Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

dich-ta-lon-phu-tho-15725-10.jpg
Xóm Bắc Sơn, xã Thung Nai, là địa phương có số lượng lớn chết do dịch tả lợn châu Phi cao nhất tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN

Trước tình hình virus bệnh dịch tả lợn châu Phi lưu hành rộng khắp tại các địa phương, để chủ động phòng, chống, kiểm soát bệnh dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo an toàn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các xã, phường triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định; theo dõi giám sát chặt chẽ tình hình, diễn biến dịch bệnh, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao, đảm bảo phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng người dân bán chạy, dấu dịch, vứt xác lợn chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.

Các địa phương rà soát, thống kê nắm bắt chính xác tổng đàn lợn và tình hình triển khai tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, đôn đốc người chăn nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định, tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi cho đàn lợn thịt theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện vệ sinh, sát trùng khu vực chăn nuôi bằng vôi bột và hóa chất; đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng (Công an, Quản lý thị trường…) tăng cường quản lý hoạt động chăn nuôi, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, kinh doanh buôn bán lợn và sản phẩm từ lợn…; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định; Chỉ đạo lực lượng thú y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động nắm bắt và báo cáo đầy đủ, chính xác, kịp thời về tình hình dịch bệnh theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

dich-ta-lon-phu-tho-15725-11.jpg
Cán bộ thú y đi kiểm tra tình hình dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Thanh Hải/TTXVN

Căn cứ tình hình thực tế dịch bệnh, thành lập các Tổ công tác kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh ở các xã, phường; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai của các địa phương để có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

Các đơn vị Công an tỉnh, Sở Công Thương chỉ đạo các lực lượng tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển, giết mổ động vật, các sản phẩm từ động vật, đặc biệt tại cửa ngõ đường giao thông với các tỉnh có dịch, các chợ, cơ sở giết mổ…; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh, nhất là các trường hợp vận chuyển, kinh doanh, giết mổ lợn, các sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch, lợn ốm, chết.

Cơ quan chức năng kiểm tra bắt giữ ô tô tải biển kiểm soát 37H-014.36 chở lợn bị dịch tả châu Phi. Ảnh: TTXVN phát

Cơ quan chức năng kiểm tra bắt giữ ô tô tải biển kiểm soát 37H-014.36 chở lợn bị dịch tả châu Phi. Ảnh: TTXVN phát

UBND các xã, phường, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đến từng hộ chăn nuôi lợn, đảm bảo phát hiện sớm và triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý dứt điểm các ổ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng; rà soát lập danh sách từng hộ chăn nuôi và tổng đàn lợn để giám sát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi; vận động, hướng dẫn người chăn nuôi chủ động khai báo khi phát hiện các trường hợp lợn ốm, lợn chết không rõ nguyên nhân để xác định nguyên nhân và xử lý theo quy định, hạn chế dịch bệnh lây lan; Chỉ đạo các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hoạt động chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh vận chuyển lợn và sản phẩm lợn trên địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật./.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Những năm qua, cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học. Lớp dạy chữ Khmer không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

Từ đỉnh Lũng Cú lộng gió đến bãi đá Thượng Lâm ngập nắng, từ cao nguyên đá khô cằn đến miền suối mát sông Lô - giờ đây đều thuộc “vùng đất mới” mang tên Tuyên Quang. Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước ngoặt mở ra không gian phát triển rộng lớn; trong đó, các sản phẩm OCOP đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, với chiều sâu và đầy bản sắc.