Giáo dục Khánh Hòa phát triển toàn diện

50 năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngành Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những tiêu chí cơ bản và dần nâng cao; đặc biệt là có nhiều chính sách chăm lo cho học sinh.

Giáo dục ngày càng phát triển toàn diện

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Ninh Vân (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) có 2 điểm trường ở vùng ven biển. Ở điểm trường Tiểu học có khoảng 300 học sinh. Thầy Trần Tiếp, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường chia sẻ: Về trường từ những năm 1990, thầy chứng kiến cơ sở vật chất của nhà trường từ những căn nhà cấp 4, đến nay theo sự phát triển và chăm lo đặc biệt của Nhà nước dành cho giáo dục, các khối nhà được kiên cố hóa; có tòa nhà 2 tầng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh tại địa phương. Nhà trường cũng được sự quan tâm, hỗ trợ của xã hội, đầu tư mạnh mẽ các công trình phúc lợi, vui chơi cho học sinh, giúp các em có điều kiện đầy đủ học tập và vui chơi ngay tại khuôn viên nhà trường.

giao-duc-1525.jpg

Một giờ học của học sinh vùng ven biển Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Còn tại thành phố Nha Trang, trường Trung học phổ thông Lý Tự Trọng là một trong những ngôi trường ra đời khá sớm. Thầy Trương Minh Trình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, sau khi giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2/4/1975) và giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), một chặng đường vừa tròn nửa thế kỷ, trường đã góp phần đào tạo hàng chục nghìn học sinh, trở thành những công dân có ích cho quê hương, đất nước. Trong số đó có hàng trăm học sinh trở thành tiến sĩ, giáo sư, giám đốc các doanh nghiệp, lãnh đạo các sở, ban, ngành ở Khánh Hòa.

Năm học 2024 - 2025, nhà trường có 45 lớp học với hơn 2.000 học sinh ở các khối lớp 10, 11 và 12 được học tập trong không gian đầy đủ tiện nghi với khối phòng học, thư viện, sân vận động rộng rãi, thoải mái. Gần đây, nhà trường nhiều năm liền có học sinh đạt giải Quốc gia, cấp tỉnh. Truyền thống tốt đẹp của nhà trường nhờ đó càng được khẳng định, chất lượng đầu vào hàng năm cao trong các trường trung học phổ thông trong tỉnh. Đặc biệt đầu ra, các học sinh đều trúng tuyển vào các trường đại học chất lượng trên toàn quốc.

“50 năm đất nước thống nhất, là nửa thế kỷ học tập và phát triển của nhà trường, trở thành niềm tự hào của biết bao thế hệ học sinh. Ngày nay, học sinh Lý Tự Trọng tiếp tục nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện, góp phần đưa chất lượng giáo dục chung của nhà trường ngày càng nâng cao. Mong mỗi học sinh không chỉ của nhà trường nói riêng mà tất cả các em ở Khánh Hòa sống có trách nhiệm, có khát vọng, tinh thần nhân văn; phát huy hết khả năng trong thời đại công nghiệp, công nghệ vũ bão như hiện nay; đồng thời phải đáp ứng được chuẩn mực về nhân cách, hợp tác, sẻ chia và có tính tự giác, độc lập cao trong việc học tập”, thầy Trình mong muốn.

Theo tiến trình và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục, quy mô mạng lưới trường học trên địa bàn toàn tỉnh Khánh Hòa được rà soát, sắp xếp, bổ sung và điều chỉnh hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Tính đến tháng 4/2025, toàn tỉnh có 492 trường mầm non, phổ thông và trung tâm; trong đó có 308/450 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 68,44% (mầm non 99/153 trường, đạt 64,71%; tiểu học 106/148 trường, đạt 71,62%; trung học cơ sở 90/120 trường, đạt 75% và trung học phổ thông 13/29 trường, đạt 44,83%). Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia vượt chỉ tiêu (2,87%) so với Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 (65,57%). Riêng mạng lưới giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp có 31 đơn vị, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân nhằm phát triển nguồn nhân lực các ngành nghề có trình độ từ trung cấp đến đại học và cao hơn.

Thành tựu cơ bản

Không chỉ tăng về quy mô trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học tại Khánh Hòa tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa. Số phòng học thông thường hiện có 8.398 phòng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh các cấp học. Các trường học đều có phòng học bộ môn; 100% trường học có nhà vệ sinh học sinh và giáo viên. Tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa ở mầm non đạt 94,5%; tiểu học 99,3%; trung học cơ sở 95,6% và trung học phổ thông 100%. Quy mô phát triển của các cấp học tiếp tục ổn định. Tính đến cuối học kỳ I năm học 2024-2025, toàn tỉnh có 295.226 học sinh.

Học sinh Trường TH và THCS Ninh Vân (xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) đọc sách trong giờ giải lao. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Công tác phổ cập giáo dục - xóa mù chữ của Khánh Hòa được bắt đầu thực hiện từ năm 1990, đến nay đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục - xóa mù chữ mức độ 2. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2, ở các cấp đạt trên 99% nhưng chưa được công nhận. Cụ thể, Khánh Hòa đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, có 100% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, có 33,3% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3, 66,7% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.

Học sinh trường THPT Lý Tự Trọng, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) tham gia tiết học ngoại khóa STEM tên lửa. Ảnh: Phan Sáu/TTXVN

Khánh Hòa cũng được coi là một trong những địa phương ở tốp đầu cả nước về triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách đào tạo nguồn nhân lực để phát triển miền núi và các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bằng. Ngoài các chính sách của Trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn có các chính sách, chế độ trợ cấp kinh phí đi học cho các học sinh, sinh viên vùng dân tộc thiểu số ngay từ khi học mẫu giáo đến khi xong đại học. Từ đây giúp các em có điều kiện ổn định, yên tâm học tập. Đối với học sinh ở các vùng còn lại trong tỉnh, 2 năm học 2021-2022, 2023-2024, tỉnh đã hỗ trợ 50% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm học 2024- 2025, tỉnh thực hiện hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập.

Theo ông Võ Hoàn Hải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa, những năm qua việc chăm lo cho nền giáo dục được tỉnh thực hiện với nhiều chương trình, giải pháp hiệu quả. Trong đó, việc miễn giảm, hỗ trợ học phí là giải pháp ưu tiên hàng đầu đã được Nhà nước luật hóa trong các chính sách, nhằm tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập, góp phần thúc đẩy công bằng xã hội trong giáo dục, giảm bớt gánh nặng tài chính với phụ huynh học sinh; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học…

Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa khẳng định: Hành trình 50 năm đổi mới giáo dục Việt Nam là quá trình liên tục với nhiều nỗ lực và thành tựu đáng ghi nhận. Giai đoạn hiện nay, chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đang thể hiện bước chuyển mình, hướng đến nền giáo dục phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới; trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện nay, để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt kết quả tốt, cần có sự đầu tư, quyết tâm và phối hợp đồng bộ của toàn hệ thống giáo dục và toàn xã hội.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng biên

Cùng chung khí thế quyết tâm cao của nhiều địa phương trong cả nước, sự đóng góp của các đơn vị quân đội đã và đang cùng chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát, hỗ trợ mái ấm cho đồng bào vùng sâu, vùng biên giới Giai Lai. Những ngôi nhà mới được xây dựng khang trang, kiên cố ngày càng thắt chặt thêm tình đoàn kết quân dân nơi biên giới.

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Bình Phước: Gần 1,4 tỷ đồng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

Ngày 1/5, tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đoàn Đức Thái (xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), UBND huyện Bù Đăng phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030, trực thuộc Saigontimes Club (Tạp chí Kinh tế Sài Gòn) tổ chức Chương trình trao quà thiện nguyện Caravan 2030 lần thứ 34 mang tên “Hành trình 20 năm huyền thoại”.

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Phòng, chữa cháy rừng trong cao điểm mùa khô

Tỉnh Hậu Giang đang bước vào cao điểm mùa khô, nguy cơ xảy ra cháy tại các khu rừng trên địa bàn hiện ở mức cao (cấp III). Ngành chức năng và đơn vị chủ rừng chủ động tăng cường phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm giữ an toàn cho những “lá phổi xanh”.

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang và Lào Cai

Theo dự báo viên Trần Tuyết Mai, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 9 giờ 30 phút đến 14 giờ 30 phút ngày 28/4, khu vực các tỉnh Hà Giang và Lào Cai tiếp tục có mưa với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Công bố và trao giải cuộc thi cà phê đặc sản Việt Nam

Ngày 27/4, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ công bố kết quả và trao giải cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam - VietNam Amazing Cup năm 2025. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, đánh giá và quảng bá những mẫu cà phê có chất lượng vượt trội, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về cà phê đặc sản.

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Giông lốc làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại Gia Lai

Mưa to kèm giông lốc đã làm tốc mái nhiều ngôi nhà tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Ngoài ra, nhiều diện tích hoa màu cũng bị ảnh hưởng nặng. Hiện tại, chính quyền địa phương huyện Krông Pa đã cùng với người dân bị ảnh hưởng khắc phục thiệt hại, giúp người dân ổn định cuộc sống. Đồng thời, đề xuất UBND huyện xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho các hộ dân bị thiệt hại nặng.

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Điện đã về thắp sáng làng đặc biệt khó khăn ở Bình Định

Biệt lập giữa đồi núi, từ bao đời nay, người dân làng Canh Tiến chưa bao giờ dám mơ ước có một ngày được dùng điện lưới Quốc gia. Nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, dòng điện đã chính thức về với buôn làng. Niềm tin vào Đảng, chính quyền một lần nữa được thắp sáng.

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Đắk Nông: đầu tư hạ tầng, gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng – an ninh tại huyện biên giới Tuy Đức

Mấy năm nay, hệ thống cơ sở hạ tầng tại huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông đã và đang được đầu tư hoàn thiện, góp nâng cao chất lượng đời sống người dân. Đây là kết quả từ việc ưu tiên nguồn lực của trung ương, của tỉnh Đắk Nông cho huyện, cũng là thành quả từ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự góp sức của người dân.

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.