợi, nước sạch; hỗ trợ phát triển sản xuất như giống, máy móc cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc xã, bản đặc biệt khó khăn.

Huyện lồng ghép, triển khai đồng bộ, kịp thời chính sách an sinh xã hội và trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn… Nhờ đó, tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo.

lc-3.jpg

Nhiều hộ dân có điều kiện chăn nuôi tập trung góp phần nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Quý Trung/ TTXVN

Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn Hà Văn Sơn cho biết, huyện phát huy vai trò Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 cũng như tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể để triển khai tốt các nội dung để thực hiện giảm nghèo. Huyện triển khai đồng bộ các bước, trình tự, thủ tục thiết lập dự án, có sự tham gia ý kiến, đồng thuận của người dân. Quá trình thực hiện có sự giám sát, giúp đỡ cho người dân nắm vững kiến thức, tay nghề, triển khai đúng tiến độ, yêu cầu dự án đề ra.

Các địa phương chủ động triển khai lồng ghép nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, giảm nghèo bền vững; việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi và nhân rộng mô hình giảm nghèo ngày càng hiệu quả. Nhờ vậy, huyện thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh hộ nghèo.

Nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí thoát nghèo

Để nâng cao nhận thức người dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia, huyện Nậm Nhùn chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nội dung thông qua hội nghị, lồng ghép buổi họp, phát tờ rơi, băng rôn, tuyên truyền miệng để nhân dân hiểu, nắm rõ và cùng tham gia.

Giai đoạn 2021-2025, các cấp, ngành, địa phương tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ và tích cực tham gia đóng góp hiện vật, sức lao động quy đổi ra tiền là gần 18,8 tỷ đồng, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

lc-4.jpg
Nhiều hộ nghèo, cận nghèo đã thay đổi tư duy, tập quán về chăn nuôi giúp phát triển kinh tế. Ảnh: Quý Trung/ TTXVN

Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Nậm Nhùn Nguyễn Đức Hiền cho biết, cùng với triển khai hiệu quả các nguồn vốn giảm nghèo, huyện đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; vận động bà con tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa cây, con giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào nuôi trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Địa phương tận dụng tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động để xây dựng mô hình kinh tế V.A.C, V.A.C.R, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Huyện tạo điều kiện cho người dân được vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm với lãi suất thấp; quan tâm công tác đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn, giúp người dân nâng cao tay nghề áp dụng trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh.

Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác giảm nghèo, cùng sự hỗ trợ chính sách của Nhà nước, đa số các hộ dân trên địa bàn huyện, nhất là hộ nghèo, cận nghèo đã nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo bền vững.

Gia đình bà Lò Thị Yếm (bản Pá Bon, xã Nậm Pì) được hưởng hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Bà Yếm cùng 3 hộ khác được hỗ trợ 50 con lợn đen giống địa phương. Quá trình chăn nuôi, bà cùng các hộ luôn tuân thủ quy trình chăm sóc, phòng bệnh. Hiện đàn lợn của gia đình phát triển tốt, chuẩn bị xuất chuồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định để gia đình bà trang trải cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.

Ông Pàn Văn Chơn ở bản Pá Bon chia sẻ, hoàn cảnh gia đình ông từng rất khó khăn do thiếu vốn, kinh nghiệm sản xuất. Được Nhà nước hỗ trợ sinh kế từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, gia đình ông mạnh dạn phát triển mô hình nuôi trâu, kết hợp trồng cây ăn quả. Đến nay, đàn gia súc của gia đình ông đã có 20 con, các loại cây ăn quả khác phát triển tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định từ 80 - 100 triệu đồng/năm.

lc-5.jpg
Các dự án hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Quý Trung/ TTXVN

Hai xã Nậm Pì, Nậm Hàng và thị trấn Nậm Nhùn đang là 3 địa phương được đánh giá tiêu biểu trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững hiệu quả. Huyện phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án chăn nuôi gia súc như nuôi dê, nuôi bò sinh sản. Các dự án được triển khai đều đảm bảo quy hoạch phát triển, sản xuất tại địa phương; giúp các hộ dân thêm điểm tựa phát triển kinh tế, thoát nghèo nhanh, bền vững.

Việc chăn nuôi, trồng trọt được người dân xã Nậm Pì thực hiện khoa học, hợp lý, tận dụng tối đa lợi thế đất đai của địa phương. Những mô hình kinh tế tổng hợp đạt thu nhập từ 70 - 80 triệu đồng/năm xuất hiện ngày càng nhiều.

Chủ tịch UBND xã Nậm Pì Vũ Văn Thân cho hay, các nội dung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng nông thôn, miền núi, nâng cao đời sống người dân. Quá trình tổ chức thực hiện các tiểu dự án đều được người dân đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã năm 2024 giảm còn 48,21%; thu nhập bình quân của người dân đạt 25 triệu đồng/người/năm”.

Có thể khẳng định, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 ở huyện Nậm Nhùn đã từng bước tạo tiền đề giúp người dân thay đổi nhận thức trong phát triển sản xuất, làm kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, góp phần giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn huyện giảm trung bình 4% mỗi năm, hiện còn 26,15%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 37 triệu đồng/người/năm 2024; 3/10 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới là các xã Pú Đao, Mường Mô, Lê Lợi./.

Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, có dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Các điểm chịu thiệt hại của dự án tập trung chủ yếu tại các vị trí thi công cầu, đường công vụ, bãi đầm, ruộng sản xuất và hệ thống điện lực.

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Tại Bạc Liêu, rất nhiều khâu trong canh tác lúa được máy móc hỗ trợ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác lúa vừa giúp nông dân giảm công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận. Đây là cơ sở để tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày 24/6, Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ VI (giai đoạn 2020-2025). Đại hội cũng xác định, giai đoạn 2025-2030, đồng bào công giáo Nghệ An tiếp tục cùng toàn dân “đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Sáng 24/6, tại Hội nghị sơ kết triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 2.740 căn nhà, đạt 100% kế hoạch đề ra, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành 1.312 căn phát sinh, phấn đấu đến ngày 31/10 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nông dân Ninh Thuận đang chứng minh sự linh hoạt và quyết tâm bằng cách chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ những diện tích đất lúa kém sản xuất hiệu quả và vườn tạp, giờ đây đã hình thành các vùng cây trồng cạn, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cũng như tránh tình trạng tăng giá, khan hàng, UBND tỉnh Đắk Nông vừa cấp phép khai thác khoáng sản và nâng công suất khai thác một số mỏ đá xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, đưa ra đấu giá nhiều mỏ khoáng sản; trong đó, có đá, cát xây dựng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng như cát, đá tăng mạnh.

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

Những năm qua, với sự chung tay của các cấp Hội Phụ nữ, chương trình "Mẹ đỡ đầu" ở Bến Tre đã trở thành "điểm tựa", nơi lan tỏa yêu thương thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, những mẹ đỡ đầu còn trở thành người bạn đồng hành, dìu dắt các em từng ngày, tiếp thêm niềm tin và nghị lực, để các em mạnh mẽ vượt qua mất mát, mở ra tương lai rộng mở hơn.

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đang là hướng đi mà nhiều chủ thể sản xuất đang tiếp cận thị trường hiện nay. Với hình thức này các sản phẩm OCOP đã lan tỏa rộng rãi tới người tiêu dùng và gia tăng doanh thu cho các chủ thể sản xuất ở Nghệ An.

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.