Cửa ngõ Tây Nam vươn mình: Động lực mới, cơ hội mới

Với lợi thế là cửa ngõ đường bộ quốc tế lớn nhất phía Nam, có đường biên giới dài gần 240km giáp Campuchia, Tây Ninh không chỉ là đầu mối giao thông, trung chuyển hàng hóa dịch vụ, du lịch, thương mại giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mekong mà còn có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh. Với lợi thế này, Tây Ninh tập trung phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông kết nối vùng, góp phần lan tỏa, phát triển trục hành lang đô thị, công nghiệp của tỉnh và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

vna_potal_tay_ninh_don_doc_doanh_nghiep_lap_dat_tram_quan_trac_moi_truong_tu_dong_7414330.jpg
Hệ thống thu gom xử lý nước thải thuộc Nhà máy xử lí nước thải Khu công nghiệp Thành Thành Công, xã An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: Minh Phú - TTXVN

Khơi thông hành lang công nghiệp

Theo các chuyên gia, Tây Ninh nằm trên đoạn cuối của hành lang Xuyên Á, kết nối đến các cửa ngõ quốc tế của toàn vùng như: sân bay quốc tế Long Thành, Cảng Cái Mép – Thị Vải, Thành phố Hồ Chí Minh… là nền tảng thu hút các tập đoàn lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, châu Âu đến Tây Ninh đầu tư.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Dương Văn Thắng cho biết, hoạt động của các khu công nghiệp tại tỉnh thời gian qua đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tiêu thụ sản phẩm, tạo nguồn thu. So với các tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về tốc độ phát triển công nghiệp, Tây Ninh đang có lợi thế so sánh rất lớn về tiềm năng để thu hút đầu tư dài hạn.

Hiện Tây Ninh có 6 khu công nghiệp đang hoạt động, đã được lấp đầy gần 80% diện tích. Quỹ đất công nghiệp có thể triển khai ngay là trên 800 ha, có khả năng tiếp nhận các dự án có quy mô diện tích lớn, với hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận lợi, chi phí đầu tư hợp lý so với các địa phương trong khu vực.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tây Ninh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra mục tiêu cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn đến năm 2025 như: công nghiệp – xây dựng tỉ trọng 51 – 52%, dịch vụ 32 – 33%; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn từ 36% trở lên so với GRDP; chỉ số sản xuất công nghiệp cũng tăng bình quân 15,5% trở lên.

Để đạt được mục tiêu này, Tây Ninh đang triển khai Đề án phát triển khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 (được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt ngày 24/5/2024).

Theo ông Dương Văn Thắng, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp là nhân tố quan trọng góp phần làm gia tăng sản xuất công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng nguồn thu ngân sách. Do đó, giai đoạn 2021 – 2030, mục tiêu của Tây Ninh là định hướng phát triển khu công nghiệp chủ yếu nằm trong vùng động lực kinh tế của tỉnh có điều kiện thuận lợi về quỹ đất, kết nối hạ tầng nhất là giao thông, thu hút lao động; đặc biệt thuận lợi về kết nối thị trường, kết nối các cảng hàng không, cảng biển lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, UBND tỉnh Tây Ninh cũng nhìn nhận công tác quy hoạch, đầu tư và hoạt động của các khu công nghiệp còn nhiều khó khăn, bất cập, thiếu tính ổn định. Một trong những nguyên nhân được xác định là hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các tuyến giao thông kết nối. Do vậy, giai đoạn này, Tây Ninh tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư trọng điểm có tính liên kết vùng nhằm tạo động lực thu hút đầu tư, mở ra không gian phát triển kinh tế - xã hội như: cao tốc Gò Dầu - Xa Mát (giai đoạn 1 đến thành phố Tây Ninh); quy hoạch hệ thống hạ tầng, đô thị kết nối với tỉnh Bình Dương; Trung tâm Logistic, cảng tổng hợp và cảng thủy nội địa Tây Ninh; lập đề án quy hoạch và đầu tư xây dựng Cảng hàng không Tây Ninh...

Riêng về Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (giai đoạn 1) được Thủ tướng phê duyệt có tổng chiều dài tuyến gần 51km, lợi thế lớn nhất của Tây Ninh là có cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam trên tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia, được Trung ương xác định cực tăng trưởng trọng điểm trên hành lang phát triển phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Sở Giao thông Vận tải tỉnh Tây Ninh, mục tiêu chính của dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài sau khi hoàn thành giúp giảm tải cho Quốc lộ 22 của Tây Ninh; đồng thời tạo động lực phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Ninh nói riêng, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ nói chung.

Khai thác tiềm năng vùng

Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, thuộc huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh không chỉ là cửa ngõ của Tây Ninh trong việc phát triển giao lưu thương mại với Campuchia, mà còn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng, phát triển kinh tế hướng ngoại, trở thành trung tâm thương mại quốc tế, thực hiện chương trình hợp tác Tiểu vùng sông MeKong trong chiến lược phát triển kinh tế ở phía Nam Việt Nam. Đặc biệt, Mộc Bài chính là cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam với Thủ đô Phnom Penh của Campuchia.

moc-bai-7824-3.jpg
Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài là cửa khẩu đường bộ lớn nhất phía Nam giữa Việt Nam và Campuchia. Ảnh: Minh Phú-TTXVN

Theo Giáo sư Heng Chye Kiang, Đại học Quốc gia Singapore, Tây Ninh sẽ là cực tăng trưởng mới của vùng. Ông Heng Chye Kiang cho rằng, hành lang công nghiệp Xuyên Á tạo cơ hội cho Tây Ninh phát triển lan tỏa mạnh mẽ dựa trên hệ sinh thái đã và đang hình thành tại tỉnh Bình Dương, tạo tiền đề để củng cố và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Trong khi đó, hành lang thương mại, dịch vụ và du lịch tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Tây Ninh với Trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ khách quốc tế và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài là 1 trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm đã được Chính phủ lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2025. Việc cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài đang triển khai trở thành động lực mới, mở ra cơ hội lớn cho Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài vươn mình.

Theo Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh Phạm Vũ Anh Thi, để triển khai quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đã được Chính phủ phê duyệt, tỉnh đã tổ chức quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch được 105 ha từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư cơ sở hạ tầng, làm tiền đề để thu hút các dự án đầu tư thương mại, dịch vụ phục vụ cho khu vực cửa khẩu.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài hiện đã thu hút được 59 dự án đầu tư; trong đó có 25 dự án vốn nước ngoài và 34 dự án có vốn đầu tư trong nước; tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 457,78 triệu USD và 8.502 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 10.460 lao động.

Hiện nay, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được quy hoạch lại theo hướng công nghiệp – đô thị - thương mại – dịch vụ gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, nhằm phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế, cũng như tầm quan trọng của cửa khẩu quốc tế Mộc Bài đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ.

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tại Mộc Bài sẽ ưu tiên các dự án Trung tâm logistics cửa khẩu Mộc Bài (vốn ngoài nhà nước) và Dự án Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài từ nguồn vốn ngoài nhà nước, FDI.

Đến nay, Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025, trong đó chú trọng phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa xuất nhập khẩu và thương mại trong tỉnh.

Về giải pháp, theo ông Phạm Hùng Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh, thời gian tới, Tây Ninh tập trung rà soát, đánh giá khách quan, khoa học, toàn diện các yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư của tỉnh để thống nhất định hướng các chủ trương, giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, nhất là trong thu hút đầu tư. Đặc biệt, những tháng cuối năm 2024, Ban Chỉ đạo thực hiện những giải pháp mang tính đột phá của tỉnh sẽ lưu ý các dự án như cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, nhất là gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng; nghiên cứu, thống nhất lộ trình thực hiện việc xây dựng, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; tập trung thúc đẩy hình thành các cơ sở pháp lý, lộ trình thực hiện hành lang kinh tế Tây Ninh – Bình Dương.

Thanh Tân – Giang Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Ngày 11/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã ban hành công văn số 29/PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa, bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 30 ngày 11/6 đến 00 giờ 30 ngày 12/6, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa lũy tích phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Súp, Krông A Na, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lắk (tỉnh Đắk Lắk); Cư Jút, Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Sau phản ánh của TTXVN và người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn ở Lào Cai

Theo thông tin từ UBND thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai, vào khoảng 12 giờ ngày 11/6, các lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể nạn nhân bị mất tích do lũ cuốn trôi từ ngày 8/6 và đã bàn giao cho gia đình để lo mai táng theo phong tục địa phương.

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Phát triển các vùng trồng cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao

Khai thác lợi thế về đất đai và điều kiện khí hậu, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, trở thành sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của địa phương. Hướng đi này không chỉ giúp nông dân tránh phụ thuộc vào một loại cây duy nhất, mà còn giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Thăm, chúc mừng Đại lễ kỷ niệm 86 năm Ngày khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo

Sáng 11/6, tại chùa An Hòa Tự (thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), Đoàn công tác của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, do Bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Hồng Quang làm Trưởng đoàn, đã tới thăm, chúc mừng Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo cùng toàn thể đồng bào Phật giáo Hòa Hảo nhân kỷ niệm 86 năm Ngày Đức Huỳnh Giáo chủ khai sáng đạo Phật giáo Hòa Hảo (18/5 năm Kỷ Mão 1939 - 18/5 năm Ất Tỵ 2025).

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài, Quốc lộ 25 bị chia cắt giao thông

Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Gia Lai bị cô lập, giao thông qua Quốc lộ 25 bị chia cắt. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực khắc phục hậu quả và đảm bảo an toàn cho người dân.