Đồng Tháp: Ấm lòng người nghèo trong mùa dịch COVID-19

Đồng Tháp: Ấm lòng người nghèo trong mùa dịch COVID-19
Những bữa cơm tình người

Sáng 22/4, không khí chuẩn bị bữa cơm tại bếp ăn từ thiện hỗ trợ người bán vé số ở Phường 1, thành phố Sa Đéc diễn ra tất bật, công suất tăng cao hơn ngày thường. Mười giờ, một cụ ông dắt chiếc xe đạp, bước vào. Ông tên là Quách Thuận, 72 tuổi, ngụ xã An Hiệp, huyện Châu Thành, đã hành nghề bán vé số mưu sinh gần 20 năm nay. Xách hai cặp lồng cơm, ông Thuận chia sẻ, nhà có người con bị bệnh tâm thần, một lồng cơm cho cha và một lồng cho con. Trước kia đi bán vé số, hai cha con nương tựa nhau sống qua ngày. Hơn nửa tháng nay, hai cha con ông hầu như phải trông chờ vào tình thương từ xã hội.

Những người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn nhận suất cơm miễn phí tại bếp ăn. Ảnh: Chương Đài - TTXVN
Những người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn nhận suất cơm miễn phí tại bếp ăn. Ảnh: Chương Đài - TTXVN

Ông Thuận nghẹn ngào nói: “Bữa cơm từ thiện ở đây giúp chúng tôi lót lòng từng bữa. Thấu hiểu nỗi lo toan từ ngày không còn thu nhập từ bán vé số, mấy cô, chú trong bếp ăn ngày nào cũng thơm thảo xới thật nhiều cơm để chúng tôi ăn thêm được buổi chiều. Không có những suất ấm tình người thế này, không biết những người nghèo như chúng tôi phải làm sao”.

Ông Thuận cất hai lồng cơm và dắt xe ra về. Vừa lúc ấy, ông Trương Thanh Dũng (60 tuổi) cùng đứa cháu nội mới lên 3 đạp xe đến. Ông Dũng cho biết: Nhà ông có 5 nhân khẩu, trong đó, cả 3 người lớn đều là lao động tự do, riêng ông bán vé số hơn 10 năm nay. Giờ con dâu của ông làm xưởng may mất việc, con trai cũng ở nhà. May mắn là những người bán vé số trên địa bàn được hỗ trợ suất ăn trưa miễn phí và hơn thế là cho phép mang thêm về ăn buổi chiều, giúp gia đình chú nhẹ gánh một miệng ăn.

Mở phần cơm ra, ông Dũng khoe hôm nay hai ông cháu ông được ăn cá điêu hồng kho với canh cải tép và tráng miệng bằng một quả chuối. Mỗi ngày, ở đây đều có thực đơn khác nhau, có hôm  đậu xào - thịt kho; canh chua - cá mặn… và có cả đồ ăn chay. Đặc biệt, hôm nào cũng có thực phẩm tráng miệng sau mỗi bữa ăn.

Ông Nguyễn Văn Mốt, Trưởng ban Điều hành bếp ăn từ thiện cho biết, đây là điểm ăn trưa quen thuộc của 120 người bán vé số có hoàn cảnh khó khăn kể từ tháng 8/2016. Trong thời gian dịch bệnh tác động lớn đến đời sống người dân, đặc biệt là người nghèo bán vé số mưu sinh, được sự hỗ trợ của Công ty Xổ số kiến thiết Đồng Tháp và các “mạnh thường quân”, bếp ăn từ thiện đã tăng gấp rưỡi lượng cơm và thức ăn. Đây là phần dôi dư để hỗ trợ người bán vé số chủ động nhận thêm cơm về ăn vào buổi chiều.

Ông Mốt cho biết thêm, thay vì trước đây, bà con sẽ được phục vụ ăn tại chỗ nhưng để phòng dịch COVID-19, bếp ăn khuyến khích người dân mang thức ăn về nhà. Khi đến nhận cơm, người bán vé số được thường xuyên nhắc nhở rửa tay bằng nước diệt khuẩn và mang khẩu trang.

Đến những hạt gạo yêu thương

Thị xã Hồng Ngự, một trong những địa phương thuộc vùng biên giới của tỉnh Đồng Tháp. Từ ngày 20/4, máy "ATM gạo”được đưa vào hoạt động ở thị xã. Ông Huỳnh Tú Linh, Bí thư Đảng ủy phường An Thạnh cho biết, trên địa bàn thị xã có hai máy ATM gạo ở phường An Lộc và An Thạnh.

Ở phường An Thạnh, máy "ATM gạo" được đặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường. Trung bình mỗi người dân nghèo khăn trên địa bàn có thể nhận được 2kg gạo/lần/ngày từ máy "ATM gạo" này. Ngay trong những ngày đầu tiên hoạt động, rất đông người nghèo trên địa bàn đã đến nhận gạo miễn phí từ máy "ATM gạo". Tuy nhiên, không khí rất trật tự, không chen lấn, đảm bảo khoảng cách giữa người với người là 2 m. Trước khi nhận gạo, người dân đều được hướng dẫn rửa tay diệt khuẩn.

Lan tỏa tinh thần sẻ chia đầy nhân văn, hiện có thêm hai chiếc máy "ATM gạo" ở  đường Trần Hưng Đạo, Phường 1 và số 116, đường Lý Thường Kiệt, Phường 1, thành phố Sa Đéc. Theo đó, mỗi người dân sẽ được nhận từ 2 - 3 kg/lần/ngày từ máy "ATM gạo"; thời gian phát gạo từ 8 -10 giờ và từ 14- 16 giờ. Với khẩu hiệu “nếu bạn khó hãy lấy một phần, nếu bạn ổn xin nhường người khác, nếu bạn có hãy chung sức góp thêm”, các máy "ATM gạo" đang sẻ chia một phần khó khăn của người dân, đồng thời kêu gọi sự chung tay của các nhà hảo tâm tiếp tục hành động vì nghĩa đồng bào.

Người dân nhận gạo miễn phí tại cây "ATM gạo" được đặt ở UBND phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự. Ảnh: TTXVN phát
Người dân nhận gạo miễn phí tại cây "ATM gạo" được đặt ở UBND phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự. Ảnh: TTXVN phát

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Tháp, tính đến giữa tháng 4/2020, dịch COVID-19 đã làm cho hơn 7.000 lao động Đồng Tháp bị tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ không lương; hơn 6.800 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hơn 23.000 lao động tự do bị mất việc làm và hơn 5.500 người bán vé số không kế mưu sinh. Mặt khác, đại dịch cũng tác động lớn đến các đối tượng yếu thế trong xã hội, gồm: gần 65.800 đối tượng bảo trợ xã hội; trên 12.500 hộ nghèo và hơn 25.200 hộ cận nghèo…

Ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, những người yếu thế, lao động tự do… là thành phần dễ bị tác động lớn trong mùa dịch COVID-19. Vì vậy, ngay khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19, Đồng Tháp đã yêu cầu các ngành, địa phương phân nhóm, rà soát đối tượng và lập danh sách. Phương châm của tỉnh là trao gói hỗ trợ đến tận tay người dân một cách nhanh nhất, đảm bảo thực hiện rõ ràng, minh bạch, công khai, không tiêu cực, trục lợi.

Trên tinh thần đó, ngày 16/4, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 90 về thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện các chính sách, chế độ quy định; thẩm định, đề xuất nguồn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện trước ngày 29/4/2020.
 
Chương Đài

Có thể bạn quan tâm

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.