Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu

Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN
Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Tháng 1/2020, đồng bào các dân tộc xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) phấn khởi vì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, hơn 3 năm qua, trên 200 hộ dân 4 thôn vùng cao nơi đây vẫn chưa có điện lưới quốc gia.

Hiện nay, để có điện sinh hoạt người dân phải tự kéo thiết bị điện mi ni bằng sức nước, một số hộ khá giả hơn tự kéo điện lưới từ các bản khác về. Nhiều hộ dân không có điều kiện vẫn phải sử dụng đèn dầu. Nghịch lý ở chỗ, UBND huyện Vị Xuyên đã hoàn thành đầu tư công trình cấp điện cho 4 thôn này từ tháng 4/2020 với số vốn trên 7,4 tỷ đồng nhưng hiện nay điện vẫn chưa được đóng.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 1

Được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng hơn 3 năm qua, các cháu học sinh ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến vẫn dùng đèn dầu để học bài. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Mòn mỏi chờ điện lưới quốc gia

Phương Tiến là xã vùng đệm của huyện Vị Xuyên, cách trung tâm thành phố Hà Giang hơn 10 km. Mặc dù đã đạt chuẩn nông thôn mới nhưng trên 200 hộ dân ở 4 thôn vùng cao của xã Phương Tiến gồm Xà Phìn, Mào Phìn, Nậm Tẹ và Nà Màu vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Để có điện sinh hoạt, gia đình ông Lý Văn Toàn ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến phải tự kéo thiết bị điện mi ni bằng sức nước. Dù mất nhiều công sức dẫn nước từ trên núi về nhưng điện năng cũng chỉ đủ dùng cho mấy bóng đèn công suất nhỏ, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt vào mùa mưa lũ, khi trời mưa to, máy hỏng, đứt dây hoặc bị rác cuốn vào, gia đình ông phải sử dụng đèn dầu.

Ông Lý Văn Toàn cho biết, sử dụng thiết bị điện mi ni bằng sức nước nguy cơ mất an toàn cao. Các thiết bị này thường được đặt ở khá xa nhà và để ngoài trời, sau thời gian sử dụng, vỏ máy han, gỉ dẫn đến máy bị rò điện, gây nguy hiểm cho người xung quanh. Không có điện không thể phát triển sản xuất được. Gia đình ông cùng một số hộ dân đã mua các thiết bị để phục vụ sinh hoạt và sử dụng máy móc nông nghiệp nhưng do nguồn điện không ổn định dẫn đến sử dụng không hiệu quả, nhanh hỏng.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 2Do không có điện nên các gia đình ở thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên thường xuyên phải sửa thiết bị kéo điện mini. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Xà Phìn là thôn vùng cao của xã Phương Tiến, với 53 hộ đồng bào Dao sinh sống. Hiện toàn thôn có khoảng hơn 30% hộ dân dùng thiết bị điện mini bằng sức nước, 5 gia đình có điều kiện hơn tự bỏ ra hơn 130 triệu đồng kéo điện lưới từ Trạm biến áp thôn Nà Màu về, sau đó chia cho các hộ khác dùng chung. Trung bình ở đây có 5 - 7 hộ chung nhau một đường điện. Hơn 5 km đường điện tự kéo về, người dân phải mua ít nhất là 20 cuộn dây điện tương đương gần 30 triệu đồng/hộ.

Chỉ cho chúng tôi đường dây diện mắc chằng chịt trên cột tre sau nhà, ông Đặng Văn Giang cho biết, do trạm biến áp ở xa nên những hộ kéo điện lưới từ bản khác về điện năng tiêu hao nhiều, thường xuyên chập chờn nên rất khó khăn trong lao động, sản xuất. Toàn thôn chỉ có một chiếc máy xay sát nhưng do giá xăng dầu tăng cao nên cũng phải đóng cửa. Những gia đình tận dụng khe nước để lắp máy phát điện mini cũng chỉ thắp sáng khoảng bảy tháng trong năm, còn lại phải dùng đèn dầu.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 3Điểm trường mầm non thôn Xà Phìn nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia, cô và trò chỉ thắp sáng bằng 1 chiếc bóng và sử dụng 1 chiếc quạt nhờ kéo điện ở nhà dân kéo từ thôn khác sang. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Điểm trường mầm non nằm ở đầu thôn Xà Phìn, nhiều năm qua không có điện lưới quốc gia, các thầy cô nơi đây phải kéo nhờ điện nhà người dân phục vụ việc giảng dạy, học tập hàng ngày. Điểm trường chỉ có 20 cô trò nhưng điện chỉ đủ cho một chiếc bóng chiếu sáng 50W và một quạt treo tường. Cô giáo Vàng Thị Hương, giáo viên điểm trường chia sẻ, do không có điểm, điểm trường đã mắc nhờ điện của người dân trong thôn để có chút ánh sáng và quạt cho các con nhưng cũng rất bất tiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phương Tiến cho biết, toàn xã còn 4 thôn vùng cao với 286 hộ đồng bào Dao chưa có điện sinh hoạt. Thiếu điện nên việc tiếp cận thông tin của người dân hạn chế. Các hộ dân ở 4 thôn không có điện hầu hết là hộ nghèo, cận nghèo. Việc phát triển kinh tế -xã hội và duy trì các tiêu chí nông thôn mới gặp không ít khó khăn.

"Nợ" tiêu chí đến bao giờ?

Dự án cấp điện cho 4 thôn vùng cao xã Phương Tiến gồm Nà Màu, Mào Phìn, Xà Phìn và Nặm Tẹ nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Vị Xuyên giai đoạn 2019-2022. Dự án do Ban Quản lý các công trình huyện Vị Xuyên làm chủ đầu tư, công trình được khởi công từ 10/2019 có tổng mức đầu tư hơn 7,4 tỷ đồng, đặt mục tiêu cấp điện cho khoảng 300 hộ dân... Vui mừng vì công trình điện kéo về thôn bản, người dân đã góp công sức, hiến đất dựng cột cùng đơn vị thi công sớm hoàn thành dự án. Gần 3 năm qua, dù đã hoàn thành cơ bản các hạng mục, đường điện kéo về tận bản nhưng đến nay người dân vẫn mòn mỏi mong chờ đóng điện.

Hà Giang: Sau 3 năm xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân vẫn phải dùng đèn dầu ảnh 4Cả thôn Xà Phìn, xã Phương Tiến, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) chỉ có 1 chiếc máy xay xát nhưng do không có điện, giá xăng dầu tăng cao nên đóng cửa, máy để không không hoạt động. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Là người có uy tín trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, ông Đặng Văn Háu, Trưởng thôn Xà Phìn cho biết, ông đã nhiều lần đại diện cho Chi bộ thôn và người dân kiến nghị chính quyền sớm cấp điện cho người dân qua các cuộc tiếp xúc cử tri đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp từ huyện Vị Xuyên đến tỉnh Hà Giang. UBND huyện Vị Xuyên đã có văn bản hứa với người dân hoàn thành đóng điện từ tháng 4/2020 nhưng không biết vì lý do gì đến giờ vẫn chưa thực hiện.

Ông Nguyễn Văn Lễ, Chủ tịch UBND xã Phương Tiến cho biết thêm, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ tháng 1/2020 nhưng niềm vui ấy vẫn không xóa được khoảng cách có điện ở vùng thấp và "trắng điện" ở các thôn vùng cao. Trước khi công nhận, các sở, ban, ngành của tỉnh, phòng, ban chuyên môn của huyện đã lên thẩm định các tiêu chí nhưng đến nay tiêu chí điện vẫn còn nợ với 4 thôn vùng cao.

Theo quy định, xã đạt chuẩn nông thôn mới, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện đạt 95% trở lên. Tiêu chí điện góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng nông thôn. Để "nợ" tiêu chí điện trong nhiều năm là một nghịch lý, gây khó khăn cho địa phương trong việc duy trì các tiêu chí nông thôn mới khác.

Tìm hiểu nguyên nhân này, ông Nguyễn Hữu Bình, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án của UBND huyện Vị Xuyên cho biết, đơn vị thi công vẫn chưa hoàn thiện hồ sơ đề nghị Điện lực tỉnh Hà Giang nghiệm thu công trình, các chỉ số đo tiếp địa, kỹ thuật chống sét chưa hoàn thành. Hơn nữa, ngành Điện yêu cầu danh mục thu hồi đất nên chưa thể đóng điện.

Được biết, ngày 17/8/2021, Tổ đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang đơn vị huyện Vị Xuyên gồm các ông, bà: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang; Đỗ Anh Tuấn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên… đã tiếp xúc cử tri tại xã Phương Tiến. Tại buổi tiếp xúc, bà con kiến nghị kéo điện cho 4 thôn vùng cao. Bí thư Huyện ủy Vị Xuyên đã hứa sẽ sớm giải quyết đóng điện cho bà con nhưng gần 1 năm sau kể từ buổi tiếp xúc cử tri người dân nơi đây vẫn chưa được dùng điện lưới quốc gia.

Trong chiến lược phát triển du lịch là kinh tế mũi nhọn, thôn Xà Phìn được UBND huyện Vị Xuyên định hướng xây dựng thành làng văn hóa du lịch cộng đồng. Việc công trình điện lưới quốc gia chưa hoàn thành vừa gây khó khăn cho người dân phát triển sản xuất, vừa gây lãng phí thất thoát tài sản của Nhà nước. Mong mỏi lớn nhất của người dân ở Phương Tiến hiện nay là chính quyền không "thất hứa" thêm một lần nữa.

Minh Tâm

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Nghệ An dồn sức khắc phục hậu quả lũ dữ

Tại khu vực miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An, từ ngày 24/7, mực nước trên sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn... giảm mạnh. Tình trạng ngập lụt tại các vùng tâm lũ thuộc các xã Con Cuông, Mường Xén, Tương Dương, Mỹ Lý, Nhôn Mai... đã bớt căng thẳng, nhiều nơi nước đã rút cạn.

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Tuyên Quang: 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tuyên Quang, tính từ ngày 5/7 đến nay, trên địa bàn tỉnh có 53 xã công bố dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc từ ngày 5/7 đến ngày 25/7 là 9.864 con, tổng khối lượng trên 544,3 tấn.

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Hỗ trợ đồng bào các dân tộc vùng biên ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế

Bên cạnh nhiệm vụ chính trị bảo vệ biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Rvê (tỉnh Đắk Lắk) còn đẩy mạnh thực hiện phương châm “Gần dân, sát dân” và nêu cao đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, thiệt hại về người và tài sản tại Sơn La

Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh Sơn La có mưa lớn kéo dài. Đặc biệt, vào chiều tối và đêm 26 rạng sáng 27/7 đã xuất hiện lũ ống, lũ quét gây thiệt hại về người, tài sản, hoa màu của nhân dân. Tình trạng ngập úng, sạt lở đất, đá xảy tại nhiều địa phương khiến các hộ dân phải di rời khẩn cấp.

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Xây dựng thương hiệu nông sản, nâng cấp cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Đồng Nai hiện có 439 sản phẩm của 146 chủ thể được công nhận và xếp hạng từ 3 sao trở lên; trong đó,11 sản phẩm được Trung ương công nhận đạt 5 sao. Các sản phẩm OCOP đều có chất lượng cao, tiêu chuẩn kỹ thuật bảo đảm, bao bì sản phẩm bắt mắt.

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu

Ngày 26/7, thông tin từ Trung tâm Quản lý cửa khẩu (Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn) cho biết, đơn vị vừa nhận được thư công tác số 71-2025 ngày 25/7/2025 của Chính phủ nhân dân thị Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) thông tin về thời gian thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh và Lối thông quan Cốc Nam.

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Nghệ An: Tình người trong lũ dữ

Từ tối 22 đến sáng ngày 23/7, ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão số 3, trên địa bàn miền núi, biên giới tỉnh Nghệ An liên tục có mưa to, cùng với nước lũ lên nhanh trên các dòng sông Lam, Nậm Mộ, Nậm Nơn đã gây thiệt hại nghiêm trọng về người, nhà cửa, tài sản của nhân dân.

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk: Xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc.

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Đồng Tháp: Đổi tên ấp do trùng, giúp giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi

Thực hiện Công văn của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và chuẩn bị cho đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động theo Công văn số 4168/BNV-CQĐP ngày 23/6/2025 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính, xã Mỹ An Hưng, tỉnh Đồng Tháp đã đổi tên các ấp do trùng tên.

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Nghệ An: Nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 đến tâm lũ Tương Dương, Mường Xén

Từ tối ngày 19/7 đến sáng ngày 23/7, do ảnh hưởng của mưa cường suất lớn, diễn ra trong nhiều giờ liền và lũ lớn trên sông Lam dâng cao vượt mốc lịch sử, tuyến quốc lộ 7 nối địa bàn các xã miền xuôi với các xã biên giới Tương Dương, Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn (tỉnh Nghệ An) đã xuất hiện hàng chục điểm ngập lụt, chia cắt giao thông nghiêm trọng trên tuyến quốc lộ trọng yếu, huyết mạch.

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc lan tỏa tới từng gia đình, khu phố

Sáng 25/7, phường Phan Thiết tổ chức Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đây là địa phương được Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Lâm Đồng và Ban chỉ đạo “Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” Trung ương chọn tổ chức điểm Ngày hội “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2025.

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Hơn 100 hộ dân bị cô lập ở bản sát biên giới Cha Nga (Nghệ An) vẫn an toàn sau lũ dữ

Ngày 25/7, Thiếu tá Phan Đức Tâm, Chính trị viên Đồn Biên phòng Mỹ Lý (Bộ đội biên phòng Nghệ An) cho biết: Bước đầu, đơn vị đã nắm được thông tin cơ bản về tình hình bản Cha Nga (xã Mỹ Lý) và khẳng định, cho đến thời điểm hiện tại 103 hộ dân là dân tộc Thái của bản này đều an toàn về người trong đợt lũ mạnh hoành hoành nhiều xã trên địa bàn miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An vừa qua.

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Tháo gỡ khó khăn, chăm lo sức khỏe tốt nhất cho người dân vùng sâu, vùng xa

Sáu tháng đầu năm 2025, ngành Y tế tỉnh Long An đã thực hiện nhiều chỉ tiêu tăng so với cùng kỳ năm 2024, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những tháng còn lại của năm, ngành tập trung thực hiện Đề án thành lập Sở Y tế tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất Sở Y tế Long An và Sở Y tế Tây Ninh (cũ) nhằm ổn định cơ cấu tổ chức, tháo gỡ khó khăn, tiếp tục chăm lo tốt nhất cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Hơn 1.000 căn nhà thuộc nguồn vốn của Bộ Công an được xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên

Chiều 24/7, Bộ Công an phối hợp cùng UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Lễ khởi công “điểm” thực hiện Đề án “Xây dựng 1.000 căn nhà ở cho nhân dân thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau sáp nhập tỉnh từ nguồn kinh phí đề nghị Bộ Công an hỗ trợ”.