Đời sống người dân vùng cao ở Lai Châu được cải thiện nhờ có điện

Đời sống người dân vùng cao ở Lai Châu được cải thiện nhờ có điện

Tần Mai Xuân hiện đang là học sinh lớp 4a3 trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoang Thèn (xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ). Cứ cuối tuần, Mai Xuân sẽ về với gia đình sau những ngày học tại trường bán trú. Nhờ có các phòng học bán trú được ngành điện xây dựng, quãng đường dài gần 20km từ trường về nhà ở bản Mồ Sì Câu (xã Hoang Thèn) giờ đây đã không còn là khó khăn hàng ngày với gia đình Mai Xuân...

Đời sống người dân vùng cao ở Lai Châu được cải thiện nhờ có điện ảnh 1Công nhân Công ty Điện lực Lai Châu thay bóng đèn miễn phí cho người dân. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Điều tiên quyết để bám trường, bám lớp

Từ thành phố Lai Châu về đến Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Hoang Thèn (xã Hoang Thèn, huyện Phong Thổ) mất gần 1 giờ xe chạy. Suốt hành trình lên xã Hoang Thèn là những con đường ngoằn ngoèo, đầy sỏi đá, chúng tôi như hiểu thêm được những vất vả, sự thiếu thốn của các em học sinh nơi đây.

"Trước đây, khi chưa có nhà bán trú, các em học sinh thường phải đi lại rất xa nhà mới có thể đến lớp. Điều này khiến cho việc bám lớp, bám trường gặp khó khăn, đặc biệt với các em nhỏ lớp 1, 2. Song từ ngày trường được ngành điện hỗ trợ xây dựng nhà bán trú với 5 phòng ngủ, đã có đủ chỗ cho hơn 250 cháu ăn - ngủ tại trường, các con cũng yên tâm học tập", cô giáo Lò Thị Hiền kể lại.

Đến trường Hoang Thèn, ngoài sân chơi rộng, bằng phẳng, trường còn có một dãy nhà 2 tầng và 3 khu là nhà tạm cấp 4. Tuy cơ sở vật chất còn sơ sài, không được hiện đại như các trường ở miền xuôi, nhưng theo cô giáo Lò Thị Hiền, người đã hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học, có được ngôi trường như vậy là ước mơ của rất nhiều giáo viên nơi đây. Cùng với bàn ghế đồng bộ, lớp học còn được trang bị máy chiếu và màn hình giúp cho việc dạy và học hiệu quả hơn.

Thầy giáo Nguyễn Đức Giỏi, Hiệu trưởng trường bán trú Hoang Thèn cho biết: “Trường được đưa vào sử dụng từ tháng 12/2020, đến nay, có 21 lớp học với 259/479 học sinh bán trú. Nếu như trước đây, trường có 9 điểm bản, lớp học phải đặt trong nhà dân, tỷ lệ học sinh bỏ học cao thì nay điều này đã không còn. Người dân yên tâm gửi gắm con em ở ngôi trường mới, có phòng bán trú để ngủ lại, chất lượng dạy và học được nâng lên rõ rệt”.

Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được giao hỗ trợ tỉnh Lai Châu, đặc biệt là 3 huyện: Than Uyên, Tân Uyên và Phong Thổ.

Trong giai đoạn 2009-2021, với riêng ngành giáo dục, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã hỗ trợ cho 3 huyện Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên (tỉnh Lai Châu) xây dựng 56 “nhà bán trú dân nuôi”, với tổng kinh phí 28,6 tỷ đồng.

Tập đoàn cũng hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho 24 điểm trường với tổng giá trị là 21,1 tỷ đồng; xây dựng 4 trường dân tộc nội trú và bán trú với tổng kinh phí 40,5 tỷ đồng. Các hoạt động hỗ trợ của EVN, đã giúp cho khoảng 9.000 học sinh mỗi năm được sử dụng điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, nâng cao chất lượng giáo dục cho các trường học ở vùng sâu, vùng xa.

Điện khỏe - sản xuất "khỏe"

Theo ghi nhận của phóng viên, nhờ sự đầu tư, hỗ trợ của EVN, ngoài các cơ sở giáo dục tại các huyện nghèo tỉnh Lai Châu được đầu tư nâng cấp, hệ thống lưới điện được cải tạo, dòng điện đã về tới 97,7% hộ dân, giúp phát triển các mô hình sản xuất bền vững.

Anh Nguyễn Xuân Khá, chủ doanh nghiệp tư nhân Đức Hạnh (tổ dân phố số 5, thị trấn Tân Uyên) chia sẻ, cây chè ở Lai Châu đã có từ lâu, nhưng cây chè chỉ thực sự giúp người dân nơi đây thoát nghèo và làm giàu chỉ vài năm gần đây.

Được ví như “vàng xanh” của đất Lai Châu, song sản phẩm chè lại chỉ được người dân thu hái và chế biến theo phương pháp thủ công, manh mún, tồn nhiều nhân lực mà chất lượng lại không cao.

"Gần 10 năm trở lại đây, ngành điện đã đầu tư, cải tạo hệ thống điện, nâng cấp các trạm biến áp giúp cho nguồn điện đến các hộ gia đình sản xuất đủ mạnh, ổn định hơn. Nhờ thế, chúng tôi và nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi phương thức chế biến. Như gia đình tôi đã đầu tư dây chuyền làm chè gần 2 tỷ đồng, mỗi ngày chế biến 20-25 tấn chè tươi với chất lượng sản phẩm cao, cho thu nhập mỗi năm hơn 1 tỷ đồng", anh Khá phấn khởi cho hay.

Theo chia sẻ của ông Phạm Quang Hòa, đại diện Điện lực Tân Uyên (thuộc Công ty Điện lực Lai Châu), chỉ riêng ở thị trấn Tân Uyên, nhờ có dòng điện khỏe, hiện có gần 20 hộ gia đình đã đầu tư dây chuyền sản xuất chè, giúp cải thiện đời sống người dân nơi đây.

Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của EVN trên địa bàn tỉnh Lai Châu cho biết, tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh đã có 106/106 xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ có điện là 102.568 hộ, đạt tỷ lệ trên 97,7%. Đối với việc hỗ trợ mô hình sản xuất nông nghiệp, EVN cũng hỗ trợ 9 tỷ đồng/3 huyện trong 3 năm. Đến nay, các huyện: Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ đã hình thành và phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, như: Nuôi cá, nuôi gia cầm, trồng rau vụ Đông, sản xuất lúa chất lượng cao...

Sự đóng góp của EVN đã mang lại nhiều đổi thay cho huyện miền núi này. Nhờ điện, nhờ trường lớp, hệ thống lưới điện được đầu tư trên địa bàn huyện đã giúp 99,6% hộ gia đình được sử dụng lưới điện quốc gia, giúp cơ giới hóa sản xuất, cải thiện đời sống người dân.

Nếu như trước đây, số trường học có nhà bán trú chỉ chiếm 20% thì nay, các trường đã cơ bản được đầu tư nơi ăn ở, tỷ lệ học sinh đi học tăng cao. Nhờ được hỗ trợ, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm nhanh, từ 8,7%/năm giai đoạn 2009-2015 xuống còn 5% giai đoạn 2015-2021.

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Thổ Trần Bảo Trung vui mừng cho hay, những đóng góp của EVN đã mang lại một bệ đỡ vững chắc giúp người dân nơi đây thay đổi từ chất lượng học tập, giáo dục tại các trường, đến tư duy sản xuất, phát triển bền vững các sản phẩm địa phương.

Việc thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cũng đã giúp huyện Phong Thổ nói riêng và tỉnh Lai Châu nói chung có điều kiện để tổ chức sản xuất, có nguồn lực để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi đời sống, đồng thời phát huy được các giá trị văn hóa truyền thống.

Đức Dũng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.