Lãnh đạo tỉnh Điện Biên trao quà cho các đại biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Điện Biên gặp mặt, tri ân cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức gặp mặt 260 cựu chiến binh, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trực tiếp tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Thanh Nưa - điểm sáng vùng biên sau chiến tranh

Nằm trên tuyến Quộc lộ 12, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là địa danh lịch sử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ với Di tích đồi Độc Lập. Trải qua 71 năm, sau ngày chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, từ mảnh đất chịu nhiều vết thương chiến tranh, Thanh Nưa nay đã “thay da đổi thịt” với nhiều khởi sắc, minh chứng cho sự đoàn kết của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây.

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Những Bí thư chi bộ người dân tộc làm kinh tế giỏi nhờ thay đổi nếp nghĩ, cách làm ở Điện Biên

Phát huy trách nhiệm của những người “Đảng cử, dân bầu” cùng với sự năng động, sáng tạo nhiều bí thư chi bộ ở tỉnh miền núi Điện Biên, không những gương mẫu đi đầu trong mọi phong trào, mà còn mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất; góp phần khai thác tiềm năng địa phương, từng bước thay đổi diện mạo quê hương.

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Lễ hội té nước của đồng bào dân tộc Lào ở Điện Biên

Sáng 6/4, đồng bào dân tộc Lào ở bản Pa Xa Lào, xã biên giới Pa Thơm, huyện Điện Biên (Điện Biên) tổ chức Tết truyền thống Khăm bản (Hội té nước). Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào với mục đích cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, hạnh phúc.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Những “cây” sáng kiến ở Điện Biên

Năm 2025, tỉnh Điện Biên vinh dự có ba cá nhân được vinh danh ở Giải thưởng Lý Tự Trọng. Họ đều là những cán bộ xuất sắc được ghi nhận, đánh giá cao với nhiều sáng kiến trong rèn luyện, xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Khám phá không gian văn hóa vùng cao, lịch sử đồng bào Thái Tây Bắc ở Điện Biên

Tối 13/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và Thông tin du lịch Điện Biên Phủ, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức lễ khai mạc Không gian văn hóa vùng cao; hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch tại Lễ hội Hoa Ban năm 2025 và Ngày hội Văn hóa, thể thao, du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VIII.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm của chị em người dân tộc thiểu số

“Bén duyên” với công tác phụ nữ chưa lâu, nhưng với vai trò là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Thanh Minh, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), chị Nguyễn Thị Kim Nhung luôn gương mẫu, trách nhiệm, hết lòng vì phong trào Hội và được cán bộ, hội viên mến phục, tin yêu.

Hướng đến xây dựng Điện Biên trở thành tỉnh tiên phong phổ cập kỹ năng AI cho giáo viên

Hướng đến xây dựng Điện Biên trở thành tỉnh tiên phong phổ cập kỹ năng AI cho giáo viên

Sáng 1/3, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức khai giảng khóa học “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo thế hệ mới” cho 100 cán bộ quản lý, giáo viên trong ngành giáo dục -đào tạo theo hình thức trực tiếp. Ngoài ra, khóa học còn có sự tham gia của hơn 480 điểm cầu là các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu của khóa học là giúp cán bộ quản lý, giáo viên ứng dụng AI vào quản lý, giảng dạy và các hoạt động sư phạm, xây dựng Điện Biên trở thành tỉnh tiên phong tại Việt Nam phổ cập kỹ năng AI cho giáo viên.

Dông lốc, mưa đá làm tốc mái nhà ở Điện Biên

Dông lốc, mưa đá làm tốc mái nhà ở Điện Biên

Chiều 21/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) Ngô Xuân Chinh xác nhận, trên địa bàn huyện Điện Biên xuất hiện dông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn hiện thực hóa ước mơ trở thành chiến sỹ Công an

Vừa tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Đại Nam (Hà Nội), chàng trai người Mông Mùa Huy Tuấn (sinh năm 2002, trú bản Hồng Líu, phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) từ bỏ nhiều cơ hội việc làm, đăng ký nhập ngũ để theo đuổi ước mơ trở thành chiến sỹ Công an nhân dân.

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Điện Biên nỗ lực đưa học sinh trở lại trường sau dịp Tết Ất Tỵ

Sau mỗi dịp nghỉ Tết Nguyên đán, tỷ lệ học sinh trở lại trường học tại Điện Biên khá thấp, nhất là học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa. Để duy trì sĩ số ổn định và đảm bảo chất lượng học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, nhiều giáo viên đã chủ động vận động học sinh trở lại trường.

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Điện Biên đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 7/2, Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả thực hiện phát triển nhà ở xã hội và thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Theo đó, tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, quyết tâm xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025.

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm trang phục dân tộc Thái ở Điện Biên

Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Màn múa rồng tại lễ hội Thành Bản Phủ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Điện Biên - miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Những bước chân tuần tra của cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng A Pa Chải luôn có sự đồng hành của lực lượng dân quân và nhân dân địa phương. Ảnh: Hồng Sáng

Tết của những người lính nơi biên cương Tổ quốc

Một mùa Xuân mới đang về, không khí Tết tràn ngập khắp mọi miền đất nước. Đối với các chiến sỹ quân hàm xanh nơi biên cương Tổ quốc, “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”. Bởi vậy, Tết nơi biên cương vẫn tràn đầy sự chia sẻ, ấm cúng và ý nghĩa.

Xuân an vui nơi rốn lũ Mường Pồn

Xuân an vui nơi rốn lũ Mường Pồn

Trở lại vùng rốn lũ xã Mường Pồn, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) khi Tết Nguyên đán đang cận kề, trên khắp các bản làng, người dân đang hối hả tất bật trang trí cho những ngôi nhà mới vừa hoàn thành.

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn dự lễ đóng điện tại huyện Mường Ảng

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Lễ đóng điện Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia thuộc chương trình “Bừng sáng Điện Biên” tại bản Nặm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng; thăm, tặng quà Tết cho người dân huyện Mường Ảng và Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên).